20% bệnh nhân COVID-19 nặng, phải can thiệp
Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương là cơ sở điều trị COVID-19 tuyến cuối, chuyên tiếp nhận các bệnh nhân nặng, nguy kịch từ các tỉnh/thành miền Bắc. Tới sáng 8/12, cơ sở 2 của bệnh viện đang điều trị cho hơn 500 bệnh nhân COVID-19, trong số này có hơn 100 bệnh nhân phải can thiệp oxy trở lên (đánh giá là mức độ nặng trở lên).
Các bệnh nhân chuyển đến viện hầu hết là bệnh nhân lớn tuổi (có trường hợp 101 tuổi), đang điều trị các bệnh lý cấp tính/mãn tính như suy thận mạn, tiểu đường, huyết áp, HIV, xơ gan, ung thư… Ngoài số bệnh nhân đang phải can thiệp oxy trở lên, số còn lại là những đối tượng có nguy cơ trở nặng.
Bác sĩ khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương tất bật điều trị bệnh nhân COVID-19. Hiện mỗi ngày khoa này tiếp nhận thêm khoảng 10 bệnh nhân diễn biến nặng, phải hỗ trợ hô hấp với oxy liều cao. Ảnh: Thạch Thảo
“Chúng tôi tiếp nhận nhóm bệnh nhân mắc bệnh nền cấp tính chuyển từ Bệnh viện Việt Đức bị chấn thương hoặc sau mổ, hoặc bệnh nhân từ khoa Sản bệnh lý ở Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Bản thân họ đang điều trị bệnh nặng thì mắc COVID-19”, BS Nguyễn Trung Cấp – Phó Giám đốc Bệnh viện – nói với PV Báo Sức khoẻ & Đời sống sáng 8/12.
BS Trần Văn Bắc, Phó trưởng khoa Cấp cứu, cho biết hiện khoa có gần 80 F0 ở mức độ nặng, phải hỗ trợ từ thở oxy đến thở máy, lọc máu… Mỗi ngày, có thêm khoảng 10 bệnh nhân diễn biến nặng, phải hỗ trợ hô hấp với oxy liều cao (HFNC).
Theo BS Bắc, phần lớn bệnh nhân diễn biến nặng tại khoa này đều chưa hoặc mới tiêm một mũi vaccine COVID-19. Những tuần gần đây, khi số mắc tại miền Bắc tăng cao, số bệnh nhân vào khoa Cấp cứu cũng tăng lên.
Chuyển đổi công năng thành cơ sở ICU 500 giường, mọi bác sĩ được đào tạo để có thể điều trị bệnh nhân thở máy
Phó giám đốc bệnh viện Nguyễn Trung Cấp cho biết thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế thành lập trung tâm hồi sức tích cực COVID-19 với quy mô 500 giường giao từ tháng 7, viện đang lắp đặt thêm các đầu cung cấp oxy, bổ sung trang thiết bị cho toàn bộ giường bệnh tại tất cả các khoa, phòng. Việc lắp đặt được tiến hành theo từng nửa khoa phòng, hình thức cuốn chiếu. Đến nay, viện đã hoàn thành trên 50% tiến độ chuyển đổi công năng.
Việc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 chuyển đổi công năng thành trung tâm ICU nằm trong đề án thành lập 12 trung tâm ICU COVID-19 ở ba miền.
Ngoài Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, miền Bắc có Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 lập 1.000 giường ICU; Việt Đức cơ sở 2, Trường Đại học Y Hà Nội cơ sở 2, Trung ương Quân đội 108, Quân y 103 mỗi nơi 500 giường; Phổi Trung ương 200 giường.
Về nhân lực y tế phục vụ cho việc chuyển đổi thành 500 giường ICU đang được bệnh viện huy động và đào tạo thêm. Theo đó, một mặt, bệnh viện tổ chức đào tạo cho tất cả bác sĩ điều trị bệnh thường sang bác sĩ điều trị hồi sức; mặt khác nếu trong trường hợp số bệnh nhân nặng quá đông mà lực lượng tại chỗ không đủ thì Bệnh viện sẽ xin Bộ Y tế tăng cường.
