Hiện nay, tình trạng xả thải rác bừa bãi xảy ra ở nhiều nơi, trong đó có các thành phố lớn. Đây thật sự là bài toán nan giải. Vấn đề này đặt ra có lẽ không mới, bởi từ nhiều năm nay, nó đã được đưa ra mổ xẻ, bàn luận, tìm giải pháp, song trên thực tế, dường như chưa được cải thiện là bao. Ý thức của cộng đồng chính là vấn đề cần phải nói tới.
Trong cuộc sống, chúng ta vẫn bắt gặp những trường hợp chỉ vì “tiện tay” mà vỏ chai nước, vỏ bánh kẹo có thể được ném xuống đường không một chút đắn đo; cũng “tiện tay”, rác thải trong gia đình có khi hất ngay xuống kênh rạch, cống thoát nước; hay “tiện tay” mà vỏ hộp sữa vừa uống xong, chiếc khăn giấy vừa dùng xong… cũng có thể quăng ngay xuống mái nhà kế bên. Thậm chí, tại những nơi công cộng, có thùng rác để sẵn nhưng cũng chả cần quan tâm, người ta có thể vứt rác ngay tại gốc cây, gầm ghế hay quăng ngay… chân thùng rác.
Điều đáng nói ở đây là hành động ấy lại đang diễn ra ở tất cả các lứa tuổi, thậm chí của cả những người là công chức nhà nước, học sinh, sinh viên. Một lễ hội đi qua là ngổn ngang rác thải, là mồ hôi và thậm chí là cả nước mắt nhọc nhằn của những người lao công khi phải “tiếp nhận”. Một buổi tổng kết, chia tay năm học hay một chương trình văn nghệ, hội thao tại trường học, người ta cũng bắt gặp những mảnh giấy, những vỏ chai, những ly nhựa vứt bừa bãi. Đó hình như đã là thói quen của nhiều người được hình thành từ sự thiếu ý thức bảo vệ môi trường và cũng bởi sự vô trách nhiệm đối với những người xung quanh, với xã hội, với cộng đồng. Việc vứt rác bừa bãi ảnh hưởng đến mỹ quan, làm ô nhiễm môi trường, gây ra những thiệt hại về kinh tế – xã hội, tác động nghiêm trọng tới sức khỏe của con người. Và rồi những hậu quả từ sự thiếu ý thức ấy lại chính con người chúng ta phải gánh chịu.
Một ví dụ về hậu quả của tình trạng vứt rác bừa bãi là vào tháng 10/2017, đường Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh) ngập nặng bởi một trận mưa chưa tới 1 giờ đồng hồ với vũ lượng chỉ là 40mm, trong khi trước đó, cơn mưa lớn kéo dài hơn 4 giờ, với vũ lượng 125,2mm thì đường sạch ráo. Lúc đó, Thành phố Hồ Chí Minh đang thử nghiệm siêu máy bơm của Tập đoàn Công nghiệp Quang Trung để chống nhập con đường này.
Nguyên nhân khi được kiểm tra là toàn bộ tuyến cống hai bên đường bị tắc nghẽn, máy bơm không hút được nước gây ngập. Bước đầu mở 4 nắp hố ga tại khu vực này thì thấy rất nhiều chai lọ, bao bì, mút xốp bịt kín miệng cống (mỗi hố gần 1 mét khối rác). Hệ thống cống nước được xây dựng để thoát nước thì nay. công năng đã được bổ sung thêm – trở thành nơi “tập kết” rác thải!
Từ vụ việc trên, ngay sau đó, UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã lập tức có chỉ đạo khẩn 24 quận, huyện, các sở ngành liên quan, Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước Thành phố Hồ Chí Minh khẩn trương kiểm tra, xử lý, phạt nặng hành vi dồn đổ rác thải làm tắc hệ thống cống thoát nước trên địa bàn Thành phố.
Thiết nghĩ, chúng ta cần phải tăng cường tuyên truyền mạnh hơn nữa, thường xuyên hơn nữa với nhiều kênh khác nhau để thay đổi nhận thức, hành vi của con người và đặc biệt là trong môi trường giáo dục. Công tác này phải được đẩy mạnh ở các cấp học, ngay từ các trường mầm non. Như vậy, không những bản thân các em có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường mà chính các em còn là những tuyên truyền viên hiệu quả làm thay đổi hành vi của người lớn, sẽ tạo sức lan tỏa cho cả cộng đồng.
Tại các đơn vị, khu dân cư, việc tuyên truyền này cũng cần đẩy mạnh, cần đưa vào trong nội dung các cuộc họp tổ dân phố, phát động các phong trào xanh – sạch – đẹp thường xuyên, gắn với các phong trào thi đua của cơ sở.
Bên cạnh việc đẩy mạnh tuyên truyền thì cũng phải có chế tài đủ mạnh để xử lý những hành vi vi phạm./.
