Ngày 23/3/2021, Cục Y tế Dự phòng nhận được thư của COVAX Facility thông báo về việc phân bổ vắc xin của COVAX Facility sẽ chậm hơn so với kế hoạch do các nhà sản xuất mở rộng quy mô và tối ưu hóa quá trình sản xuất vắc xin. Dự kiến, lô vắc xin đầu tiên của COVAX Facility bao gồm khoảng 811.200 liều sẽ được giao trong ba tuần tới.
Số lượng vắc xin này thấp hơn số lượng dự kiến theo thông báo trước đó. Số lượng giao hàng của lô đầu tiên dựa trên tỷ lệ phân chia công bằng nguồn cung ứng hiện có đối với các thành viên thụ hưởng của chương trình COVAX Facility.
Theo dự kiến, trong năm nay, Việt Nam sẽ nhận được 60 triệu liều vắc xin AstraZeneca, trong đó 30 triệu liều từ COVAX Facility, 30 triệu liều do Việt Nam đặt mua. Tuy nhiên kế hoạch phân phối 60 triệu liều có thể bị đẩy lùi một phần sang năm 2022.
Ngoài AstraZeneca, như Sức khoẻ & Đời sống đã đưa, ngày 23/3 Bộ Y tế đã quyết định phê duyệt có điều kiện vắc xin Sputnik V của Nga cho nhu cầu cấp bách trong phòng chống dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam. Như vậy, Sputnik V là vắc xin phòng COVID-19 thứ hai được Bộ Y tế phê duyệt sử dụng tại Việt Nam và Việt Nam là nước thứ 56 phê duyệt khẩn cấp sử dụng vắc xin này. Ước tính vắc xin Sputnik V có thể bao phủ cho 1,5 tỷ người dân trên thế giới.
Để được phê duyệt khẩn cấp chính thức sử dụng vắc xin SPUTNIK V tại Việt Nam, cuối năm 2020 Trung tâm Nghiên cứu, Sản xuất Vắc xin và Sinh phẩm Y tế (POLYVAC) thuộc Bộ Y tế đã liên hệ, trao đổi với đối tác Nga để phối hợp nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu và phân phối vắc xin SPUTNIK V tại Việt Nam phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19.
Ngày 10/12/2020, POLYVAC đã ký Thỏa thuận Bảo mật với Công ty Cổ phần Quỹ Đầu tư Trực tiếp (DIRF) của Liên bang Nga với mục đích thực hiện sản xuất và phân phối vắc xin Sputnik V tại Việt Nam. Sau các cuộc đàm phán với sự tham dự của đại diện của Bộ Y tế Việt Nam, Đại sứ quán Liên bang Nga tại Việt Nam, POLYVAC, RDIF và Viện Nghiên cứu Gamalaya, hai bên đã ký thỏa thuận hợp tác và phía Nga đã ủy quyền cho POLYVAC là đơn vị đăng ký, nhập khẩu, phân phối vắc xin SPUTNIK V tại Việt Nam; sản xuất vắc xin Sputnik V tại Việt Nam đáp ứng nhu cầu sử dụng tại Việt Nam và xuất khẩu.
Trong những ngày tới, POLYVAC sẽ thương thảo với phía Nga “Thỏa thuận cung cấp vắc xin”, hiện chưa có kế hoạch cụ thể về cung ứng vắc xin Sputnik V trong năm 2021.
Vắc xin Gam-COVID-VAC (tên gọi khác vắc xin “Sputnik V”) là vắc xin được cấp phép đầu tiên trên thế giới do Trung tâm Dịch tễ và Vi sinh Quốc gia Gamaleya (thuộc Bộ Y tế Nga) nghiên cứu và phát triển. Vắc xin được sản xuất bằng công nghệ tái tổ hợp gồm vec-tơ Adenovirus của người typ huyết thanh 26 (Ad26) mang gen mã hoá protein S của SARS-CoV-2 và vec-tơ Adenovirus của người typ huyết thanh 5 (Ad5) mang gen mã hoá protein S của SARS-CoV-2, không sử dụng virus SARS-CoV-2 gây bệnh cho người. Đây là công nghệ được Trung tâm Gamaleya nỗ lực phát triển từ những năm 1980, công nghệ này đã được sử dụng để phát triển và đăng ký thành công vắc xin vec-tơ phòng bệnh sốt Ebola.
Sputnik V Hiệu quả của Sputnik V là 91,6% được xác nhận bởi dữ liệu được công bố trên Lancet, một trong những tạp chí y khoa lâu đời nhất và uy tín nhất thế giới. Đây là một trong ba loại vắc-xin trên thế giới có hiệu lực bảo vệ trên 90%.
Bộ Y tế cũng cho biết, ngoài ra, Bộ Y tế và các đơn vị cung ứng vắc xin, dược cũng đã khẩn trương làm việc với hãng Johnson & Johnson và Moderna, các nhà sản xuất của Ấn Độ và các nước khác đề nghị thông báo chính thức khả năng cung ứng vắc xin phòng COVID-19. Cho đến nay chưa có đơn vị nào trong số các hãng nêu trên cho biết về khả năng cung ứng vắc xin trong năm 2021.
Để có thêm nguồn cung ứng vắc xin với mục tiêu tăng độ bao phủ tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho người dân Việt Nam, sớm chủ động đẩy lùi dịch bệnh, Bộ Y tế khuyến khích tất cả các doanh nghiệp trong và ngoài nước có đủ điều kiện, tiếp cận, đàm phán với các đối tác trên thế giới có khả năng cung cấp vắc xin phòng COVID-19 cho Việt Nam để nhập khẩu vắc xin về sử dụng trong nước theo tinh thần Nghị quyết 21 của Chính phủ về mua và sử dụng vắc xin phòng COVID-19.
Hiện có Tập đoàn AMV, VABIOTECH, Vimedimec cũng đang tiếp cận với các đối tác khác từ Mỹ và Ấn Độ.
Ngoài nguồn vắc xin nhập khẩu, Bộ Y tế đang thúc đẩy tiến độ nghiên cứu, phát triển vắc xin trong nước. Vắc xin Nanocovax do Công ty NANOGEN phát triển đã được tiêm thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 trên người từ ngày 26/02/2021. Vắc xin Covivac do IVAC phát triển bắt đầu thử nghiệm lâm sàng từ ngày 15/3/2021./.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn
Ngày 23/3/2021, Cục Y tế Dự phòng nhận được thư của COVAX Facility thông báo về việc phân bổ vắc xin của COVAX Facility sẽ chậm hơn so với kế hoạch do các nhà sản xuất mở rộng quy mô và tối ưu hóa quá trình sản xuất vắc xin. Dự kiến, lô vắc xin đầu tiên của COVAX Facility bao gồm khoảng 811.200 liều sẽ được giao trong ba tuần tới.
Số lượng vắc xin này thấp hơn số lượng dự kiến theo thông báo trước đó. Số lượng giao hàng của lô đầu tiên dựa trên tỷ lệ phân chia công bằng nguồn cung ứng hiện có đối với các thành viên thụ hưởng của chương trình COVAX Facility.
Theo dự kiến, trong năm nay, Việt Nam sẽ nhận được 60 triệu liều vắc xin AstraZeneca, trong đó 30 triệu liều từ COVAX Facility, 30 triệu liều do Việt Nam đặt mua. Tuy nhiên kế hoạch phân phối 60 triệu liều có thể bị đẩy lùi một phần sang năm 2022.
Ngoài AstraZeneca, như Sức khoẻ & Đời sống đã đưa, ngày 23/3 Bộ Y tế đã quyết định phê duyệt có điều kiện vắc xin Sputnik V của Nga cho nhu cầu cấp bách trong phòng chống dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam. Như vậy, Sputnik V là vắc xin phòng COVID-19 thứ hai được Bộ Y tế phê duyệt sử dụng tại Việt Nam và Việt Nam là nước thứ 56 phê duyệt khẩn cấp sử dụng vắc xin này. Ước tính vắc xin Sputnik V có thể bao phủ cho 1,5 tỷ người dân trên thế giới.
Để được phê duyệt khẩn cấp chính thức sử dụng vắc xin SPUTNIK V tại Việt Nam, cuối năm 2020 Trung tâm Nghiên cứu, Sản xuất Vắc xin và Sinh phẩm Y tế (POLYVAC) thuộc Bộ Y tế đã liên hệ, trao đổi với đối tác Nga để phối hợp nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu và phân phối vắc xin SPUTNIK V tại Việt Nam phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19.
Ngày 10/12/2020, POLYVAC đã ký Thỏa thuận Bảo mật với Công ty Cổ phần Quỹ Đầu tư Trực tiếp (DIRF) của Liên bang Nga với mục đích thực hiện sản xuất và phân phối vắc xin Sputnik V tại Việt Nam. Sau các cuộc đàm phán với sự tham dự của đại diện của Bộ Y tế Việt Nam, Đại sứ quán Liên bang Nga tại Việt Nam, POLYVAC, RDIF và Viện Nghiên cứu Gamalaya, hai bên đã ký thỏa thuận hợp tác và phía Nga đã ủy quyền cho POLYVAC là đơn vị đăng ký, nhập khẩu, phân phối vắc xin SPUTNIK V tại Việt Nam; sản xuất vắc xin Sputnik V tại Việt Nam đáp ứng nhu cầu sử dụng tại Việt Nam và xuất khẩu.
Trong những ngày tới, POLYVAC sẽ thương thảo với phía Nga “Thỏa thuận cung cấp vắc xin”, hiện chưa có kế hoạch cụ thể về cung ứng vắc xin Sputnik V trong năm 2021.
Vắc xin Gam-COVID-VAC (tên gọi khác vắc xin “Sputnik V”) là vắc xin được cấp phép đầu tiên trên thế giới do Trung tâm Dịch tễ và Vi sinh Quốc gia Gamaleya (thuộc Bộ Y tế Nga) nghiên cứu và phát triển. Vắc xin được sản xuất bằng công nghệ tái tổ hợp gồm vec-tơ Adenovirus của người typ huyết thanh 26 (Ad26) mang gen mã hoá protein S của SARS-CoV-2 và vec-tơ Adenovirus của người typ huyết thanh 5 (Ad5) mang gen mã hoá protein S của SARS-CoV-2, không sử dụng virus SARS-CoV-2 gây bệnh cho người. Đây là công nghệ được Trung tâm Gamaleya nỗ lực phát triển từ những năm 1980, công nghệ này đã được sử dụng để phát triển và đăng ký thành công vắc xin vec-tơ phòng bệnh sốt Ebola.
Sputnik V Hiệu quả của Sputnik V là 91,6% được xác nhận bởi dữ liệu được công bố trên Lancet, một trong những tạp chí y khoa lâu đời nhất và uy tín nhất thế giới. Đây là một trong ba loại vắc-xin trên thế giới có hiệu lực bảo vệ trên 90%.
Bộ Y tế cũng cho biết, ngoài ra, Bộ Y tế và các đơn vị cung ứng vắc xin, dược cũng đã khẩn trương làm việc với hãng Johnson & Johnson và Moderna, các nhà sản xuất của Ấn Độ và các nước khác đề nghị thông báo chính thức khả năng cung ứng vắc xin phòng COVID-19. Cho đến nay chưa có đơn vị nào trong số các hãng nêu trên cho biết về khả năng cung ứng vắc xin trong năm 2021.
Để có thêm nguồn cung ứng vắc xin với mục tiêu tăng độ bao phủ tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho người dân Việt Nam, sớm chủ động đẩy lùi dịch bệnh, Bộ Y tế khuyến khích tất cả các doanh nghiệp trong và ngoài nước có đủ điều kiện, tiếp cận, đàm phán với các đối tác trên thế giới có khả năng cung cấp vắc xin phòng COVID-19 cho Việt Nam để nhập khẩu vắc xin về sử dụng trong nước theo tinh thần Nghị quyết 21 của Chính phủ về mua và sử dụng vắc xin phòng COVID-19.
Hiện có Tập đoàn AMV, VABIOTECH, Vimedimec cũng đang tiếp cận với các đối tác khác từ Mỹ và Ấn Độ.
Ngoài nguồn vắc xin nhập khẩu, Bộ Y tế đang thúc đẩy tiến độ nghiên cứu, phát triển vắc xin trong nước. Vắc xin Nanocovax do Công ty NANOGEN phát triển đã được tiêm thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 trên người từ ngày 26/02/2021. Vắc xin Covivac do IVAC phát triển bắt đầu thử nghiệm lâm sàng từ ngày 15/3/2021./.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn