Trong những năm gần đây, cùng với sự quan tâm của Nhà nước và Chính phủ, các cơ sở y tế đã được đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở, cải tạo và nâng cấp các công trình vệ sinh, hệ thống xử lý chất thải y tế. Tuy nhiên, tình trạng vệ sinh môi trường, các công trình vệ sinh, công tác quản lý chất thải y tế tại nhiều cơ sở y tế, đặc biệt là các bệnh viện tuyến dưới còn chưa đáp ứng được các tiêu chí chất lượng của Bộ Y tế.
Với mục tiêu giúp các cơ sở y tế cải thiện điều kiện về vệ sinh môi trường, xử lý chất thải y tế, tạo môi trường xanh, sạch, đẹp để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân, Bộ Y tế đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai việc xây cơ sở y tế xanh-sạch-đẹp; quản lý chất thải tại các cơ sở y tế nhằm góp phần hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn trong bệnh viện và tạo môi trường trong lành giúp người bệnh hồi phục sức khỏe, giảm căng thẳng cho người bệnh và nhân viên y tế.
Bệnh viện Bạch Mai trong buổi ra quân triển khai xây dựng bệnh viện xanh-sạch-đẹp.
Cục Quản lý môi trường y tế cũng có nhiều hoạt động tăng cường công tác phổ biến, hướng dẫn, thông tin truyền thông, tập huấn nâng cao năng lực cho đơn vị trực thuộc Bộ và các tỉnh, thành phố. Theo đó, đã tổ chức đào tạo về quản lý chất thải y tế cho các cán bộ là lãnh đạo các Sở Y tế, các cơ sở y tế, đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường, Cảnh sát môi trường, các cán bộ chuyên trách về quản lý chất thải y tế và các nhân viên vận hành hệ thống xử lý chất thải y tế tại các cơ sở y tế công lập thuộc ngành Y tế trên toàn quốc.
Công tác truyền thông cũng được tăng cường và đẩy mạnh. Cục Quản lý môi trường y tế đã xây dựng và phổ biến, đăng, phát các tài liệu truyền thông về quản lý chất thải y tế, xây dựng cơ sở y tế xanh-sạch-đẹp. Phát động và tổ chức Cuộc thi tìm hiểu về quản lý chất thải, bảo vệ môi trường từ hoạt động y tế trên toàn quốc. Duy trì cập nhật thông tin về các hoạt động thuộc lĩnh vực quản lý môi trường y tế trên website của Cục Quản lý môi trường y tế và Bộ Y tế.
Cùng với đó, Cục quản lý môi trường đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện tại các cơ sở y tế. Cụ thể, đã tổ chức các Đoàn kiểm tra liên ngành của Bộ Y tế về công tác quản lý chất thải y tế và thực hiện cơ sở y tế xanh-sạch-đẹp tại 37 bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; tham gia Đoàn kiểm tra của Bộ Y tế về công tác bảo vệ môi trường, quản lý chất thải y tế và thực hiện cơ sở y tế xanh-sạch-đẹp tại 17 bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; tổ chức hơn 20 chuyến công tác, kiểm tra công tác quản lý chất thải y tế và triển khai Kế hoạch xây dựng cơ sở y tế xanh-sạch-đẹp tại các Sở Y tế.
Những nỗ lực của ngành Y tế đã đem lại nhiều kết quả tích cực. Theo báo cáo đánh giá công tác quản lý môi trường y tế năm 2017, kết quả tự chấm điểm của 645 cơ sở y tế về xây dựng cơ sở y tế xanh-sạch-đẹp, tại tuyến Trung ương có 80% đơn vị đạt loại Tốt, 20% đạt loại Khá, (không có cơ sở y tế nào xếp loại Trung bình và Không đạt); tuyến tỉnh có 49% đơn vị đạt loại Tốt, 40% đạt loại Khá và 11% đơn vị đạt loại Trung bình (không có cơ sở y tế nào xếp loại Không đạt); tuyến huyện có 44% đơn vị đạt loại Tốt, 48% đơn vị đạt loại Khá và 8% đơn vị đạt loại Trung bình (không có cơ sở y tế nào xếp loại Không đạt); tuyến xã có 44% đơn vị đạt loại Tốt, 37% đơn vị đạt loại Khá và 19% đơn vị đạt loại Trung bình (không có cơ sở y tế nào xếp loại Không đạt).
Về chất thải rắn y tế: Theo thống kê từ các báo cáo quan trắc, chất thải y tế nguy hại của các bệnh viện chiếm tỷ lệ khoảng 23% so với tổng lượng chất thải y tế phát sinh. Tổng lượng chất thải y tế nguy hại được xử lý theo yêu cầu trong kỳ báo cáo đạt tỷ lệ 99%, trong đó các bệnh viện tuyến Trung ương, bệnh viện tư nhân đã xử lý 100% lượng chất thải y tế nguy hại phát sinh.
