HARDI
  • vi Tiếng Việt
  • en English
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin tức
  • Đào tạo
  • Đọc Mỗi Ngày
  • Tài nguyên
  • Liên hệ
No Result
View All Result
SUBSCRIBE
HARDI
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin tức
  • Đào tạo
  • Đọc Mỗi Ngày
  • Tài nguyên
  • Liên hệ
No Result
View All Result
HARDI
No Result
View All Result
Home Tin tức

Bệnh ung thư và những định kiến sai lầm

Admin by Admin
in Tin tức
0
74
SHARES
1.2k
VIEWS
Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter

 

Góc nhìn từ Bệnh viện K – Bài viết dưới đây sẽ giúp người bệnh và Quý bạn đọc hiểu rõ hơn về “Bệnh ung thư và những định kiến sai lầm”, theo chia sẻ từ PGS.TS Lê Văn Quảng, Giám đốc Bệnh viện K.

PGS.TS Lê Văn Quảng, Giám đốc Bệnh viện K

 

Có một số định kiến sai lệch về bệnh ung thư không những ở người còn hạn chế về kiến thức khoa học, mà cả ở giới có học thức. Định kiến sai lầm phổ biến nhất là mắc bệnh ung thư thì đương nhiên là mang bản án tử hình, nếu có điều trị thì cũng chỉ có thể vớt vát, kéo dài sống thêm một thời gian ngắn. Hệ lụy của định kiến này là tâm lý bi quan quá mức, buông bỏ và không tuân thủ điều trị. Thực tế với các tiến bộ y học ngày nay đã giúp nhiều người chữa khỏi hoặc có thể kéo dài sống thêm đáng kể tuỳ loại ung thư và giai đoạn bệnh. Một số loại bệnh ung thư có tỉ lệ khỏi bệnh trên 5 năm vượt quá 90% nếu phát hiện ở giai đoạn sớm và điều trị kịp thời như ung thư tuyến giáp, ung thư vú, ung thư tiền liệt tuyến, ung thư đại tràng… Hiện tại Bệnh viện K đã có rất nhiều bệnh nhân ung thư đã chữa trị ổn định 10 năm, 20 năm, 30 năm…

Lý do có lẽ là mọi người thường có cảm nhận chủ quan, nhận thấy xung quanh mình có nhiều bệnh nhân ung thư sau một thời gian điều trị là tử vong mà ít biết đến, rất nhiều người bệnh ung thư đã được điều trị thành công, đang sống khoẻ mạnh. Nhưng tâm lý chung là ít ai “khoe” bệnh của mình cho người khác biết kể cả khi được điều trị có hiệu quả, trong khi bệnh đã rất nặng hay cận tử thì người thân, bạn bè ai cũng biết và đến thăm hỏi.

Khó tin nhưng hiện vẫn có không ít người dân nghĩ rằng bị ung thư là do quả báo, nghiệp quật, trời hành. Trên thực tế ai cũng có thể mắc bệnh ung thư, mọi lứa tuổi, giới tính, sắc tộc và thành phần xã hội. Ung thư xuất hiện ở mọi vùng, hầu như mỗi xóm làng, cơ quan, đơn vị đều thấy có người mắc ung thư. Nhưng đa phần ung thư xuất hiện ở người ngoài 50 tuổi khi các yếu tố nguy cơ đủ thời gian tích luỹ để hình thành phát sinh bệnh. Tỉ lệ mắc ung thư có xu hướng cao hơn ở xã hội phát triển nơi tuổi thọ người dân tăng cũng như liên quan đến mức độ và lối sống công nghiệp hoá. Vậy nguyên nhân yếu tố nào gây bệnh ung thư?

Ung thư hình thành do các tế bào tiếp xúc với các tác nhân sinh ung thư, gây thương tổn DNA của tế bào không hồi phục. Các tế bào bất thường nhân lên không kiểm soát được, thoát ra khỏi sự kiểm soát sinh lý bình thường, mất khả năng biệt hóa, xâm lấn cục bộ phá hủy các tổ chức xung quanh và di căn đến nhiều cơ quan khác nhau. Trong đó nguyên nhân từ môi trường, ăn uống chiếm tới khoảng 80% nguyên nhân sinh ung thư như dùng thuốc lá, rượu, bức xạ ion hoá, tia cực tím… Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như di truyền, nhiễm vi sinh vật… Một số yếu tố, tác nhân gây ung thư có thể thay đổi và dự phòng được như hút thuốc, uống rượu, nhai trầu, lối sống ít vận động, thói quen ăn uống không lành mạnh, sinh hoạt tình dục không an toàn lây nhiễm Virus HPV, không tiêm phòng viêm gan B dẫn đến lây nhiễm và tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời ….

