Tại buổi làm việc, Phó Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) Hoàng Minh Đức đã nêu ra những nguyên tắc xử lý ổ dịch như: phong tỏa, khoanh vùng để ngăn chặn lây lan dịch giữa các vùng; giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, Chỉ thị 15, Chỉ thị 19; không cho tiếp xúc nhằm hạn chế sự lây lan của dịch; lấy mẫu xét nghiệm để sàng lọc F0 đưa đi cách ly, điều trị; truy vết F1 đưa đi cách ly tập trung nhằm hạn chế các đối tượng nguy cơ cao trong cộng đồng.
Về phương án xử lý ổ dịch tại cộng đồng, phương án phong toả, khoanh vùng và giãn cách xã hội, theo ông Hoàng Minh Đức, các thôn/khu phố có ca mắc trong vòng 7 ngày và 8-14 ngày phải thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16. Các thôn/khu phố có ca mắc trong 8-14 ngày sau xét nghiệm không có ca mắc mới vào ngày thứ 14 thì tháo bỏ phong toả và thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 15. Các thôn/khu phố không có ca mắc trong 14 ngày nếu xét nghiệm toàn bộ thôn không có ca mắc mới thì tháo bỏ phong toả thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 15.
Lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh kiểm tra một chốt kiểm soát phòng chống dịch.
Về phương án xét nghiệm sàng lọc chống dịch, các thôn/khu phố có ca mắc trong vòng 7 ngày xét nghiệm 3 đợt; có ca mắc trong 8-14 ngày, xét nghiệm 2 đợt; trong 14 ngày không có ca mắc xét nghiệm 1 đợt.
Về phương án phòng, chống dịch tại khu cách ly, trong trường hợp có ca dương tính, những người tiếp xúc với F0 sẽ được cách ly ở một khu riêng, cố gắng giảm mật độ số người/phòng; phòng của bệnh nhân chỉ được sử dụng trở lại sau khi được khử trùng và thực hiện các nội dung khác theo hướng dẫn “Cách ly y tế tại cơ sở cách ly tập trung phòng chống dịch COVID-19” ban hành theo quyết định 878/QĐ-BYT.
Liên quan đến vấn đề phòng, chống dịch tại doanh nghiệp, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, ông Hoàng Minh Đức đưa ra phương án, với công ty có F0 trong vòng 14 ngày và muốn quay trở lại làm việc cần yêu cầu doanh nghiệp ký cam kết thực hiện công tác phòng chống dịch COVID-19; triển khai truy vết, khử khuẩn, cách ly theo quy định; xét nghiệm sàng lọc toàn bộ công nhân, người lao động trước khi khởi động lại sản xuất và xét nghiệm thêm 2 đợt cách nhau 3 ngày.
Doanh nghiệp quay trở lại làm việc cần yêu cầu ký cam kết thực hiện công tác phòng chống dịch COVID-19.
Với các công ty trên 14 ngày không có F0 hoặc không có ca mắc, ngoài việc yêu cầu ký cam kết thực hiện công tác phòng chống dịch COVID-19, triển khai xét nghiệm sàng lọc toàn bộ công nhân, người lao động công ty trước khi khởi động lại sản xuất, ngoài ra phải đảm đầy đủ các yêu cầu theo quy định của UBND Bắc Ninh để khởi động lại sản xuất. Tiến hành xét nghiệm sàng lọc 20% người lao động/tuần theo hướng dẫn chọn mẫu xét nghiệm COVID-19 cho công nhân, người lao động…
Về công tác điều trị bệnh nhân COVID-19, BSCKII Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã trao đổi với tỉnh Bắc Ninh về việc tổ chức đơn vị điều trị bệnh nhân dương tính; theo dõi, điều trị bệnh nhân nghi mắc; kế hoạch, phương án đáp ứng cho tình huống 3000 bệnh nhân COVID-19. BSCKII Nguyễn Trung Cấp cũng kiến nghị, để đảm bảo điều trị ban đầu tốt, hạn chế tỷ lệ diễn biến nặng, gây quá tải cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh (đặc biệt là đơn vị hồi sức tích cực (ICU), ngành Y tế tỉnh Bắc Ninh cần tăng cường năng lực về điều trị và xét nghiệm (tối thiểu phải làm được: D-Dimer, Ferritine, Procalcitonin, Định lượng CRP) cho các bệnh viện dã chiến…
Tại buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Đào Hồng Lan đánh giá rất cao và thống nhất với các phương án mà các thành viên trong Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế đã đưa ra. Cùng đó, yêu cầu BCĐ phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Bắc Ninh, xây dựng kế hoạch nguồn lực (về con người, nguồn lực, vật tư, phương án…) thật chi tiết, cụ thể; triển khai thực hiện kế hoạch mà đoàn công tác đã đưa ra cho tỉnh Bắc Ninh thật nghiêm túc.
