Dự buổi bàn giao có ông Lê Thành Đô – Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên, ông Vừ A Bằng – Phó chủ tịch UBND tỉnh, TS. Vương Ánh Dương – Phó cục trưởng Cục quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), PGS.TS Đào Xuân Cơ – Phó giám đốc BV Bạch Mai.
Phát biểu tại buổi bàn giao, ông Lê Thành Đô – Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên nói: Thay mặt lãnh đạo tỉnh Điện Biên, tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, hỗ trợ kịp thời của Bộ Y tế, sự tận tâm của các đồng chí giáo sư, bác sĩ, kỹ thuật viên cùng toàn thể các đồng chí trong đoàn công tác của Bộ Y tế điều động… đã không quản ngại ngày đêm để hoàn thành bệnh viện dã chiến, hỗ trợ tỉnh Điện Biên thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
PGS.TS Đào Xuân Cơ- Phó Giám đốc BV Bạch Mai giới thiệu về hệ thống hồi sức cấp cứu trong BV dã chiến với đồng chí Lê Thành Đô, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên
Lãnh đạo tỉnh Điện Biên cũng cam kết sẽ chỉ đạo Sở Y tế và các đơn vị liên quan khẩn trương, nghiêm túc tiếp thu các phương pháp điều trị, quản lý và vận hành các trang thiết bị y tế hiện đại để làm tốt công tác thu dung, chăm sóc, theo dõi và điều trj, đảm bảo đúng quy trình chăm sóc, điều trị của Bộ Y tế, hạn chế thấp nhất sự lây lan dịch bệnh trong công đồng.
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên cũng chỉ đạo ngành Y tế tỉnh nhanh chóng tổ chức tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị do Bộ Y tế hỗ trợ; đồng thời, đảm bảo cơ sở vật chất, nhân lực, trang thiết bị, thuốc, vật tư tiêu hao, phương tiện phòng hộ thiết yếu theo quy định. Sớm ổn định tổ chức bộ máy, phân công vị trí việc làm, đảm bảo bệnh viện hoạt động hiệu quả ngay sau khi đi vào hoạt động theo hướng dẫn của các chuyên gia trong đoàn công tác.
“Ngành Y tế cũng cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ về chuyên môn, nghiệp vụ bằng nhiều hình thức, nhằm đáp ứng yêu cầu thu dung, chăm sóc người bệnh”- Đồng chí Lê Thành Đô yêu cầu.
Hệ thống oxy khí nén được thiết lập để phục vụ hoạt động của BV dã chiến
Thay mặt đoàn công tác của Bộ Y tế, TS. Vương Ánh Dương – Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh cho biêt, ngay sau khi nhận được thông tin báo cáo xác định có ca bệnh đầu tiên tại tỉnh Điện Biên, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã chỉ đạo các Vụ, Cục chức năng và các đơn vị trực thuộc Bộ (Cục quản lý khám chữa bệnh, Cục Y tế dự phòng, BV Bạch Mai và Viện vệ sinh dịch tễ TW) thành lập ngay đoàn công tác để hỗ trợ cho tỉnh Điện Biên.
Chiều ngày 5/2, đoàn công tác của Bộ Y tế đã đến Điện Biên, tiếp đó, trưa ngày 6/2, BV Bạch Mai điều đông thêm 5 kỹ sư có chuyên môn, kinh nghiệm về thiết lập BV dã chiến lên Điện Biên. Như vậy, đã có gần 30 chuyên gia, bác sĩ, điều dưỡng, kỹ sư… ở các lĩnh vực dự phòng, điều trị, xét nghiệm, thiết lập BV dã chiên được Bộ Y tế huy động đến Điện Biên.
Sau hơn 15 tiếng khẩn trương làm việc không quản ngày, đêm, BV dã chiến Điện Biên Phủ đã được hoàn thành trên cơ sở Trung tâm y tế TP Điện Biên Phủ và bàn giao cho ngành y tế tinh.
Giường bệnh với trang thiết bị hiện đại thiết lập trong BV dã chiến Điện Biên Phủ
Hiện tại có thể nói công tác xét nghiệm tại Điện Biên đã đảm bảo đủ sinh phẩm, công năng, công suất, năng lực để đối phó dịch bệnh trong tình huống hiện tại.
Cùng với đó, đoàn công tác của Bộ Y tế đã tổ chức các buổi tập huấn về chuyên môn điều trị, xét nghiệm, khoanh vùng, cách ly cho toàn bộ cán bộ y tế của tỉnh; đặc biệt là đội ngũ phục vụ hoạt động của BV dã chiến Điện Biên Phủ.
Phó Cục trưởng Vương Ánh Dương nhấn mạnh: Trong thời gian rất ngắn, có được kết quả trên, đó là sự nỗ lực của toàn thể thành viên trong đoàn công tác, nhưng quan trọng đó là sự quyết tâm, sự chỉ đạo thống nhất và xuyên suốt, sự quan tâm phối hợp và tạo điều kiện tốt nhất cho đoàn công tác của Lãnh đạo tỉnh uỷ, UBND tỉnh, toàn thể hệ thống y tế, các đồng chí lãnh đạo Sở và các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh.
“Những yếu tố này đã giúp cho việc thiết lập và hoàn thành BV dã chiến, giúp ngành y tế Điện Biên sẵn sàng và chủ động trong công tác khám chữa bệnh, phòng chống COVID-19; cũng như công tác truy vết, xét nghiệm phát hiện sớm ca bệnh COVID-19”- TS Vương Ánh Dương nói.
Thiết lập khu sàng lọc bên ngoài đảm bảo phân loại bệnh nhân
BV đã chiến Điện Biên Phủ về đêm
PGS. TS. Đào Xuân Cơ- Phó Giám đốc BV Bạch Mai cho biết thêm, đoàn công tác của BV Bạch Mai đến Điện Biên mang theo rất nhiều trang thiết bị, máy móc từ những con ốc vít cho đến những thiết bị tối tân như máy tim phổi nhân tạo (ECMO), đã nhanh chóng thiết lập xong BV dã chiến với thời gian thần tốc 15 giờ kể cả thời gian tranh thủ ăn uống.
“BV dã chiến Điện Biên Phủ đã được trang bị hệ thống oxy, khí nén trung tâm, hệ thống camera trung tâm theo dõi người bệnh, hệ thống telehealth kết nối trực tiếp với các bệnh viện tuyến Trung ương sẽ giúp hỗ trợ chẩn đoán và điều trị những ca bệnh nặng tại chỗ…”.- PGS.TS Đào Xuân Cơ thông tin.
Dự buổi bàn giao có ông Lê Thành Đô – Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên, ông Vừ A Bằng – Phó chủ tịch UBND tỉnh, TS. Vương Ánh Dương – Phó cục trưởng Cục quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), PGS.TS Đào Xuân Cơ – Phó giám đốc BV Bạch Mai.
Phát biểu tại buổi bàn giao, ông Lê Thành Đô – Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên nói: Thay mặt lãnh đạo tỉnh Điện Biên, tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, hỗ trợ kịp thời của Bộ Y tế, sự tận tâm của các đồng chí giáo sư, bác sĩ, kỹ thuật viên cùng toàn thể các đồng chí trong đoàn công tác của Bộ Y tế điều động… đã không quản ngại ngày đêm để hoàn thành bệnh viện dã chiến, hỗ trợ tỉnh Điện Biên thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
PGS.TS Đào Xuân Cơ- Phó Giám đốc BV Bạch Mai giới thiệu về hệ thống hồi sức cấp cứu trong BV dã chiến với đồng chí Lê Thành Đô, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên
Lãnh đạo tỉnh Điện Biên cũng cam kết sẽ chỉ đạo Sở Y tế và các đơn vị liên quan khẩn trương, nghiêm túc tiếp thu các phương pháp điều trị, quản lý và vận hành các trang thiết bị y tế hiện đại để làm tốt công tác thu dung, chăm sóc, theo dõi và điều trj, đảm bảo đúng quy trình chăm sóc, điều trị của Bộ Y tế, hạn chế thấp nhất sự lây lan dịch bệnh trong công đồng.
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên cũng chỉ đạo ngành Y tế tỉnh nhanh chóng tổ chức tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị do Bộ Y tế hỗ trợ; đồng thời, đảm bảo cơ sở vật chất, nhân lực, trang thiết bị, thuốc, vật tư tiêu hao, phương tiện phòng hộ thiết yếu theo quy định. Sớm ổn định tổ chức bộ máy, phân công vị trí việc làm, đảm bảo bệnh viện hoạt động hiệu quả ngay sau khi đi vào hoạt động theo hướng dẫn của các chuyên gia trong đoàn công tác.
“Ngành Y tế cũng cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ về chuyên môn, nghiệp vụ bằng nhiều hình thức, nhằm đáp ứng yêu cầu thu dung, chăm sóc người bệnh”- Đồng chí Lê Thành Đô yêu cầu.
Hệ thống oxy khí nén được thiết lập để phục vụ hoạt động của BV dã chiến
Thay mặt đoàn công tác của Bộ Y tế, TS. Vương Ánh Dương – Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh cho biêt, ngay sau khi nhận được thông tin báo cáo xác định có ca bệnh đầu tiên tại tỉnh Điện Biên, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã chỉ đạo các Vụ, Cục chức năng và các đơn vị trực thuộc Bộ (Cục quản lý khám chữa bệnh, Cục Y tế dự phòng, BV Bạch Mai và Viện vệ sinh dịch tễ TW) thành lập ngay đoàn công tác để hỗ trợ cho tỉnh Điện Biên.
Chiều ngày 5/2, đoàn công tác của Bộ Y tế đã đến Điện Biên, tiếp đó, trưa ngày 6/2, BV Bạch Mai điều đông thêm 5 kỹ sư có chuyên môn, kinh nghiệm về thiết lập BV dã chiến lên Điện Biên. Như vậy, đã có gần 30 chuyên gia, bác sĩ, điều dưỡng, kỹ sư… ở các lĩnh vực dự phòng, điều trị, xét nghiệm, thiết lập BV dã chiên được Bộ Y tế huy động đến Điện Biên.
Sau hơn 15 tiếng khẩn trương làm việc không quản ngày, đêm, BV dã chiến Điện Biên Phủ đã được hoàn thành trên cơ sở Trung tâm y tế TP Điện Biên Phủ và bàn giao cho ngành y tế tinh.
Giường bệnh với trang thiết bị hiện đại thiết lập trong BV dã chiến Điện Biên Phủ
Hiện tại có thể nói công tác xét nghiệm tại Điện Biên đã đảm bảo đủ sinh phẩm, công năng, công suất, năng lực để đối phó dịch bệnh trong tình huống hiện tại.
Cùng với đó, đoàn công tác của Bộ Y tế đã tổ chức các buổi tập huấn về chuyên môn điều trị, xét nghiệm, khoanh vùng, cách ly cho toàn bộ cán bộ y tế của tỉnh; đặc biệt là đội ngũ phục vụ hoạt động của BV dã chiến Điện Biên Phủ.
Phó Cục trưởng Vương Ánh Dương nhấn mạnh: Trong thời gian rất ngắn, có được kết quả trên, đó là sự nỗ lực của toàn thể thành viên trong đoàn công tác, nhưng quan trọng đó là sự quyết tâm, sự chỉ đạo thống nhất và xuyên suốt, sự quan tâm phối hợp và tạo điều kiện tốt nhất cho đoàn công tác của Lãnh đạo tỉnh uỷ, UBND tỉnh, toàn thể hệ thống y tế, các đồng chí lãnh đạo Sở và các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh.
“Những yếu tố này đã giúp cho việc thiết lập và hoàn thành BV dã chiến, giúp ngành y tế Điện Biên sẵn sàng và chủ động trong công tác khám chữa bệnh, phòng chống COVID-19; cũng như công tác truy vết, xét nghiệm phát hiện sớm ca bệnh COVID-19”- TS Vương Ánh Dương nói.
Thiết lập khu sàng lọc bên ngoài đảm bảo phân loại bệnh nhân
BV đã chiến Điện Biên Phủ về đêm
PGS. TS. Đào Xuân Cơ- Phó Giám đốc BV Bạch Mai cho biết thêm, đoàn công tác của BV Bạch Mai đến Điện Biên mang theo rất nhiều trang thiết bị, máy móc từ những con ốc vít cho đến những thiết bị tối tân như máy tim phổi nhân tạo (ECMO), đã nhanh chóng thiết lập xong BV dã chiến với thời gian thần tốc 15 giờ kể cả thời gian tranh thủ ăn uống.
“BV dã chiến Điện Biên Phủ đã được trang bị hệ thống oxy, khí nén trung tâm, hệ thống camera trung tâm theo dõi người bệnh, hệ thống telehealth kết nối trực tiếp với các bệnh viện tuyến Trung ương sẽ giúp hỗ trợ chẩn đoán và điều trị những ca bệnh nặng tại chỗ…”.- PGS.TS Đào Xuân Cơ thông tin.