Tuy nhiên có những yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được là tuổi tác, các yếu tố di truyền và rối loạn nội sinh. Càng nhiều tuổi, sức đề kháng của cơ thể chống lại bệnh tật càng giảm, thời gian tiếp xúc, tích lũy các yếu tố nguy cơ càng nhiều, ung thư càng dễ phát sinh. Rất may chỉ có dưới 10% bệnh ung thư phát sinh do các rối loạn nội sinh từ bên trong cơ thể, các tổn thương có tính di truyền, những nguyên nhân không thay đổi được.

Mặc dù khoa học đã xác định được các tác nhân, yếu tố nguy cơ gây ung thư nhưng trên thực tế hầu hết từng trường hợp cụ thể, bác sĩ không thể đưa ra chẩn đoán nguyên nhân vì không thể hồi cứu hết các tác nhân, yếu tố nguy cơ mà người bệnh phơi nhiễm trong cuộc sống. Chính vì các bác sĩ không phải lúc nào cũng có thể tìm ra nguyên nhân mắc ung thư chắc chắn, nên nhiều người tự đưa ra những lời giải thích riêng cho mình theo cách tâm linh để trả lời câu hỏi mình đã làm gì để dẫn đến mắc bệnh ung thư. Nhiều người tin rằng mình bị trời phạt do việc đã từng làm ở kiếp trước hoặc trong quá khứ. Cổ nhân cũng có câu nhân định thắng thiên, nếu loại bỏ, tránh hoặc giảm thiểu tiếp xúc với các tác nhân sinh ung thư trên, có thể phòng được 1/3 bệnh ung thư.

Một định kiến sai lầm phổ biến khác là ung thư mà đụng dao kéo sẽ làm bệnh lan tràn nhanh và tử vong sớm hơn. Trong thực tế hoàn toàn ngược lại, đối với đa số các loại ung thư, phẫu thuật là phương pháp điều trị quan trọng nhất để cứu chữa bệnh nhân ung thư ở giai đoạn sớm. Hậu quả của quan niệm này cũng rất nguy hiểm, tai hại, bệnh nhân sợ hãi và trốn tránh phẫu thuật, thử dùng thuốc này thuốc kia các nơi, khi bệnh đã nặng mới vào viện, thời điểm vàng của quá trình điều trị đã trôi qua, thời cơ chữa khỏi bệnh bằng phẫu thuật đã mất.

Có một số lý do có thể giải thích cho hiện tượng này. Đầu tiên nhiều người bệnh, đặc biệt giai đoạn muộn, vẫn có chỉ định phẫu thuật để giải quyết biến chứng của khối u chứ không phải là phẫu thuật để khỏi bệnh như phẫu thuật cầm máu, phẫu thuật mở thông dạ dày nuôi dưỡng khi người bệnh không ăn uống được, phẫu thuật tắc ruột, nên sau mổ có thể bệnh vẫn tiến triển xấu đi. Nhưng thường gặp hơn là các trường hợp phẫu thuật thất bại, tai biến phẫu thuật, phẫu thuật quá giai đoạn, quá chỉ định. Tai biến phẫu thuật là điều không ai mong muốn nhưng là rủi ro luôn có thể xảy ra như bất kì can thiệp nào khác trong y khoa kể cả thông thường như tiêm thuốc kháng sinh.

Cuối cùng, cũng có khi bệnh nhân được phẫu thuật triệt căn, thuận lợi nhưng bệnh vẫn có thể tái phát do đây là bản chất của bệnh ung thư. Trong nhiều trường hợp, sau khi phẫu thuật triệt căn, bệnh nhân không được điều trị bổ sung sau mổ một cách bài bản, bệnh cũng có thể tái phát lại trong thời gian ngắn. Khi điều trị bệnh ung thư, phẫu thuật không phải là sự kết thúc điều trị, mà chỉ là nền tảng cho các điều trị bổ sung tiếp theo.

Khách quan mà nói thì một số cơ chế bệnh sinh học ung thư còn chưa được làm sáng tỏ, căn bệnh này vẫn còn nhiều bí ẩn cần được khám phá, nhiều phương thức điều trị mới cần được nghiên cứu để chữa trị. Dường như điều này lại là nguyên nhân thông tin về bệnh ung thư dễ bị sai lạc, phản khoa học, dẫn tới không ít người bệnh ung thư bị lợi dụng. Chúng tôi cho rằng điều đúng đắn nhất và nên làm là người bệnh và gia đình hãy trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để hiểu rõ nhất về bệnh, điều trị và tiên lượng cũng như dùng các phương thức, thuốc điều trị chính thống tại cơ sở chuyên khoa, không nghe theo những lời đồn đại để mất đi thời gian quý báu có thể chữa được bệnh mà sẽ là tiền mất tật mang./.

Bạn cũng có thể thích

Hưởng ứng Ngày An toàn người bệnh Thế giới năm 2024 với thông điệp “CHẨN ĐOÁN CHÍNH XÁC-ĐIỀU TRỊ AN TOÀN”

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca

Sự cống hiến – năng lực và lòng nhân ái của người điều dưỡng

 

Góc nhìn từ Bệnh viện K – Bài viết dưới đây sẽ giúp người bệnh và Quý bạn đọc hiểu rõ hơn về “Bệnh ung thư và những định kiến sai lầm”, theo chia sẻ từ PGS.TS Lê Văn Quảng, Giám đốc Bệnh viện K.

PGS.TS Lê Văn Quảng, Giám đốc Bệnh viện K

 

Có một số định kiến sai lệch về bệnh ung thư không những ở người còn hạn chế về kiến thức khoa học, mà cả ở giới có học thức. Định kiến sai lầm phổ biến nhất là mắc bệnh ung thư thì đương nhiên là mang bản án tử hình, nếu có điều trị thì cũng chỉ có thể vớt vát, kéo dài sống thêm một thời gian ngắn. Hệ lụy của định kiến này là tâm lý bi quan quá mức, buông bỏ và không tuân thủ điều trị. Thực tế với các tiến bộ y học ngày nay đã giúp nhiều người chữa khỏi hoặc có thể kéo dài sống thêm đáng kể tuỳ loại ung thư và giai đoạn bệnh. Một số loại bệnh ung thư có tỉ lệ khỏi bệnh trên 5 năm vượt quá 90% nếu phát hiện ở giai đoạn sớm và điều trị kịp thời như ung thư tuyến giáp, ung thư vú, ung thư tiền liệt tuyến, ung thư đại tràng… Hiện tại Bệnh viện K đã có rất nhiều bệnh nhân ung thư đã chữa trị ổn định 10 năm, 20 năm, 30 năm…

Lý do có lẽ là mọi người thường có cảm nhận chủ quan, nhận thấy xung quanh mình có nhiều bệnh nhân ung thư sau một thời gian điều trị là tử vong mà ít biết đến, rất nhiều người bệnh ung thư đã được điều trị thành công, đang sống khoẻ mạnh. Nhưng tâm lý chung là ít ai “khoe” bệnh của mình cho người khác biết kể cả khi được điều trị có hiệu quả, trong khi bệnh đã rất nặng hay cận tử thì người thân, bạn bè ai cũng biết và đến thăm hỏi.

Khó tin nhưng hiện vẫn có không ít người dân nghĩ rằng bị ung thư là do quả báo, nghiệp quật, trời hành. Trên thực tế ai cũng có thể mắc bệnh ung thư, mọi lứa tuổi, giới tính, sắc tộc và thành phần xã hội. Ung thư xuất hiện ở mọi vùng, hầu như mỗi xóm làng, cơ quan, đơn vị đều thấy có người mắc ung thư. Nhưng đa phần ung thư xuất hiện ở người ngoài 50 tuổi khi các yếu tố nguy cơ đủ thời gian tích luỹ để hình thành phát sinh bệnh. Tỉ lệ mắc ung thư có xu hướng cao hơn ở xã hội phát triển nơi tuổi thọ người dân tăng cũng như liên quan đến mức độ và lối sống công nghiệp hoá. Vậy nguyên nhân yếu tố nào gây bệnh ung thư?