Hiện nay, tình trạng xả thải rác bừa bãi xảy ra ở nhiều nơi, trong đó có các thành phố lớn. Đây thật sự là bài toán nan giải. Vấn đề này đặt ra có lẽ không mới, bởi từ nhiều năm nay, nó đã được đưa ra mổ xẻ, bàn luận, tìm giải pháp, song trên thực tế, dường như chưa được cải thiện là bao. Ý thức của cộng đồng chính là vấn đề cần phải nói tới.
Trong cuộc sống, chúng ta vẫn bắt gặp những trường hợp chỉ vì “tiện tay” mà vỏ chai nước, vỏ bánh kẹo có thể được ném xuống đường không một chút đắn đo; cũng “tiện tay”, rác thải trong gia đình có khi hất ngay xuống kênh rạch, cống thoát nước; hay “tiện tay” mà vỏ hộp sữa vừa uống xong, chiếc khăn giấy vừa dùng xong… cũng có thể quăng ngay xuống mái nhà kế bên. Thậm chí, tại những nơi công cộng, có thùng rác để sẵn nhưng cũng chả cần quan tâm, người ta có thể vứt rác ngay tại gốc cây, gầm ghế hay quăng ngay… chân thùng rác.
Điều đáng nói ở đây là hành động ấy lại đang diễn ra ở tất cả các lứa tuổi, thậm chí của cả những người là công chức nhà nước, học sinh, sinh viên. Một lễ hội đi qua là ngổn ngang rác thải, là mồ hôi và thậm chí là cả nước mắt nhọc nhằn của những người lao công khi phải “tiếp nhận”. Một buổi tổng kết, chia tay năm học hay một chương trình văn nghệ, hội thao tại trường học, người ta cũng bắt gặp những mảnh giấy, những vỏ chai, những ly nhựa vứt bừa bãi. Đó hình như đã là thói quen của nhiều người được hình thành từ sự thiếu ý thức bảo vệ môi trường và cũng bởi sự vô trách nhiệm đối với những người xung quanh, với xã hội, với cộng đồng. Việc vứt rác bừa bãi ảnh hưởng đến mỹ quan, làm ô nhiễm môi trường, gây ra những thiệt hại về kinh tế – xã hội, tác động nghiêm trọng tới sức khỏe của con người. Và rồi những hậu quả từ sự thiếu ý thức ấy lại chính con người chúng ta phải gánh chịu.
Một ví dụ về hậu quả của tình trạng vứt rác bừa bãi là vào tháng 10/2017, đường Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh) ngập nặng bởi một trận mưa chưa tới 1 giờ đồng hồ với vũ lượng chỉ là 40mm, trong khi trước đó, cơn mưa lớn kéo dài hơn 4 giờ, với vũ lượng 125,2mm thì đường sạch ráo. Lúc đó, Thành phố Hồ Chí Minh đang thử nghiệm siêu máy bơm của Tập đoàn Công nghiệp Quang Trung để chống nhập con đường này.
Nguyên nhân khi được kiểm tra là toàn bộ tuyến cống hai bên đường bị tắc nghẽn, máy bơm không hút được nước gây ngập. Bước đầu mở 4 nắp hố ga tại khu vực này thì thấy rất nhiều chai lọ, bao bì, mút xốp bịt kín miệng cống (mỗi hố gần 1 mét khối rác). Hệ thống cống nước được xây dựng để thoát nước thì nay. công năng đã được bổ sung thêm – trở thành nơi “tập kết” rác thải!
Từ vụ việc trên, ngay sau đó, UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã lập tức có chỉ đạo khẩn 24 quận, huyện, các sở ngành liên quan, Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước Thành phố Hồ Chí Minh khẩn trương kiểm tra, xử lý, phạt nặng hành vi dồn đổ rác thải làm tắc hệ thống cống thoát nước trên địa bàn Thành phố.
Thiết nghĩ, chúng ta cần phải tăng cường tuyên truyền mạnh hơn nữa, thường xuyên hơn nữa với nhiều kênh khác nhau để thay đổi nhận thức, hành vi của con người và đặc biệt là trong môi trường giáo dục. Công tác này phải được đẩy mạnh ở các cấp học, ngay từ các trường mầm non. Như vậy, không những bản thân các em có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường mà chính các em còn là những tuyên truyền viên hiệu quả làm thay đổi hành vi của người lớn, sẽ tạo sức lan tỏa cho cả cộng đồng.
Tại các đơn vị, khu dân cư, việc tuyên truyền này cũng cần đẩy mạnh, cần đưa vào trong nội dung các cuộc họp tổ dân phố, phát động các phong trào xanh – sạch – đẹp thường xuyên, gắn với các phong trào thi đua của cơ sở.
Bên cạnh việc đẩy mạnh tuyên truyền thì cũng phải có chế tài đủ mạnh để xử lý những hành vi vi phạm./.