Chỉ riêng cơ sở Giải Phóng của BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương, mỗi ngày có khoảng hơn 100 bệnh nhân nặng tới khám và điều trị sốt xuất huyết, trong đó có khoảng 10% bệnh nhân nặng nhập viện.
Tại khoa Cấp cứu, hiện có 30 giường bệnh thì có tới 25 giường dành cho cần theo dõi tích cực.
Các bác sĩ cảnh báo, số ca và một số tỉnh thành lân cận đang có xu hướng tăng cao thành dịch trong những tuần trở lại đây. Đáng chú ý là nhiều ca nhập viện có biểu hiện diễn biến nặng, nguy hiểm đến tính mạng.
Điển hình như trường hợp bệnh nhân cao tuổi ở Thường Tín, Hà Nội có biểu hiện sốt cao, dùng nhiều ngày không đỡ. Sau 5 ngày điều trị tại nhà, thấy người mệt mỏi, huyết áp hạ thấp, bà được người nhà đưa vào nhập viện thì đã giảm rất thấp và suy tạng.
Bệnh nhân Đ.T.L (ở Thái Bình) cũng được chuyển từ bệnh viện tỉnh lên BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng tiểu cầu giảm, suy tạng, biến chứng viêm phổi, xuất huyết tiêu hóa, chảy máu mũi, đi tiểu ra máu… Rất may mắn được các bác sĩ cấp cứu kịp thời và điều trị tích cực nên sau 3 ngày nhập viện, sức khỏe bệnh nhân đã ổn định.
ThS. BS Trần Văn Bắc – Phó trưởng khoa Cấp cứu, BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, trong thời điểm xuất hiện cả , cúm B, , COVID-19, người dân có biểu hiện sốt, mệt mỏi thì nên tới cơ sở y tế kiểm tra xác định xem bệnh gì để được theo dõi sát sao.
Ví dụ, người bệnh phải theo dõi đúng, tránh tự ý điều trị. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân tự theo dõi sốt xuất huyết tại nhà, khi có biểu hiện biến chứng cần nhập viện ngay.
Đỉnh dịch sốt xuất huyết tại Hà Nội có thể rơi vào trung tuần tháng 11
Tại Hà Nội, đến nay số ca mắc sốt xuất huyết ghi nhận khoảng gần 10.000 ca mắc, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2021, bệnh nhân phân bổ tại 30 quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố.
Theo Sở Y tế Hà Nội, dịch bệnh sốt xuất huyết trên cả nước nói chung và TP. Hà Nội vẫn có diễn biến phức tạp, số ca mắc đang tăng nhanh, theo dự báo đỉnh dịch có thể rơi vào trung tuần tháng 11. Tại một số quận, huyện vẫn còn được phát hiện muộn, ổ dịch kéo dài chưa được giải quyết dứt điểm nên số lượng bệnh nhân mắc sốt xuất huyết tăng lên.
Bên cạnh đó, do người dân vẫn còn tình trạng lơ là, chủ quan, khi có những triệu chứng nghi ngờ, sốt chưa đến các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Thường bệnh nhân đến các cơ sở y tế muộn hoặc tự điều trị tại nhà nên diễn biến bệnh bị nặng và có thể dẫn đến tử vong.
Với dịch bệnh sốt xuất huyết thì giải pháp quan trọng nhất là công tác tổng vệ sinh môi trường, tăng cường công tác giám sát, phát hiện sớm ổ dịch và bệnh nhân mắc sốt xuất huyết, để có những phương án xử lý kịp thời, không để dịch bệnh bùng phát, lây lan ra cộng đồng.
Để ngăn chặn dịch bệnh sốt xuất huyết bùng phát, lan rộng, kéo dài, người dân cần:
– Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
– Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng, bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa, bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.
Loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp, vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá…
– Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.
– Tích cực phối hợp với ngành Y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.
– Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn
Chỉ riêng cơ sở Giải Phóng của BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương, mỗi ngày có khoảng hơn 100 bệnh nhân nặng tới khám và điều trị sốt xuất huyết, trong đó có khoảng 10% bệnh nhân nặng nhập viện.
Tại khoa Cấp cứu, hiện có 30 giường bệnh thì có tới 25 giường dành cho cần theo dõi tích cực.
Các bác sĩ cảnh báo, số ca và một số tỉnh thành lân cận đang có xu hướng tăng cao thành dịch trong những tuần trở lại đây. Đáng chú ý là nhiều ca nhập viện có biểu hiện diễn biến nặng, nguy hiểm đến tính mạng.
Điển hình như trường hợp bệnh nhân cao tuổi ở Thường Tín, Hà Nội có biểu hiện sốt cao, dùng nhiều ngày không đỡ. Sau 5 ngày điều trị tại nhà, thấy người mệt mỏi, huyết áp hạ thấp, bà được người nhà đưa vào nhập viện thì đã giảm rất thấp và suy tạng.
Bệnh nhân Đ.T.L (ở Thái Bình) cũng được chuyển từ bệnh viện tỉnh lên BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng tiểu cầu giảm, suy tạng, biến chứng viêm phổi, xuất huyết tiêu hóa, chảy máu mũi, đi tiểu ra máu… Rất may mắn được các bác sĩ cấp cứu kịp thời và điều trị tích cực nên sau 3 ngày nhập viện, sức khỏe bệnh nhân đã ổn định.
ThS. BS Trần Văn Bắc – Phó trưởng khoa Cấp cứu, BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, trong thời điểm xuất hiện cả , cúm B, , COVID-19, người dân có biểu hiện sốt, mệt mỏi thì nên tới cơ sở y tế kiểm tra xác định xem bệnh gì để được theo dõi sát sao.
Ví dụ, người bệnh phải theo dõi đúng, tránh tự ý điều trị. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân tự theo dõi sốt xuất huyết tại nhà, khi có biểu hiện biến chứng cần nhập viện ngay.
Đỉnh dịch sốt xuất huyết tại Hà Nội có thể rơi vào trung tuần tháng 11
Tại Hà Nội, đến nay số ca mắc sốt xuất huyết ghi nhận khoảng gần 10.000 ca mắc, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2021, bệnh nhân phân bổ tại 30 quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố.
Theo Sở Y tế Hà Nội, dịch bệnh sốt xuất huyết trên cả nước nói chung và TP. Hà Nội vẫn có diễn biến phức tạp, số ca mắc đang tăng nhanh, theo dự báo đỉnh dịch có thể rơi vào trung tuần tháng 11. Tại một số quận, huyện vẫn còn được phát hiện muộn, ổ dịch kéo dài chưa được giải quyết dứt điểm nên số lượng bệnh nhân mắc sốt xuất huyết tăng lên.
Bên cạnh đó, do người dân vẫn còn tình trạng lơ là, chủ quan, khi có những triệu chứng nghi ngờ, sốt chưa đến các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Thường bệnh nhân đến các cơ sở y tế muộn hoặc tự điều trị tại nhà nên diễn biến bệnh bị nặng và có thể dẫn đến tử vong.
Với dịch bệnh sốt xuất huyết thì giải pháp quan trọng nhất là công tác tổng vệ sinh môi trường, tăng cường công tác giám sát, phát hiện sớm ổ dịch và bệnh nhân mắc sốt xuất huyết, để có những phương án xử lý kịp thời, không để dịch bệnh bùng phát, lây lan ra cộng đồng.
Để ngăn chặn dịch bệnh sốt xuất huyết bùng phát, lan rộng, kéo dài, người dân cần:
– Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
– Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng, bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa, bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.
Loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp, vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá…
– Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.
– Tích cực phối hợp với ngành Y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.
– Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn