Những ngày này, bên trong những nhà máy “3 tại chỗ” là những bàn tay và khối óc vẫn không ngừng sản xuất. Họ tình nguyện ở lại để giữ vững dây chuyền. Với họ, đó là cách để đồng hành cùng doanh nghiệp và thành phố chống dịch…
Tổ Thường trực đặc biệt của Bộ Y tế trao đổi với đại diện Tổng Công ty Cổ phần May Nhà Bè về việc xiết chặt các biện pháp phòng, chống dịch trong thời gian thực hiện 3 tại chỗ
Nụ cười lạc quan
Gói ghém tư trang, xách vali vào công ty từ ngày 8/7/2021, đến nay đã là ngày thứ 14 chị Nguyễn Thị Luân (38 tuổi, tạm trú phường Phú Thuận, Q.7, Công ty TNHH Quốc tế SWENEOVN Việt Nam, Khu chế xuất Tân Thuận TP.HCM) và đồng nghiệp vừa sinh hoạt vừa sản xuất tại phân xưởng.
Chị kể, những ngày đầu mới “chuyển nhà” đến công ty có một chút lạ lẫm vì chưa từng có trong tiền lệ. Tuy nhiên, với sự chu đáo của ban lãnh đạo, đã chuẩn bị cho chị và đồng nghiệp đầy đủ nơi ăn chốn ngủ, đồ dùng sinh hoạt cá nhân nên mọi thứ dần trở thành quen, còn về giờ giấc làm việc từ trước đến nay đã đi vào quy củ, nề nếp.
Chị Luân có 2 con, đứa lớn vừa kết thúc kỳ thi đại học, đứa nhỏ 6 tuổi. Chồng của chị làm việc ở một công ty khác nhưng hiện đang phải tạm nghỉ việc vì tình hình dịch bệnh. Đối với chị Luân, việc chuyển vào công ty sinh sống và làm việc giúp chị vẫn đảm bảo thu nhập chèo chống cho cả gia đình vượt qua khó khăn trước mắt, đồng thời trong quá trình đó hạn chế được đi lại sẽ không mang mầm bệnh về lây cho gia đình hay lây cho đồng nghiệp ở công ty.
Chị Phạm Thị Trinh (25 tuổi), là một trong những nữ công nhân trẻ nhất tình nguyện ở lại sản xuất tại đây. Chị Trinh có con nhỏ gần 2 tuổi. Khi tình dịch bệnh bắt đầu phức tạp chị đã gửi con về quê nhờ ông bà ngoại chăm nom để yên tâm sản xuất. Những lúc ngơi tay không tránh khỏi nỗi nhớ con thế nhưng chị vẫn vững lòng, tiếp tục đồng hành cùng các đồng nghiệp giữ nóng cho dây chuyền may mặc. Chị cười, nói, “sinh hoạt chung tại công ty, được các chị động viên nên nỗi nhớ nhà, nhớ con của tôi cũng phần nào được khỏa lấp, yên tâm với công việc đang làm”.
Chị Lê Thị Ngọc Thạnh (đứng) và chị Phạm Thị Trinh đang sản xuất tại dây chuyền của mình
Có thâm niên tại công ty đã hơn 20 năm, chị Lê Thị Ngọc Thạnh (49 tuổi) – Trưởng phòng 3, Công ty TNHH Quốc tế SWENEOVN Việt Nam vừa là người đốc thúc các nhân sự về hiệu suất vừa là người bắt tay chỉ việc sửa từng chi tiết kỹ thuật. Hỏi về những khó khăn, chị Thạnh cười, hài hước nói: “Thuận lợi thì nhiều lắm còn không có khó khăn. Ở đây vừa an toàn, mọi điều kiện ăn ở đều thoải mái. Chị em có điều kiện tâm tình. Quan trọng nhất là đóng góp sức lực bé mọn vào nhiệm vụ chống dịch và phát triển kinh tế, mấy khó khăn lặt lặt chẳng ai nề hà gì… Cứ coi như một chuyến trốn con đi “pic nic” tại công ty. Rồi dịch bệnh sẽ ổn, gia đình lại sớm quây quần…”
Bà Phan Hằng Châu – Trưởng phòng nhân sự, Công ty TNHH Quốc tế SWENEOVN Việt Nam cho hay, để đảm bảo “mục tiêu kép” vừa chống dịch vừa an toàn sản xuất, theo hướng dẫn của Bộ Y tế và chính quyền địa phương, ngay từ đầu công ty đã sẵn sàng các phương án đón công nhân vào sinh hoạt vừa làm việc tại công ty. Từ ngày 8/7/2021, công ty đã hoàn tất công tác chuẩn bị và kêu gọi người lao động. Sau khi phát đi lời kêu gọi, có 92 người lao động đã tình nguyện ở lại. Đến nay đã ngày thứ 14 công ty thực hiện “3 tại chỗ”, tất cả mọi người đều thực hiện rất tốt các quy định phòng chống dịch và an toàn sản xuất.
