Dù là giữa đêm hay mờ sáng nhưng các bác sĩ trẻ đồng hành cùng F0 điều trị tại nhà không bỏ lỡ cuộc điện thoại nào. Bởi họ biết, đây là những cuộc điện thoại cấp bách, cần được tư vấn của những bệnh nhân COVID-19.
Đồng hành cùng bệnh nhân
Cuộc nói chuyện giữa chúng tôi với Thạc sĩ, Bác sĩ Phan Quang Trung – Khoa Tai Mũi Họng (Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An) luôn bị ngắt quãng bởi những cuộc điện thoại của các F0 gọi điện đến nhờ hỗ trợ, tư vấn.
Nếu có việc gấp khác chưa nghe được thì ngay sau đó, bác sĩ Trung cũng sắp xếp để gọi lại ngay. Bởi theo bác sĩ Trung “những F0 thường rất lo lắng, sợ hãi khi xuất hiện các triệu chứng. Đặc biệt là các bà mẹ có con F0 thì nỗi lo thêm bội phần. Vì thế, những ngày này tôi luôn “ôm” điện thoại để sát cánh, đồng hành cùng F0″.
Bác sĩ Trung là một trong 17 bác sĩ trong nhóm tư vấn trên địa bàn TP Vinh (Nghệ An). Tham gia đội tư vấn này, bác sĩ Trung cùng các bác sĩ khác phải đảm đương 2 nhiệm vụ: Vừa đảm bảo công tác chuyên môn lại vừa trực “tổng đài 24/24 giờ” để hỗ trợ, tư vấn cho các F0 điều trị tại nhà.
Ngoài trả lời trực tiếp các vấn đề F0 gặp phải, bác sĩ Trung còn tận tình nhắn tin qua Zalo hoặc tin nhắn bình thường về các loại thuốc, cách dùng, liều lượng rồi các pha thuốc…
“F0 vì quá lo lắng nên trong quá trình điều trị tại nhà thường sử dụng rất nhiều loại thuốc. Cụ thể một số người chỉ bị sốt nhẹ nhưng uống cùng lúc các loại thuốc như kháng sinh, kháng viêm, thuốc chống dị ứng, rồi các loại vitamin… Việc này rất có hại cho cơ thể. Chúng tôi phải hướng dẫn cụ thể để bệnh nhân có cách điều trị đúng và sớm khỏi bệnh. Đặc biệt, chúng tôi luôn động viên để các bệnh nhân có tinh thần lạc quan để chiến thắng dịch bệnh” – bác sĩ Trung chia sẻ.
Nhận điện thoại lúc 2 giờ sáng
Cũng như các bác sĩ trong nhóm tư vấn người bệnh COVID-19 điều trị tại nhà, bác sĩ Lê Thị Thùy Trang – Khoa Xạ tổng hợp (Bệnh viện Ung bướu Nghệ An) cũng chủ động công khai số điện thoại để hỗ trợ người mắc COVID-19 dù đang điều trị các bệnh nhân COVID-19 trong Bệnh viện dã chiến số 3 (thị xã Cửa Lò).
2 giờ sáng, điện thoại của bác sĩ Trang đổ chuông… Vừa nghe máy, đầu dây bên kia gấp gáp: “Bé nhà chị 17 tháng tuổi mắc COVID-19, giờ cháu lắm phải làm thế nào bác sĩ?”. Trang liền hỏi kỹ các triệu chứng của bé rồi ân cần hướng dẫn người mẹ việc hạ sốt, theo dõi sát các diễn biến của trẻ. Theo hướng dẫn của bác sĩ Trang, trẻ dần hạ sốt.
Từ sau Tết Nguyên đán đến nay, những cuộc điện thoại từ bệnh nhân điều trị COVID-19 ở nhà đã quá quen thuộc với bác sĩ Trang. Đây là một trong nhiều cuộc điện thoại của những bà mẹ có con mắc COVID-19. Trước đó, một người mẹ cũng có con 17 tháng hoảng hốt gọi điện với tâm trạng lo lắng khi con mắc COVID-19 lại có tiền sử bệnh viêm tai giữa. Những ngày mắc bệnh, bé sốt liên tục trong ba ngày không đỡ và còn chảy nước tai.
Bác sĩ Trang cho biết: “Đây là một ca bệnh có nguy cơ chuyển biến nặng nên ngoài kịp thời trò chuyện với gia đình tôi cũng yêu cầu mẹ của bé cập nhật sức khỏe bé thường xuyên để phòng nguy cơ xấu. Sau 1 tuần được hỗ trợ, tư vấn, sức khỏe của bé dần ổn định”.
Chia sẻ về việc công khai số điện thoại trên trang Facebook cá nhân để hỗ trợ cho các bệnh nhân điều trị COVID-19 ở nhà, bác sĩ Trang cho biết: “Sau Tết Nguyên đán số ca mắc trên địa bàn liên tục tăng, người mắc bệnh điều trị tại nhà cũng một nhiều. Là bác sĩ đang trực tiếp điều trị bệnh nhân trong Bệnh viện dã chiến số 3 nên tôi cũng có một số kinh nghiệm”.