Về nước thải y tế: Có 478/543 bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải y tế hoạt động tốt, chiếm 88%; 54/543 bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải y tế không hoạt động tốt hoặc không hoạt động, chiếm 9,9% và 11/543 bệnh viện chưa có hệ thống xử lý nước thải y tế hoặc đang trong quá trình xây dựng hệ thống xử lý mới, chiếm 2%. Tại tuyến Trung ương, tổng lượng nước thải y tế được xử lý đạt yêu cầu trong kỳ báo cáo của các bệnh viện là 1.552.233 m3, đạt tỷ lệ 85%; Tại tuyến tỉnh, tổng lượng nước thải y tế được xử lý đạt yêu cầu trong kỳ báo cáo của các bệnh viện là 3.966.416 m3, đạt tỷ lệ 90%; Tại tuyến huyện, tổng lượng nước thải y tế được xử lý đạt yêu cầu trong kỳ báo cáo của các bệnh viện là 1.518.671 m3, đạt tỷ lệ 89%; Các bệnh viện tư nhân, tổng lượng nước thải y tế được xử lý đạt yêu cầu trong kỳ báo cáo của các bệnh viện là 2.422.187 m3, đạt tỷ lệ 97%.
Về tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh và nước sạch trạm y tế: Tính chung toàn quốc, tỷ lệ trạm tế có nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh được quản lý và sử dụng tốt tăng từ 84,2% năm 2012 lên 94% năm 2016.; trong đó nổi bật là các tỉnh Đông Nam bộ với tỷ lệ 100% các trạm y tế có nhà tiêu hợp vệ sinh, nước sạch. Chất lượng nhà tiêu của trạm y tế cũng dần được cải thiện tại hầu hết các tỉnh.
Nhằm chủ động phòng chống dịch, bệnh, nâng cao sức khỏe nhân dân và góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, trong thời gian tới, ngành Y tế đặt mục tiêu đảm bảo các cơ sở y tế từ Trung ương đến địa phương thực hiện xử lý chất thải y tế theo quy định, thực hiện “Cơ sở y tế xanh-sạch-đẹp”; đến năm 2020 hoàn thành các chỉ tiêu 100% chất thải y tế được xử lý; 100% các cơ sở y tế thực hiện “Cơ sở y tế xanh-sạch-đẹp”; 100% trạm y tế xã có nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh…/.
Trong những năm gần đây, cùng với sự quan tâm của Nhà nước và Chính phủ, các cơ sở y tế đã được đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở, cải tạo và nâng cấp các công trình vệ sinh, hệ thống xử lý chất thải y tế. Tuy nhiên, tình trạng vệ sinh môi trường, các công trình vệ sinh, công tác quản lý chất thải y tế tại nhiều cơ sở y tế, đặc biệt là các bệnh viện tuyến dưới còn chưa đáp ứng được các tiêu chí chất lượng của Bộ Y tế.
Với mục tiêu giúp các cơ sở y tế cải thiện điều kiện về vệ sinh môi trường, xử lý chất thải y tế, tạo môi trường xanh, sạch, đẹp để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân, Bộ Y tế đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai việc xây cơ sở y tế xanh-sạch-đẹp; quản lý chất thải tại các cơ sở y tế nhằm góp phần hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn trong bệnh viện và tạo môi trường trong lành giúp người bệnh hồi phục sức khỏe, giảm căng thẳng cho người bệnh và nhân viên y tế.
Bệnh viện Bạch Mai trong buổi ra quân triển khai xây dựng bệnh viện xanh-sạch-đẹp.
Cục Quản lý môi trường y tế cũng có nhiều hoạt động tăng cường công tác phổ biến, hướng dẫn, thông tin truyền thông, tập huấn nâng cao năng lực cho đơn vị trực thuộc Bộ và các tỉnh, thành phố. Theo đó, đã tổ chức đào tạo về quản lý chất thải y tế cho các cán bộ là lãnh đạo các Sở Y tế, các cơ sở y tế, đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường, Cảnh sát môi trường, các cán bộ chuyên trách về quản lý chất thải y tế và các nhân viên vận hành hệ thống xử lý chất thải y tế tại các cơ sở y tế công lập thuộc ngành Y tế trên toàn quốc.
Công tác truyền thông cũng được tăng cường và đẩy mạnh. Cục Quản lý môi trường y tế đã xây dựng và phổ biến, đăng, phát các tài liệu truyền thông về quản lý chất thải y tế, xây dựng cơ sở y tế xanh-sạch-đẹp. Phát động và tổ chức Cuộc thi tìm hiểu về quản lý chất thải, bảo vệ môi trường từ hoạt động y tế trên toàn quốc. Duy trì cập nhật thông tin về các hoạt động thuộc lĩnh vực quản lý môi trường y tế trên website của Cục Quản lý môi trường y tế và Bộ Y tế.
Cùng với đó, Cục quản lý môi trường đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện tại các cơ sở y tế. Cụ thể, đã tổ chức các Đoàn kiểm tra liên ngành của Bộ Y tế về công tác quản lý chất thải y tế và thực hiện cơ sở y tế xanh-sạch-đẹp tại 37 bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; tham gia Đoàn kiểm tra của Bộ Y tế về công tác bảo vệ môi trường, quản lý chất thải y tế và thực hiện cơ sở y tế xanh-sạch-đẹp tại 17 bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; tổ chức hơn 20 chuyến công tác, kiểm tra công tác quản lý chất thải y tế và triển khai Kế hoạch xây dựng cơ sở y tế xanh-sạch-đẹp tại các Sở Y tế.
Những nỗ lực của ngành Y tế đã đem lại nhiều kết quả tích cực. Theo báo cáo đánh giá công tác quản lý môi trường y tế năm 2017, kết quả tự chấm điểm của 645 cơ sở y tế về xây dựng cơ sở y tế xanh-sạch-đẹp, tại tuyến Trung ương có 80% đơn vị đạt loại Tốt, 20% đạt loại Khá, (không có cơ sở y tế nào xếp loại Trung bình và Không đạt); tuyến tỉnh có 49% đơn vị đạt loại Tốt, 40% đạt loại Khá và 11% đơn vị đạt loại Trung bình (không có cơ sở y tế nào xếp loại Không đạt); tuyến huyện có 44% đơn vị đạt loại Tốt, 48% đơn vị đạt loại Khá và 8% đơn vị đạt loại Trung bình (không có cơ sở y tế nào xếp loại Không đạt); tuyến xã có 44% đơn vị đạt loại Tốt, 37% đơn vị đạt loại Khá và 19% đơn vị đạt loại Trung bình (không có cơ sở y tế nào xếp loại Không đạt).
Về chất thải rắn y tế: Theo thống kê từ các báo cáo quan trắc, chất thải y tế nguy hại của các bệnh viện chiếm tỷ lệ khoảng 23% so với tổng lượng chất thải y tế phát sinh. Tổng lượng chất thải y tế nguy hại được xử lý theo yêu cầu trong kỳ báo cáo đạt tỷ lệ 99%, trong đó các bệnh viện tuyến Trung ương, bệnh viện tư nhân đã xử lý 100% lượng chất thải y tế nguy hại phát sinh.
Về nước thải y tế: Có 478/543 bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải y tế hoạt động tốt, chiếm 88%; 54/543 bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải y tế không hoạt động tốt hoặc không hoạt động, chiếm 9,9% và 11/543 bệnh viện chưa có hệ thống xử lý nước thải y tế hoặc đang trong quá trình xây dựng hệ thống xử lý mới, chiếm 2%. Tại tuyến Trung ương, tổng lượng nước thải y tế được xử lý đạt yêu cầu trong kỳ báo cáo của các bệnh viện là 1.552.233 m3, đạt tỷ lệ 85%; Tại tuyến tỉnh, tổng lượng nước thải y tế được xử lý đạt yêu cầu trong kỳ báo cáo của các bệnh viện là 3.966.416 m3, đạt tỷ lệ 90%; Tại tuyến huyện, tổng lượng nước thải y tế được xử lý đạt yêu cầu trong kỳ báo cáo của các bệnh viện là 1.518.671 m3, đạt tỷ lệ 89%; Các bệnh viện tư nhân, tổng lượng nước thải y tế được xử lý đạt yêu cầu trong kỳ báo cáo của các bệnh viện là 2.422.187 m3, đạt tỷ lệ 97%.
Về tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh và nước sạch trạm y tế: Tính chung toàn quốc, tỷ lệ trạm tế có nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh được quản lý và sử dụng tốt tăng từ 84,2% năm 2012 lên 94% năm 2016.; trong đó nổi bật là các tỉnh Đông Nam bộ với tỷ lệ 100% các trạm y tế có nhà tiêu hợp vệ sinh, nước sạch. Chất lượng nhà tiêu của trạm y tế cũng dần được cải thiện tại hầu hết các tỉnh.
Nhằm chủ động phòng chống dịch, bệnh, nâng cao sức khỏe nhân dân và góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, trong thời gian tới, ngành Y tế đặt mục tiêu đảm bảo các cơ sở y tế từ Trung ương đến địa phương thực hiện xử lý chất thải y tế theo quy định, thực hiện “Cơ sở y tế xanh-sạch-đẹp”; đến năm 2020 hoàn thành các chỉ tiêu 100% chất thải y tế được xử lý; 100% các cơ sở y tế thực hiện “Cơ sở y tế xanh-sạch-đẹp”; 100% trạm y tế xã có nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh…/.