Bí thư Tỉnh ủy Đào Hồng Lan cũng lưu ý, với đặc thù làng quê, thói quen sinh hoạt cộng đồng từ nhiều năm, khi thực hiện giảm mức độ giãn cách cần có kèm theo điều kiện cụ thể, tránh tình trạng chủ quan trong nhân dân. Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng, các Tổ COVID cộng đồng, nhấn mạnh việc tỉnh sẽ tập trung tổng lực thực hiện những kế hoạch mà đoàn công tác đã đưa ra để người dân biết và nghiêm túc thực hiện.
Bắc Ninh cần phải có kế hoạch cụ thể trong việc thực hiện xét nghiệm trên địa bàn.
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, Trưởng Bộ phận thường trực của Bộ Y tế hỗ trợ phòng chống dịch COVID-19 tại Bắc Ninh khẳng định, những phương án, kế hoạch mà Bộ phận thường trực đưa ra là cốt lõi, cố định, tuy nhiên trong quá trình thực hiện các địa phương cần uyển chuyển linh hoạt theo tình huống cụ thể tại địa phương. Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh, tỉnh Bắc Ninh cần huy động tổng lực các lực lượng, thực hiện quyết liệt những kế hoạch, phương án phòng chống dịch COVID-19 mà Bộ phận thường trực đã đưa ra.
Đáng chú ý, tỉnh Bắc Ninh phải có kế hoạch cụ thể trong việc thực hiện xét nghiệm trên địa bàn. Thực tế năng lực xét nghiệm của tỉnh Bắc Ninh có, do vậy Sở Y tế cần có phương án xét nghiệm cụ thể cho từng địa phương, yêu cầu không để sót trường hợp nào không xét nghiệm. Cùng đó, bố trí lực lượng lấy mẫu xét nghiệm, nếu cần thêm nhân lực, Bộ Y tế sẵn sàng điều thêm lực lượng để hỗ trợ cho tỉnh Bắc Ninh.
Nguồn: suckhoedoisong.vn
Tại buổi làm việc, Phó Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) Hoàng Minh Đức đã nêu ra những nguyên tắc xử lý ổ dịch như: phong tỏa, khoanh vùng để ngăn chặn lây lan dịch giữa các vùng; giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, Chỉ thị 15, Chỉ thị 19; không cho tiếp xúc nhằm hạn chế sự lây lan của dịch; lấy mẫu xét nghiệm để sàng lọc F0 đưa đi cách ly, điều trị; truy vết F1 đưa đi cách ly tập trung nhằm hạn chế các đối tượng nguy cơ cao trong cộng đồng.
Về phương án xử lý ổ dịch tại cộng đồng, phương án phong toả, khoanh vùng và giãn cách xã hội, theo ông Hoàng Minh Đức, các thôn/khu phố có ca mắc trong vòng 7 ngày và 8-14 ngày phải thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16. Các thôn/khu phố có ca mắc trong 8-14 ngày sau xét nghiệm không có ca mắc mới vào ngày thứ 14 thì tháo bỏ phong toả và thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 15. Các thôn/khu phố không có ca mắc trong 14 ngày nếu xét nghiệm toàn bộ thôn không có ca mắc mới thì tháo bỏ phong toả thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 15.
Lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh kiểm tra một chốt kiểm soát phòng chống dịch.
Về phương án xét nghiệm sàng lọc chống dịch, các thôn/khu phố có ca mắc trong vòng 7 ngày xét nghiệm 3 đợt; có ca mắc trong 8-14 ngày, xét nghiệm 2 đợt; trong 14 ngày không có ca mắc xét nghiệm 1 đợt.
Về phương án phòng, chống dịch tại khu cách ly, trong trường hợp có ca dương tính, những người tiếp xúc với F0 sẽ được cách ly ở một khu riêng, cố gắng giảm mật độ số người/phòng; phòng của bệnh nhân chỉ được sử dụng trở lại sau khi được khử trùng và thực hiện các nội dung khác theo hướng dẫn “Cách ly y tế tại cơ sở cách ly tập trung phòng chống dịch COVID-19” ban hành theo quyết định 878/QĐ-BYT.
Liên quan đến vấn đề phòng, chống dịch tại doanh nghiệp, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, ông Hoàng Minh Đức đưa ra phương án, với công ty có F0 trong vòng 14 ngày và muốn quay trở lại làm việc cần yêu cầu doanh nghiệp ký cam kết thực hiện công tác phòng chống dịch COVID-19; triển khai truy vết, khử khuẩn, cách ly theo quy định; xét nghiệm sàng lọc toàn bộ công nhân, người lao động trước khi khởi động lại sản xuất và xét nghiệm thêm 2 đợt cách nhau 3 ngày.
Doanh nghiệp quay trở lại làm việc cần yêu cầu ký cam kết thực hiện công tác phòng chống dịch COVID-19.
Với các công ty trên 14 ngày không có F0 hoặc không có ca mắc, ngoài việc yêu cầu ký cam kết thực hiện công tác phòng chống dịch COVID-19, triển khai xét nghiệm sàng lọc toàn bộ công nhân, người lao động công ty trước khi khởi động lại sản xuất, ngoài ra phải đảm đầy đủ các yêu cầu theo quy định của UBND Bắc Ninh để khởi động lại sản xuất. Tiến hành xét nghiệm sàng lọc 20% người lao động/tuần theo hướng dẫn chọn mẫu xét nghiệm COVID-19 cho công nhân, người lao động…
Về công tác điều trị bệnh nhân COVID-19, BSCKII Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã trao đổi với tỉnh Bắc Ninh về việc tổ chức đơn vị điều trị bệnh nhân dương tính; theo dõi, điều trị bệnh nhân nghi mắc; kế hoạch, phương án đáp ứng cho tình huống 3000 bệnh nhân COVID-19. BSCKII Nguyễn Trung Cấp cũng kiến nghị, để đảm bảo điều trị ban đầu tốt, hạn chế tỷ lệ diễn biến nặng, gây quá tải cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh (đặc biệt là đơn vị hồi sức tích cực (ICU), ngành Y tế tỉnh Bắc Ninh cần tăng cường năng lực về điều trị và xét nghiệm (tối thiểu phải làm được: D-Dimer, Ferritine, Procalcitonin, Định lượng CRP) cho các bệnh viện dã chiến…
Tại buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Đào Hồng Lan đánh giá rất cao và thống nhất với các phương án mà các thành viên trong Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế đã đưa ra. Cùng đó, yêu cầu BCĐ phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Bắc Ninh, xây dựng kế hoạch nguồn lực (về con người, nguồn lực, vật tư, phương án…) thật chi tiết, cụ thể; triển khai thực hiện kế hoạch mà đoàn công tác đã đưa ra cho tỉnh Bắc Ninh thật nghiêm túc.
Bí thư Tỉnh ủy Đào Hồng Lan cũng lưu ý, với đặc thù làng quê, thói quen sinh hoạt cộng đồng từ nhiều năm, khi thực hiện giảm mức độ giãn cách cần có kèm theo điều kiện cụ thể, tránh tình trạng chủ quan trong nhân dân. Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng, các Tổ COVID cộng đồng, nhấn mạnh việc tỉnh sẽ tập trung tổng lực thực hiện những kế hoạch mà đoàn công tác đã đưa ra để người dân biết và nghiêm túc thực hiện.
Bắc Ninh cần phải có kế hoạch cụ thể trong việc thực hiện xét nghiệm trên địa bàn.
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, Trưởng Bộ phận thường trực của Bộ Y tế hỗ trợ phòng chống dịch COVID-19 tại Bắc Ninh khẳng định, những phương án, kế hoạch mà Bộ phận thường trực đưa ra là cốt lõi, cố định, tuy nhiên trong quá trình thực hiện các địa phương cần uyển chuyển linh hoạt theo tình huống cụ thể tại địa phương. Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh, tỉnh Bắc Ninh cần huy động tổng lực các lực lượng, thực hiện quyết liệt những kế hoạch, phương án phòng chống dịch COVID-19 mà Bộ phận thường trực đã đưa ra.
Đáng chú ý, tỉnh Bắc Ninh phải có kế hoạch cụ thể trong việc thực hiện xét nghiệm trên địa bàn. Thực tế năng lực xét nghiệm của tỉnh Bắc Ninh có, do vậy Sở Y tế cần có phương án xét nghiệm cụ thể cho từng địa phương, yêu cầu không để sót trường hợp nào không xét nghiệm. Cùng đó, bố trí lực lượng lấy mẫu xét nghiệm, nếu cần thêm nhân lực, Bộ Y tế sẵn sàng điều thêm lực lượng để hỗ trợ cho tỉnh Bắc Ninh.
Nguồn: suckhoedoisong.vn