Ngoài việc đảm bảo chỗ ăn, nghỉ cho người lao động, để động viên tinh thần cho người lao động, công ty hỗ trợ mỗi người 200 nghìn đồng/ ngày. Đồng thời, các biện pháp 5K, đo thân nhiệt và test COVID-19 định kỳ đều được thực hiện đầy đủ.
Đảm bảo an toàn tối đa cho người lao động
Tại Tổng công ty Cổ phần May Nhà Bè, Q. 7, TP.HCM, ông Nguyễn Ngọc Lân – Tổng Giám đốc Công ty cho biết, công ty có hệ thống trải khắp cả nước với hơn 20.000 lao động ở các tỉnh, thành. Tại đây là trung tâm đầu mối để điều động lượng hàng xuất khẩu và phụ liệu nhập khẩu… Các mặt hàng thời trang của công ty chủ yếu xuất đi các thị trường như Mỹ và Châu Âu.
Tổng công ty đã ký hợp đồng đến hết quý 1/2022, tất cả đơn hàng đã hoàn thành, vấn đề hiện nay là nhân lực. Công ty đã làm việc với khách hàng chuyển bớt hàng sang thị trường khác để giảm bớt áp lực thời gian giao hàng, giảm áp lực cho người lao động về tăng ca. Tuy nhiên, với khối lượng hàng hiện tại, đặc biệt nhiều đơn hàng phải gấp rút hoàn thành thì việc duy trì sản xuất là điều cần phải nỗ lực.
Từ ngày 9/7/2021, Tổng công ty đã hoàn thành chuẩn bị “3 tại chỗ” và vận động người lao động vào doanh nghiệp. Niềm vui của đội ngũ lãnh đạo công ty là ngay sau khi vận động, đã có hơn 650 người lao động tình nguyện ở lại, đồng hành cùng doanh nghiệp duy trì sản xuất. Đặc biệt, trong đó có khoảng 35 người lao động là F1 liên quan đến ca bệnh COVID-19.
Ngoài tạo điều kiện tốt nhất cho người lao động về suất ăn, nơi sinh hoạt, mỗi người lao động được hỗ trợ 100-150 nghìn đồng/ ngày, để bảo vệ tối đa cho người lao động, công ty thực hiện kiểm soát nghiêm ngặt việc ra vào, duy trì đo thân nhiệt và tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch. Riêng 35 người lao động là F1 được lao động và sinh hoạt tại một khu nhà riêng biệt. Đến nay, đã là ngày thứ 12 công ty thực hiện “3 tại chỗ”, tất cả người lao động bao gồm 35 F1 sức khoẻ tốt, tinh thần lạc quan và cùng vững tin đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn trước mắt.
Ông Nguyễn Ngọc Lân chia sẻ thêm: Công ty đang nỗ lực thực hiện nhiệm vụ đảm bảo “mục tiêu kép” vừa chống dịch vừa an toàn sản xuất. Song song đó, công ty mong muốn giảm áp lực cho ngành Y tế của địa phương bằng việc sẵn sàng các phương án cách ly những F0 không triệu chứng ngay tại công ty trong trường hợp công ty có phát sinh ca bệnh.
Ông Phạm Thanh Trực – Phó Trưởng ban Quản lý các Khu chế xuất & Công nghiệp TP.HCM (HEPZA) cho biết, đến 13 giờ ngày 20/7/2021, đã có 618 doanh nghiệp đăng ký sản xuất “3 tại chỗ”. Ban quản lý HEPZA đã phối hợp với các ban ngành liên quan thực hiện kiểm tra đối với 386 doanh nghiệp, trong đó có 338 doanh nghiệp đủ điều kiện, với số lượng người lao động là 38.412 người; 48 doanh nghiệp không đủ điều kiện.
Trong 618 doanh nghiệp đăng ký, có một số doanh nghiệp chủ yếu là nhân viên bảo trì thiết bị, vệ sinh máy móc, bảo vệ… trong thời gian doanh nghiệp nghỉ sản xuất. Ban quản lý HEPZA đang lập lại danh sách và không đi kiểm tra đối với các doanh nghiệp đó. Các doanh nghiệp còn lại, Ban quản lý sẽ tiếp tục phối hợp và thực hiện kiểm tra trong ngày hôm nay (21/7/2021)./.