Việc đào tạo cho một bác sĩ thường sang làm công việc của một bác sĩ hồi sức, cấp cứu, có khả năng điều trị bệnh nhân cần thở máy thông thường mất khoảng 3 tháng. Tuy nhiên, trong suốt 2 năm qua, việc luân chuyển các bác sĩ khoa, phòng khác của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương qua 2 khoa Cấp cứu và Hồi sức tích cực thực hiện khá nhiều, mỗi người sẽ thực hành từ 2-3 tháng nên mọi người “cũng đã có kỹ năng ổn”, theo BS Cấp.
“Hơn nữa, không phải họ làm việc độc lập để thay thế cho bác sĩ hồi sức/cấp cứu mà họ làm trong một kíp có sự giám sát của bác sĩ hồi sức” – BS Cấp nói thêm. Ngoài ra, nhóm y bác sĩ ở các tỉnh được huy động để tham gia điều trị và rút kinh nghiệm, sau đó đưa về ứng dụng tại địa phương.
Hội chẩn từng bệnh nhân nặng để quyết định việc chuyển tuyến
Những tuần gần đây, số ca mắc mới gia tăng ở hầu khắp các địa phương miền Bắc, đặc biệt tại Hà Nội (hiện có khoảng gần 70 bệnh nhân của Hà Nội chuyển lên bệnh viện này). Nhu cầu chuyển bệnh nhân nặng lên bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương rất lớn.
Để đánh giá đúng việc chuyển tuyến, hạn chế tình huống địa phương đánh giá bệnh nhân “nặng/nguy kịch” nhưng khi lên Trung ương đánh giá mức độ vừa, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương tổ chức hội chẩn từng bệnh nhân đề xuất chuyển.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn
20% bệnh nhân COVID-19 nặng, phải can thiệp
Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương là cơ sở điều trị COVID-19 tuyến cuối, chuyên tiếp nhận các bệnh nhân nặng, nguy kịch từ các tỉnh/thành miền Bắc. Tới sáng 8/12, cơ sở 2 của bệnh viện đang điều trị cho hơn 500 bệnh nhân COVID-19, trong số này có hơn 100 bệnh nhân phải can thiệp oxy trở lên (đánh giá là mức độ nặng trở lên).
Các bệnh nhân chuyển đến viện hầu hết là bệnh nhân lớn tuổi (có trường hợp 101 tuổi), đang điều trị các bệnh lý cấp tính/mãn tính như suy thận mạn, tiểu đường, huyết áp, HIV, xơ gan, ung thư… Ngoài số bệnh nhân đang phải can thiệp oxy trở lên, số còn lại là những đối tượng có nguy cơ trở nặng.
Bác sĩ khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương tất bật điều trị bệnh nhân COVID-19. Hiện mỗi ngày khoa này tiếp nhận thêm khoảng 10 bệnh nhân diễn biến nặng, phải hỗ trợ hô hấp với oxy liều cao. Ảnh: Thạch Thảo
“Chúng tôi tiếp nhận nhóm bệnh nhân mắc bệnh nền cấp tính chuyển từ Bệnh viện Việt Đức bị chấn thương hoặc sau mổ, hoặc bệnh nhân từ khoa Sản bệnh lý ở Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Bản thân họ đang điều trị bệnh nặng thì mắc COVID-19”, BS Nguyễn Trung Cấp – Phó Giám đốc Bệnh viện – nói với PV Báo Sức khoẻ & Đời sống sáng 8/12.
BS Trần Văn Bắc, Phó trưởng khoa Cấp cứu, cho biết hiện khoa có gần 80 F0 ở mức độ nặng, phải hỗ trợ từ thở oxy đến thở máy, lọc máu… Mỗi ngày, có thêm khoảng 10 bệnh nhân diễn biến nặng, phải hỗ trợ hô hấp với oxy liều cao (HFNC).
Theo BS Bắc, phần lớn bệnh nhân diễn biến nặng tại khoa này đều chưa hoặc mới tiêm một mũi vaccine COVID-19. Những tuần gần đây, khi số mắc tại miền Bắc tăng cao, số bệnh nhân vào khoa Cấp cứu cũng tăng lên.
Chuyển đổi công năng thành cơ sở ICU 500 giường, mọi bác sĩ được đào tạo để có thể điều trị bệnh nhân thở máy
Phó giám đốc bệnh viện Nguyễn Trung Cấp cho biết thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế thành lập trung tâm hồi sức tích cực COVID-19 với quy mô 500 giường giao từ tháng 7, viện đang lắp đặt thêm các đầu cung cấp oxy, bổ sung trang thiết bị cho toàn bộ giường bệnh tại tất cả các khoa, phòng. Việc lắp đặt được tiến hành theo từng nửa khoa phòng, hình thức cuốn chiếu. Đến nay, viện đã hoàn thành trên 50% tiến độ chuyển đổi công năng.
Việc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 chuyển đổi công năng thành trung tâm ICU nằm trong đề án thành lập 12 trung tâm ICU COVID-19 ở ba miền.
Ngoài Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, miền Bắc có Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 lập 1.000 giường ICU; Việt Đức cơ sở 2, Trường Đại học Y Hà Nội cơ sở 2, Trung ương Quân đội 108, Quân y 103 mỗi nơi 500 giường; Phổi Trung ương 200 giường.
Về nhân lực y tế phục vụ cho việc chuyển đổi thành 500 giường ICU đang được bệnh viện huy động và đào tạo thêm. Theo đó, một mặt, bệnh viện tổ chức đào tạo cho tất cả bác sĩ điều trị bệnh thường sang bác sĩ điều trị hồi sức; mặt khác nếu trong trường hợp số bệnh nhân nặng quá đông mà lực lượng tại chỗ không đủ thì Bệnh viện sẽ xin Bộ Y tế tăng cường.
Việc đào tạo cho một bác sĩ thường sang làm công việc của một bác sĩ hồi sức, cấp cứu, có khả năng điều trị bệnh nhân cần thở máy thông thường mất khoảng 3 tháng. Tuy nhiên, trong suốt 2 năm qua, việc luân chuyển các bác sĩ khoa, phòng khác của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương qua 2 khoa Cấp cứu và Hồi sức tích cực thực hiện khá nhiều, mỗi người sẽ thực hành từ 2-3 tháng nên mọi người “cũng đã có kỹ năng ổn”, theo BS Cấp.
“Hơn nữa, không phải họ làm việc độc lập để thay thế cho bác sĩ hồi sức/cấp cứu mà họ làm trong một kíp có sự giám sát của bác sĩ hồi sức” – BS Cấp nói thêm. Ngoài ra, nhóm y bác sĩ ở các tỉnh được huy động để tham gia điều trị và rút kinh nghiệm, sau đó đưa về ứng dụng tại địa phương.
Hội chẩn từng bệnh nhân nặng để quyết định việc chuyển tuyến
Những tuần gần đây, số ca mắc mới gia tăng ở hầu khắp các địa phương miền Bắc, đặc biệt tại Hà Nội (hiện có khoảng gần 70 bệnh nhân của Hà Nội chuyển lên bệnh viện này). Nhu cầu chuyển bệnh nhân nặng lên bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương rất lớn.
Để đánh giá đúng việc chuyển tuyến, hạn chế tình huống địa phương đánh giá bệnh nhân “nặng/nguy kịch” nhưng khi lên Trung ương đánh giá mức độ vừa, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương tổ chức hội chẩn từng bệnh nhân đề xuất chuyển.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn