Bệnh nhân là chị Nông Thị S. 33 tuổi (dân tộc Mông, đang sống tại xã Bộc Bố, Pác Nặm, Bắc Kạn) nhập viện với tình trạng đau bụng vùng dưới rốn bên phải, đau thành từng cơn liên tục đã nhiều tháng nay. Trước đó bệnh nhân đã được khám tại Trung tâm Y tế và bệnh viện tuyến trên nhưng không tìm ra nguyên nhân chữa trị.
Lần này bệnh nhân nhập viện trong tình trạng có các cơn đau quặn bụng, đồng thời với cơn đau xuất hiện một khối u nổi lên ở hố chậu phải và mất đi khi hết cơn đau.
Qua 5 ngày điều trị, theo dõi, các thầy thuốc thăm khám thực thể thấy tử cung bình thường, cạnh tử cung bên phải có một khối u với kích thước tương đương quả trứng gà, di động, mật độ chắc, tách biệt với tử cung. Bệnh nhân được chẩn đoán “U nang buồng trứng bên phải” và được mổ có chuẩn bị sau hơn 01 tuần nhập viện.
Khối u có kích thước 3x4cm, mật độ cứng chắc, chính khối u này đã gây ra hiện tượng bán tắc đoạn ruột phía trên, dẫn đến hiện tượng ruột bị viêm dầy, giãn to. Đoạn ruột phía dưới teo nhỏ… Kíp phẫu thuật đã tiến hành cắt khâu nối đoạn ruột non tận- tận. Sau mổ bệnh nhân tiếp tục được điều trị truyền dịch, kháng sinh giảm đau và sinh tố, sau một tuần điều trị hậu phẫu bệnh nhân đã ổn định sức khỏe và xuất viện.
Đây là một ca bệnh rất khó chẩn đoán, rất dễ nhầm với u nang buồng trứng và cũng là ca phẫu thuật đầu tiên cắt nối đoạn ruột thực hiện thành công tại Trung tâm Y tế Pác Nặm. Trong điều kiện trang thiết bị, trình độ chuyên môn còn hạn chế, tuy nhiên các thầy thuốc thuộc Trung tâm Y tế Pác Nặm đã xử trí thành công ca bệnh mà trước đây phải chuyên tuyến trên, góp phần giảm chi phí cho người bệnh, đồng thời đem lại niềm tin tưởng vào hệ thống y tế cơ sở cho đồng bào các dân tộc tại huyện vùng cao Pác Nặm.
Được biết trong những năm qua, mạng lưới y tế cơ sở ở huyện vùng cao Pác Nặm đã được đầu tư xây dựng, từng bước đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân. Đó là nhờ sự quan tâm kịp thời của chính quyền địa phương cũng như sự nỗ lực hết mình của đội ngũ cán bộ, y bác sỹ trạm y tế. Đặc biệt là cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác khám chữa bệnh đã được đầu tư khá hoàn thiện, nhờ đó góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của ngành y tế, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân, đặc biệt là thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Chỉ thị số 06 CT/TW của Ban Chấp hành Trung ương về củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở ở huyện vùng cao Pác Nặm. Ngành y tế đã có nhiều nỗ lực với sự quan tâm của các cấp, ngành, tập trung đầu tư về cơ sở, trang thiết bị cho các trạm y tế đạt chuẩn và thường xuyên bồi dưỡng cho đội ngũ y tế thôn bản. Để duy trì và phát huy những kết quả đã đạt được, trong thời gian tiếp theo cấp ủy, chính quyền huyện Pác Nặm cần tiếp tục quan tâm, chỉ đạo ngành y tế huyện làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, xã hội hóa các hoạt động y tế nhằm nâng cao nhận thức, vai trò trách nhiệm của các tổ chức chính trị xã hội và cộng đồng trong hoạt động chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Theo số liệu năm 2014, 9 tháng đầu năm Trung tâm y tế huyện Pác Nặm đã khám và điều trị bệnh cho gần 6000 lượt người dân trên địa bàn huyện.
Trong đó có trên 2.100 lượt bệnh nhân điều trị nội trú, 3.900 lượt bệnh nhân điều trị ngoại trú. Công xuất sử dụng giường bệnh là 62%. Cùng với công tác khám chữa bệnh cho nhân dân, Trung tâm Y tế huyện Pác Nặm còn phối hợp với chính quyền địa phương cơ sở thực hiện tốt các hoạt động chuyên môn khác như: Tiêm chủng mở rộng, phòng chống sốt rét, lao, HIV/AIDS, chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em- Kế hoạch hóa gia đình; Chú trọng làm tốt công tác kiểm soát phòng chống dịch bệnh trên địa bàn. Do đó, trong 9 tháng qua huyện Pác Nặm không có dịch bệnh lớn xảy ra.
Nguồn: Báo Giadinh&xahoi
Bệnh nhân là chị Nông Thị S. 33 tuổi (dân tộc Mông, đang sống tại xã Bộc Bố, Pác Nặm, Bắc Kạn) nhập viện với tình trạng đau bụng vùng dưới rốn bên phải, đau thành từng cơn liên tục đã nhiều tháng nay. Trước đó bệnh nhân đã được khám tại Trung tâm Y tế và bệnh viện tuyến trên nhưng không tìm ra nguyên nhân chữa trị.
Lần này bệnh nhân nhập viện trong tình trạng có các cơn đau quặn bụng, đồng thời với cơn đau xuất hiện một khối u nổi lên ở hố chậu phải và mất đi khi hết cơn đau.
Qua 5 ngày điều trị, theo dõi, các thầy thuốc thăm khám thực thể thấy tử cung bình thường, cạnh tử cung bên phải có một khối u với kích thước tương đương quả trứng gà, di động, mật độ chắc, tách biệt với tử cung. Bệnh nhân được chẩn đoán “U nang buồng trứng bên phải” và được mổ có chuẩn bị sau hơn 01 tuần nhập viện.
Khối u có kích thước 3x4cm, mật độ cứng chắc, chính khối u này đã gây ra hiện tượng bán tắc đoạn ruột phía trên, dẫn đến hiện tượng ruột bị viêm dầy, giãn to. Đoạn ruột phía dưới teo nhỏ… Kíp phẫu thuật đã tiến hành cắt khâu nối đoạn ruột non tận- tận. Sau mổ bệnh nhân tiếp tục được điều trị truyền dịch, kháng sinh giảm đau và sinh tố, sau một tuần điều trị hậu phẫu bệnh nhân đã ổn định sức khỏe và xuất viện.
Đây là một ca bệnh rất khó chẩn đoán, rất dễ nhầm với u nang buồng trứng và cũng là ca phẫu thuật đầu tiên cắt nối đoạn ruột thực hiện thành công tại Trung tâm Y tế Pác Nặm. Trong điều kiện trang thiết bị, trình độ chuyên môn còn hạn chế, tuy nhiên các thầy thuốc thuộc Trung tâm Y tế Pác Nặm đã xử trí thành công ca bệnh mà trước đây phải chuyên tuyến trên, góp phần giảm chi phí cho người bệnh, đồng thời đem lại niềm tin tưởng vào hệ thống y tế cơ sở cho đồng bào các dân tộc tại huyện vùng cao Pác Nặm.
Được biết trong những năm qua, mạng lưới y tế cơ sở ở huyện vùng cao Pác Nặm đã được đầu tư xây dựng, từng bước đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân. Đó là nhờ sự quan tâm kịp thời của chính quyền địa phương cũng như sự nỗ lực hết mình của đội ngũ cán bộ, y bác sỹ trạm y tế. Đặc biệt là cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác khám chữa bệnh đã được đầu tư khá hoàn thiện, nhờ đó góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của ngành y tế, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân, đặc biệt là thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Chỉ thị số 06 CT/TW của Ban Chấp hành Trung ương về củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở ở huyện vùng cao Pác Nặm. Ngành y tế đã có nhiều nỗ lực với sự quan tâm của các cấp, ngành, tập trung đầu tư về cơ sở, trang thiết bị cho các trạm y tế đạt chuẩn và thường xuyên bồi dưỡng cho đội ngũ y tế thôn bản. Để duy trì và phát huy những kết quả đã đạt được, trong thời gian tiếp theo cấp ủy, chính quyền huyện Pác Nặm cần tiếp tục quan tâm, chỉ đạo ngành y tế huyện làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, xã hội hóa các hoạt động y tế nhằm nâng cao nhận thức, vai trò trách nhiệm của các tổ chức chính trị xã hội và cộng đồng trong hoạt động chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Theo số liệu năm 2014, 9 tháng đầu năm Trung tâm y tế huyện Pác Nặm đã khám và điều trị bệnh cho gần 6000 lượt người dân trên địa bàn huyện.
Trong đó có trên 2.100 lượt bệnh nhân điều trị nội trú, 3.900 lượt bệnh nhân điều trị ngoại trú. Công xuất sử dụng giường bệnh là 62%. Cùng với công tác khám chữa bệnh cho nhân dân, Trung tâm Y tế huyện Pác Nặm còn phối hợp với chính quyền địa phương cơ sở thực hiện tốt các hoạt động chuyên môn khác như: Tiêm chủng mở rộng, phòng chống sốt rét, lao, HIV/AIDS, chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em- Kế hoạch hóa gia đình; Chú trọng làm tốt công tác kiểm soát phòng chống dịch bệnh trên địa bàn. Do đó, trong 9 tháng qua huyện Pác Nặm không có dịch bệnh lớn xảy ra.
Nguồn: Báo Giadinh&xahoi