Những ngày này, bên trong những nhà máy “3 tại chỗ” là những bàn tay và khối óc vẫn không ngừng sản xuất. Họ tình nguyện ở lại để giữ vững dây chuyền. Với họ, đó là cách để đồng hành cùng doanh nghiệp và thành phố chống dịch…
Tổ Thường trực đặc biệt của Bộ Y tế trao đổi với đại diện Tổng Công ty Cổ phần May Nhà Bè về việc xiết chặt các biện pháp phòng, chống dịch trong thời gian thực hiện 3 tại chỗ
Nụ cười lạc quan
Gói ghém tư trang, xách vali vào công ty từ ngày 8/7/2021, đến nay đã là ngày thứ 14 chị Nguyễn Thị Luân (38 tuổi, tạm trú phường Phú Thuận, Q.7, Công ty TNHH Quốc tế SWENEOVN Việt Nam, Khu chế xuất Tân Thuận TP.HCM) và đồng nghiệp vừa sinh hoạt vừa sản xuất tại phân xưởng.
Chị kể, những ngày đầu mới “chuyển nhà” đến công ty có một chút lạ lẫm vì chưa từng có trong tiền lệ. Tuy nhiên, với sự chu đáo của ban lãnh đạo, đã chuẩn bị cho chị và đồng nghiệp đầy đủ nơi ăn chốn ngủ, đồ dùng sinh hoạt cá nhân nên mọi thứ dần trở thành quen, còn về giờ giấc làm việc từ trước đến nay đã đi vào quy củ, nề nếp.
Chị Luân có 2 con, đứa lớn vừa kết thúc kỳ thi đại học, đứa nhỏ 6 tuổi. Chồng của chị làm việc ở một công ty khác nhưng hiện đang phải tạm nghỉ việc vì tình hình dịch bệnh. Đối với chị Luân, việc chuyển vào công ty sinh sống và làm việc giúp chị vẫn đảm bảo thu nhập chèo chống cho cả gia đình vượt qua khó khăn trước mắt, đồng thời trong quá trình đó hạn chế được đi lại sẽ không mang mầm bệnh về lây cho gia đình hay lây cho đồng nghiệp ở công ty.
Chị Phạm Thị Trinh (25 tuổi), là một trong những nữ công nhân trẻ nhất tình nguyện ở lại sản xuất tại đây. Chị Trinh có con nhỏ gần 2 tuổi. Khi tình dịch bệnh bắt đầu phức tạp chị đã gửi con về quê nhờ ông bà ngoại chăm nom để yên tâm sản xuất. Những lúc ngơi tay không tránh khỏi nỗi nhớ con thế nhưng chị vẫn vững lòng, tiếp tục đồng hành cùng các đồng nghiệp giữ nóng cho dây chuyền may mặc. Chị cười, nói, “sinh hoạt chung tại công ty, được các chị động viên nên nỗi nhớ nhà, nhớ con của tôi cũng phần nào được khỏa lấp, yên tâm với công việc đang làm”.
Chị Lê Thị Ngọc Thạnh (đứng) và chị Phạm Thị Trinh đang sản xuất tại dây chuyền của mình
Có thâm niên tại công ty đã hơn 20 năm, chị Lê Thị Ngọc Thạnh (49 tuổi) – Trưởng phòng 3, Công ty TNHH Quốc tế SWENEOVN Việt Nam vừa là người đốc thúc các nhân sự về hiệu suất vừa là người bắt tay chỉ việc sửa từng chi tiết kỹ thuật. Hỏi về những khó khăn, chị Thạnh cười, hài hước nói: “Thuận lợi thì nhiều lắm còn không có khó khăn. Ở đây vừa an toàn, mọi điều kiện ăn ở đều thoải mái. Chị em có điều kiện tâm tình. Quan trọng nhất là đóng góp sức lực bé mọn vào nhiệm vụ chống dịch và phát triển kinh tế, mấy khó khăn lặt lặt chẳng ai nề hà gì… Cứ coi như một chuyến trốn con đi “pic nic” tại công ty. Rồi dịch bệnh sẽ ổn, gia đình lại sớm quây quần…”
Bà Phan Hằng Châu – Trưởng phòng nhân sự, Công ty TNHH Quốc tế SWENEOVN Việt Nam cho hay, để đảm bảo “mục tiêu kép” vừa chống dịch vừa an toàn sản xuất, theo hướng dẫn của Bộ Y tế và chính quyền địa phương, ngay từ đầu công ty đã sẵn sàng các phương án đón công nhân vào sinh hoạt vừa làm việc tại công ty. Từ ngày 8/7/2021, công ty đã hoàn tất công tác chuẩn bị và kêu gọi người lao động. Sau khi phát đi lời kêu gọi, có 92 người lao động đã tình nguyện ở lại. Đến nay đã ngày thứ 14 công ty thực hiện “3 tại chỗ”, tất cả mọi người đều thực hiện rất tốt các quy định phòng chống dịch và an toàn sản xuất.
Ngoài việc đảm bảo chỗ ăn, nghỉ cho người lao động, để động viên tinh thần cho người lao động, công ty hỗ trợ mỗi người 200 nghìn đồng/ ngày. Đồng thời, các biện pháp 5K, đo thân nhiệt và test COVID-19 định kỳ đều được thực hiện đầy đủ.
Đảm bảo an toàn tối đa cho người lao động
Tại Tổng công ty Cổ phần May Nhà Bè, Q. 7, TP.HCM, ông Nguyễn Ngọc Lân – Tổng Giám đốc Công ty cho biết, công ty có hệ thống trải khắp cả nước với hơn 20.000 lao động ở các tỉnh, thành. Tại đây là trung tâm đầu mối để điều động lượng hàng xuất khẩu và phụ liệu nhập khẩu… Các mặt hàng thời trang của công ty chủ yếu xuất đi các thị trường như Mỹ và Châu Âu.
Tổng công ty đã ký hợp đồng đến hết quý 1/2022, tất cả đơn hàng đã hoàn thành, vấn đề hiện nay là nhân lực. Công ty đã làm việc với khách hàng chuyển bớt hàng sang thị trường khác để giảm bớt áp lực thời gian giao hàng, giảm áp lực cho người lao động về tăng ca. Tuy nhiên, với khối lượng hàng hiện tại, đặc biệt nhiều đơn hàng phải gấp rút hoàn thành thì việc duy trì sản xuất là điều cần phải nỗ lực.
Từ ngày 9/7/2021, Tổng công ty đã hoàn thành chuẩn bị “3 tại chỗ” và vận động người lao động vào doanh nghiệp. Niềm vui của đội ngũ lãnh đạo công ty là ngay sau khi vận động, đã có hơn 650 người lao động tình nguyện ở lại, đồng hành cùng doanh nghiệp duy trì sản xuất. Đặc biệt, trong đó có khoảng 35 người lao động là F1 liên quan đến ca bệnh COVID-19.
Ngoài tạo điều kiện tốt nhất cho người lao động về suất ăn, nơi sinh hoạt, mỗi người lao động được hỗ trợ 100-150 nghìn đồng/ ngày, để bảo vệ tối đa cho người lao động, công ty thực hiện kiểm soát nghiêm ngặt việc ra vào, duy trì đo thân nhiệt và tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch. Riêng 35 người lao động là F1 được lao động và sinh hoạt tại một khu nhà riêng biệt. Đến nay, đã là ngày thứ 12 công ty thực hiện “3 tại chỗ”, tất cả người lao động bao gồm 35 F1 sức khoẻ tốt, tinh thần lạc quan và cùng vững tin đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn trước mắt.
Ông Nguyễn Ngọc Lân chia sẻ thêm: Công ty đang nỗ lực thực hiện nhiệm vụ đảm bảo “mục tiêu kép” vừa chống dịch vừa an toàn sản xuất. Song song đó, công ty mong muốn giảm áp lực cho ngành Y tế của địa phương bằng việc sẵn sàng các phương án cách ly những F0 không triệu chứng ngay tại công ty trong trường hợp công ty có phát sinh ca bệnh.
Ông Phạm Thanh Trực – Phó Trưởng ban Quản lý các Khu chế xuất & Công nghiệp TP.HCM (HEPZA) cho biết, đến 13 giờ ngày 20/7/2021, đã có 618 doanh nghiệp đăng ký sản xuất “3 tại chỗ”. Ban quản lý HEPZA đã phối hợp với các ban ngành liên quan thực hiện kiểm tra đối với 386 doanh nghiệp, trong đó có 338 doanh nghiệp đủ điều kiện, với số lượng người lao động là 38.412 người; 48 doanh nghiệp không đủ điều kiện.
Trong 618 doanh nghiệp đăng ký, có một số doanh nghiệp chủ yếu là nhân viên bảo trì thiết bị, vệ sinh máy móc, bảo vệ… trong thời gian doanh nghiệp nghỉ sản xuất. Ban quản lý HEPZA đang lập lại danh sách và không đi kiểm tra đối với các doanh nghiệp đó. Các doanh nghiệp còn lại, Ban quản lý sẽ tiếp tục phối hợp và thực hiện kiểm tra trong ngày hôm nay (21/7/2021)./.