Để có quyết định công khai số điện thoại, bác sĩ Trang cũng đắn đo lắm. Bởi việc điều trị cho các F0 trong Bệnh viện dã chiến đã rất vất vả, áp lực. Tuy nhiên, sau Tết, nhiều bệnh nhân trong Bệnh viện dã chiến số 3 đã khỏi bệnh, ra viện nên bác sĩ Trang có thêm chút thời gian và quyết định tư vấn thêm cho các bệnh nhân điều trị tại nhà qua điện thoại.
“Dù có ít thời gian nhưng tôi cũng muốn góp thêm chút sức để cùng mọi người để đầy lùi dịch bệnh. Hiện số bệnh nhân gọi điện thông báo đã âm tính rất nhiều khiến tôi rất vui. Vui hơn nữa là trong khó khăn mọi người lại kết nối, san sẻ với nhau nhiều hơn” – bác sĩ Trang chia sẻ.
PGS.TS Dương Đình Chỉnh – Giám đốc Sở Y tế Nghệ An nhấn mạnh, để tiếp tục triển khai tốt công tác điều trị F0 tại nhà, Sở yêu cầu các đơn vị cần thực hiện nghiêm các quy định của Bộ và Sở Y tế về điều trị F0 tại nhà. Trong đó, Trung tâm Y tế phải bố trí đủ nhân lực theo quy định. Nếu thiếu, Sở Y tế sẵn sàng điều động lực lượng tuyến tỉnh hỗ trợ các huyện.
Tiếp tục quản lý, tương tác tốt với bệnh nhân. Trong đó, nhân viên Trạm Y tế lưu động phải gọi điện, thăm hỏi ít nhất 2 lần/ ngày. Khi có các triệu chứng, cần đến thăm khám, cấp thuốc theo quy định. Tuyệt đối không để bệnh nhân tự mua thuốc. Đối với túi thuốc cơ bản cho bệnh nhân, huyện cấp, thuốc kháng virus Sở Y tế sẽ cấp đủ khi có yêu cầu. Các cơ sở y tế phải trang bị đầy đủ máy đo nồng độ oxy SpO2, máy đo huyết áp, nhiệt độ, bình oxy… để phục vụ tốt công tác điều trị F0.
Giám đốc Sở cũng yêu cầu các Trung tâm Y tế tăng cường kiểm tra, giám sát việc điều trị F0 tại nhà, qua đó hỗ trợ các cơ sở triển khai tốt trong thời gian tới.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn
Dù là giữa đêm hay mờ sáng nhưng các bác sĩ trẻ đồng hành cùng F0 điều trị tại nhà không bỏ lỡ cuộc điện thoại nào. Bởi họ biết, đây là những cuộc điện thoại cấp bách, cần được tư vấn của những bệnh nhân COVID-19.
Đồng hành cùng bệnh nhân
Cuộc nói chuyện giữa chúng tôi với Thạc sĩ, Bác sĩ Phan Quang Trung – Khoa Tai Mũi Họng (Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An) luôn bị ngắt quãng bởi những cuộc điện thoại của các F0 gọi điện đến nhờ hỗ trợ, tư vấn.
Nếu có việc gấp khác chưa nghe được thì ngay sau đó, bác sĩ Trung cũng sắp xếp để gọi lại ngay. Bởi theo bác sĩ Trung “những F0 thường rất lo lắng, sợ hãi khi xuất hiện các triệu chứng. Đặc biệt là các bà mẹ có con F0 thì nỗi lo thêm bội phần. Vì thế, những ngày này tôi luôn “ôm” điện thoại để sát cánh, đồng hành cùng F0″.
Bác sĩ Trung là một trong 17 bác sĩ trong nhóm tư vấn trên địa bàn TP Vinh (Nghệ An). Tham gia đội tư vấn này, bác sĩ Trung cùng các bác sĩ khác phải đảm đương 2 nhiệm vụ: Vừa đảm bảo công tác chuyên môn lại vừa trực “tổng đài 24/24 giờ” để hỗ trợ, tư vấn cho các F0 điều trị tại nhà.
Ngoài trả lời trực tiếp các vấn đề F0 gặp phải, bác sĩ Trung còn tận tình nhắn tin qua Zalo hoặc tin nhắn bình thường về các loại thuốc, cách dùng, liều lượng rồi các pha thuốc…
“F0 vì quá lo lắng nên trong quá trình điều trị tại nhà thường sử dụng rất nhiều loại thuốc. Cụ thể một số người chỉ bị sốt nhẹ nhưng uống cùng lúc các loại thuốc như kháng sinh, kháng viêm, thuốc chống dị ứng, rồi các loại vitamin… Việc này rất có hại cho cơ thể. Chúng tôi phải hướng dẫn cụ thể để bệnh nhân có cách điều trị đúng và sớm khỏi bệnh. Đặc biệt, chúng tôi luôn động viên để các bệnh nhân có tinh thần lạc quan để chiến thắng dịch bệnh” – bác sĩ Trung chia sẻ.