Ung thư hình thành do các tế bào tiếp xúc với các tác nhân sinh ung thư, gây thương tổn DNA của tế bào không hồi phục. Các tế bào bất thường nhân lên không kiểm soát được, thoát ra khỏi sự kiểm soát sinh lý bình thường, mất khả năng biệt hóa, xâm lấn cục bộ phá hủy các tổ chức xung quanh và di căn đến nhiều cơ quan khác nhau. Trong đó nguyên nhân từ môi trường, ăn uống chiếm tới khoảng 80% nguyên nhân sinh ung thư như dùng thuốc lá, rượu, bức xạ ion hoá, tia cực tím… Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như di truyền, nhiễm vi sinh vật… Một số yếu tố, tác nhân gây ung thư có thể thay đổi và dự phòng được như hút thuốc, uống rượu, nhai trầu, lối sống ít vận động, thói quen ăn uống không lành mạnh, sinh hoạt tình dục không an toàn lây nhiễm Virus HPV, không tiêm phòng viêm gan B dẫn đến lây nhiễm và tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời ….

Tuy nhiên có những yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được là tuổi tác, các yếu tố di truyền và rối loạn nội sinh. Càng nhiều tuổi, sức đề kháng của cơ thể chống lại bệnh tật càng giảm, thời gian tiếp xúc, tích lũy các yếu tố nguy cơ càng nhiều, ung thư càng dễ phát sinh. Rất may chỉ có dưới 10% bệnh ung thư phát sinh do các rối loạn nội sinh từ bên trong cơ thể, các tổn thương có tính di truyền, những nguyên nhân không thay đổi được.

Mặc dù khoa học đã xác định được các tác nhân, yếu tố nguy cơ gây ung thư nhưng trên thực tế hầu hết từng trường hợp cụ thể, bác sĩ không thể đưa ra chẩn đoán nguyên nhân vì không thể hồi cứu hết các tác nhân, yếu tố nguy cơ mà người bệnh phơi nhiễm trong cuộc sống. Chính vì các bác sĩ không phải lúc nào cũng có thể tìm ra nguyên nhân mắc ung thư chắc chắn, nên nhiều người tự đưa ra những lời giải thích riêng cho mình theo cách tâm linh để trả lời câu hỏi mình đã làm gì để dẫn đến mắc bệnh ung thư. Nhiều người tin rằng mình bị trời phạt do việc đã từng làm ở kiếp trước hoặc trong quá khứ. Cổ nhân cũng có câu nhân định thắng thiên, nếu loại bỏ, tránh hoặc giảm thiểu tiếp xúc với các tác nhân sinh ung thư trên, có thể phòng được 1/3 bệnh ung thư.

Một định kiến sai lầm phổ biến khác là ung thư mà đụng dao kéo sẽ làm bệnh lan tràn nhanh và tử vong sớm hơn. Trong thực tế hoàn toàn ngược lại, đối với đa số các loại ung thư, phẫu thuật là phương pháp điều trị quan trọng nhất để cứu chữa bệnh nhân ung thư ở giai đoạn sớm. Hậu quả của quan niệm này cũng rất nguy hiểm, tai hại, bệnh nhân sợ hãi và trốn tránh phẫu thuật, thử dùng thuốc này thuốc kia các nơi, khi bệnh đã nặng mới vào viện, thời điểm vàng của quá trình điều trị đã trôi qua, thời cơ chữa khỏi bệnh bằng phẫu thuật đã mất.

Có một số lý do có thể giải thích cho hiện tượng này. Đầu tiên nhiều người bệnh, đặc biệt giai đoạn muộn, vẫn có chỉ định phẫu thuật để giải quyết biến chứng của khối u chứ không phải là phẫu thuật để khỏi bệnh như phẫu thuật cầm máu, phẫu thuật mở thông dạ dày nuôi dưỡng khi người bệnh không ăn uống được, phẫu thuật tắc ruột, nên sau mổ có thể bệnh vẫn tiến triển xấu đi. Nhưng thường gặp hơn là các trường hợp phẫu thuật thất bại, tai biến phẫu thuật, phẫu thuật quá giai đoạn, quá chỉ định. Tai biến phẫu thuật là điều không ai mong muốn nhưng là rủi ro luôn có thể xảy ra như bất kì can thiệp nào khác trong y khoa kể cả thông thường như tiêm thuốc kháng sinh.

Cuối cùng, cũng có khi bệnh nhân được phẫu thuật triệt căn, thuận lợi nhưng bệnh vẫn có thể tái phát do đây là bản chất của bệnh ung thư. Trong nhiều trường hợp, sau khi phẫu thuật triệt căn, bệnh nhân không được điều trị bổ sung sau mổ một cách bài bản, bệnh cũng có thể tái phát lại trong thời gian ngắn. Khi điều trị bệnh ung thư, phẫu thuật không phải là sự kết thúc điều trị, mà chỉ là nền tảng cho các điều trị bổ sung tiếp theo.

Khách quan mà nói thì một số cơ chế bệnh sinh học ung thư còn chưa được làm sáng tỏ, căn bệnh này vẫn còn nhiều bí ẩn cần được khám phá, nhiều phương thức điều trị mới cần được nghiên cứu để chữa trị. Dường như điều này lại là nguyên nhân thông tin về bệnh ung thư dễ bị sai lạc, phản khoa học, dẫn tới không ít người bệnh ung thư bị lợi dụng. Chúng tôi cho rằng điều đúng đắn nhất và nên làm là người bệnh và gia đình hãy trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để hiểu rõ nhất về bệnh, điều trị và tiên lượng cũng như dùng các phương thức, thuốc điều trị chính thống tại cơ sở chuyên khoa, không nghe theo những lời đồn đại để mất đi thời gian quý báu có thể chữa được bệnh mà sẽ là tiền mất tật mang./.

Share30Tweet19
Admin

Admin

Có thể bạn quan tâm

Hưởng ứng Ngày An toàn người bệnh Thế giới năm 2024 với thông điệp “CHẨN ĐOÁN CHÍNH XÁC-ĐIỀU TRỊ AN TOÀN”

by Admin
0
Hưởng ứng Ngày An toàn người bệnh Thế giới năm 2024 với thông điệp “CHẨN ĐOÁN CHÍNH XÁC-ĐIỀU TRỊ AN TOÀN”

Ngày An Toàn người bệnh Thế giới là một trong những Ngày sức khỏe cộng đồng quan trọng do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đề xuất,...

Read more

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca

by Tran Thanh Long
0

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây máu đông (Chinhphu.vn) – Trước thông tin AstraZeneca lần đầu tiên thừa nhận vaccine COVID-19...

Read more

Sự cống hiến – năng lực và lòng nhân ái của người điều dưỡng

by Tran Thanh Long
0
Sự cống hiến – năng lực và lòng nhân ái của người điều dưỡng

💐💐💐Hôm nay, trong những ngày đầu tháng 5 - tháng tôn vinh vai trò người điều dưỡng, hộ sinh, tôi xin giới thiệu giải thưởng❤️ DAISY Honoree❤️ dành...

Read more

Top 10 chuyên ngành bác sĩ có tỷ lệ trầm cảm cao nhất tại Hoa Kỳ

by Tran Thanh Long
0
Top 10 chuyên ngành bác sĩ có tỷ lệ trầm cảm cao nhất tại Hoa Kỳ

Top 10 chuyên ngành bác sĩ có tỷ lệ trầm cảm cao nhất tại Hoa Kỳ By Sara Berg, MS, News Editor AMA RECOVERY PLAN FOR PHYSICIAN Giờ...

Read more

Giải thưởng DAISY dành trái tim Điều dưỡng nhân hậu

by Tran Thanh Long
0
Giải thưởng DAISY dành trái tim Điều dưỡng nhân hậu

Món quà dành cho tháng 5 "tháng nhận thức về sức khỏe tinh thần" và trái tim nhân hậu. Tôi muốn giới thiệu về giải thưởng DAISY Honoree...

Read more
Next Post

Khám, cấp phát thuốc miễn phí cho 275 người có công thị trấn Thạch Hà, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin liên quan

Phẫu thuật thành công cắt bỏ khối u buồng trứng nặng hơn 13kg

Thủ tướng: Đề cao cảnh giác, nêu cao trách nhiệm chống dịch nCoV

Hải Phòng triển khai khẩn cấp công tác phòng chống sốt xuất huyết

Chuyên mục

  • Đọc Mỗi Ngày
  • Hoạt động
  • Tài nguyên
  • Tin tức
HARDI

Chuyên mục

  • Đọc Mỗi Ngày
  • Hoạt động
  • Tài nguyên
  • Tin tức

Chính sách

  • Chính sách bảo mật

© 2022 Hardi.vn - Viện Đánh giá Chất lượng và Phát triển nguồn nhân lực Y tế.

  • vi Tiếng Việt
  • en English
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin tức
  • Đào tạo
  • Đọc Mỗi Ngày
  • Tài nguyên
  • Liên hệ

© 2022 Hardi.vn - Viện Đánh giá Chất lượng và Phát triển nguồn nhân lực Y tế.

Are you sure want to unlock this post?
Unlock left : 0
Are you sure want to cancel subscription?