Nhận điện thoại lúc 2 giờ sáng
Cũng như các bác sĩ trong nhóm tư vấn người bệnh COVID-19 điều trị tại nhà, bác sĩ Lê Thị Thùy Trang – Khoa Xạ tổng hợp (Bệnh viện Ung bướu Nghệ An) cũng chủ động công khai số điện thoại để hỗ trợ người mắc COVID-19 dù đang điều trị các bệnh nhân COVID-19 trong Bệnh viện dã chiến số 3 (thị xã Cửa Lò).
2 giờ sáng, điện thoại của bác sĩ Trang đổ chuông… Vừa nghe máy, đầu dây bên kia gấp gáp: “Bé nhà chị 17 tháng tuổi mắc COVID-19, giờ cháu lắm phải làm thế nào bác sĩ?”. Trang liền hỏi kỹ các triệu chứng của bé rồi ân cần hướng dẫn người mẹ việc hạ sốt, theo dõi sát các diễn biến của trẻ. Theo hướng dẫn của bác sĩ Trang, trẻ dần hạ sốt.
Từ sau Tết Nguyên đán đến nay, những cuộc điện thoại từ bệnh nhân điều trị COVID-19 ở nhà đã quá quen thuộc với bác sĩ Trang. Đây là một trong nhiều cuộc điện thoại của những bà mẹ có con mắc COVID-19. Trước đó, một người mẹ cũng có con 17 tháng hoảng hốt gọi điện với tâm trạng lo lắng khi con mắc COVID-19 lại có tiền sử bệnh viêm tai giữa. Những ngày mắc bệnh, bé sốt liên tục trong ba ngày không đỡ và còn chảy nước tai.
Bác sĩ Trang cho biết: “Đây là một ca bệnh có nguy cơ chuyển biến nặng nên ngoài kịp thời trò chuyện với gia đình tôi cũng yêu cầu mẹ của bé cập nhật sức khỏe bé thường xuyên để phòng nguy cơ xấu. Sau 1 tuần được hỗ trợ, tư vấn, sức khỏe của bé dần ổn định”.
Chia sẻ về việc công khai số điện thoại trên trang Facebook cá nhân để hỗ trợ cho các bệnh nhân điều trị COVID-19 ở nhà, bác sĩ Trang cho biết: “Sau Tết Nguyên đán số ca mắc trên địa bàn liên tục tăng, người mắc bệnh điều trị tại nhà cũng một nhiều. Là bác sĩ đang trực tiếp điều trị bệnh nhân trong Bệnh viện dã chiến số 3 nên tôi cũng có một số kinh nghiệm”.
Để có quyết định công khai số điện thoại, bác sĩ Trang cũng đắn đo lắm. Bởi việc điều trị cho các F0 trong Bệnh viện dã chiến đã rất vất vả, áp lực. Tuy nhiên, sau Tết, nhiều bệnh nhân trong Bệnh viện dã chiến số 3 đã khỏi bệnh, ra viện nên bác sĩ Trang có thêm chút thời gian và quyết định tư vấn thêm cho các bệnh nhân điều trị tại nhà qua điện thoại.
“Dù có ít thời gian nhưng tôi cũng muốn góp thêm chút sức để cùng mọi người để đầy lùi dịch bệnh. Hiện số bệnh nhân gọi điện thông báo đã âm tính rất nhiều khiến tôi rất vui. Vui hơn nữa là trong khó khăn mọi người lại kết nối, san sẻ với nhau nhiều hơn” – bác sĩ Trang chia sẻ.
PGS.TS Dương Đình Chỉnh – Giám đốc Sở Y tế Nghệ An nhấn mạnh, để tiếp tục triển khai tốt công tác điều trị F0 tại nhà, Sở yêu cầu các đơn vị cần thực hiện nghiêm các quy định của Bộ và Sở Y tế về điều trị F0 tại nhà. Trong đó, Trung tâm Y tế phải bố trí đủ nhân lực theo quy định. Nếu thiếu, Sở Y tế sẵn sàng điều động lực lượng tuyến tỉnh hỗ trợ các huyện.
Tiếp tục quản lý, tương tác tốt với bệnh nhân. Trong đó, nhân viên Trạm Y tế lưu động phải gọi điện, thăm hỏi ít nhất 2 lần/ ngày. Khi có các triệu chứng, cần đến thăm khám, cấp thuốc theo quy định. Tuyệt đối không để bệnh nhân tự mua thuốc. Đối với túi thuốc cơ bản cho bệnh nhân, huyện cấp, thuốc kháng virus Sở Y tế sẽ cấp đủ khi có yêu cầu. Các cơ sở y tế phải trang bị đầy đủ máy đo nồng độ oxy SpO2, máy đo huyết áp, nhiệt độ, bình oxy… để phục vụ tốt công tác điều trị F0.
Giám đốc Sở cũng yêu cầu các Trung tâm Y tế tăng cường kiểm tra, giám sát việc điều trị F0 tại nhà, qua đó hỗ trợ các cơ sở triển khai tốt trong thời gian tới.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn