Từ ngày 16/9 đến nay, Hà Nội đã từng bước nới lỏng một số hoạt động để vừa phòng, chống dịch, vừa phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội. Lãnh đạo Thành phố xác định rủi ro còn rất lớn, quan điểm của Hà Nội là không mở ồ ạt mà mở dần từng bước, vừa mở vừa đánh giá thận trọng, kết hợp tăng cường tuyên truyền, vận động để nâng cao ý thức người dân, xác định phòng dịch hơn chống dịch.
Bí thư Thành uỷ Hà Nội kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại địa bàn phường Văn Chương, Văn Miếu (quận Đống Đa) tháng 9/2021. Ảnh: VGP
Giãn cách kịp thời, tránh nguy cơ khủng hoảng
Trải qua hơn 150 ngày chống chọi với đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ tư, Hà Nội có nguy cơ rất lớn vì bên trong đã phát sinh một số ổ dịch phức tạp, bên ngoài thì 8 tỉnh tiếp giáp đều có dịch. Chưa kể, vì là trung tâm, đầu mối giao thông quốc gia, nên hằng ngày, thành phố tiếp nhận hàng ngàn phương tiện và người dân từ khắp nơi đổ về; lượng khách nhập cảnh cũng không nhỏ và các chuyến bay giải cứu… Nhưng Hà Nội quyết tâm bảo vệ an toàn, không để dịch lây lan mất kiểm soát.
Ngày 23/7, cả nước ghi nhận hơn 7.300 ca mắc COVID-19 mới, Hà Nội ghi nhận 53 ca mắc (trong đó có 32 ca tại cộng đồng), nhiều ca không rõ nguồn lây. Đứng trước nguy cơ bùng phát dịch, có thể mất kiểm soát như một số tỉnh, thành phố khác, chiều cùng ngày, tại Hội nghị Ban Thường vụ Thành ủy, lãnh đạo Thành phố đứng trước câu hỏi: “Có giãn cách toàn Thành phố hay không?” Mặc dù các điều kiện, mong muốn đều hướng đến câu trả lời: “Có”, bởi nguy cơ thì cao, trong khi số người trong độ tuổi tại Hà Nội được tiêm vaccine phòng COVID-19 mới đạt 26,5%, lại chủ yếu là mũi 1. Nhưng để quyết đáp một việc ảnh hưởng rất lớn đến mọi mặt đời sống, nhất là kinh tế, phải rất thận trọng.
Chủ trì hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng yêu cầu Ban Thường vụ Thành ủy biểu quyết để phát huy dân chủ và trí tuệ tập thể cho tình huống này. Hội nghị đã thống nhất 100% giao Ban Cán sự Đảng UBND Thành phố chỉ đạo áp dụng biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ. Ngay sau đó, Chủ tịch UBND thành phố đã ban hành Chỉ thị số 17/CT-UBND chính thức thực hiện giãn cách xã hội trong vòng 15 ngày, từ 6h00 ngày 24/7/2021.
Nhờ chuẩn bị tốt và được ủng hộ của người dân, Hà Nội thực hiện biện pháp “đóng băng” này rất thành công, không bị sốc, bằng chứng là không xảy ra tình trạng người dân đổ xô đi mua hàng tích trữ, lượng hàng bán ra vào ngày đầu giãn cách chỉ tăng nhẹ 10-15%.
Đến ngày 5/9, Hà Nội đã 3 lần thực hiện giãn cách xã hội toàn Thành phố, bằng việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch chủ động, quyết liệt, đồng bộ, tình hình dịch bệnh cơ bản được kiểm soát tại hầu hết các quận, huyện; từ ngày 6/9 đến ngày 21/9, Thành phố thu hẹp áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg chỉ còn 10 quận, huyện và 1 phần của 5 quận, huyện khác, 15 quận, huyện còn lại bắt đầu nới lỏng một số hoạt động.
Tính chung, Hà Nội đã thực hiện tròn 60 ngày giãn cách xã hội. Đây là khoảng thời gian khó khăn nhất và cũng gây thiệt hại lớn nhất cho kinh tế Thủ đô. Nhưng đổi lại, Hà Nội đã tận dụng hiệu quả “thời gian vàng” để khống chế, kiểm soát dịch bệnh, đặc biệt với chiến dịch thần tốc tiêm phủ mũi 1 vaccine cho người dân từ 18 tuổi trở lên.
Quy mô 10 triệu người dân với mật độ dân cư cao, nhưng trong hơn 150 ngày của đợt dịch thứ tư, Hà Nội chỉ ghi nhận tổng số 4.273 ca dương tính với SARS-CoV-2. Con số này chưa bằng số ca mắc tăng thêm của cả nước trong ngày 3/10 (hơn 5.300 ca) và chỉ chiếm khoảng 0,4% tổng số ca F0 của cả nước trong đợt dịch này.
Đặc biệt, năng lực của ngành Y tế Hà Nội đã được nâng lên, sẵn sàng đối phó với dịch bệnh ở mức cao hơn, thực hiện bằng được quyết tâm của Thành phố là không để phải điều trị, cách ly F0, F1 tại nhà.
Lên kế hoạch tăng tốc phục hồi kinh tế
Thực hiện nghiêm chỉ đạo của Trung ương coi chống dịch như chống giặc, bảo vệ sức khoẻ và an toàn tính mạng của người dân là trên hết, trước hết, Hà Nội cũng không tránh khỏi thiệt hại về kinh tế do phải áp dụng biện pháp giãn cách xã hội trong 2/3 tháng của quý III.
Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) quý III ước tính giảm 7,02%. Đây là mức giảm đã được lường trước, trên thực tế đã được giảm thiểu nhờ việc áp dụng Chỉ thị số 16/CT-TTg, nhưng Hà Nội không đóng cửa siêu thị, chợ dân sinh, cửa hàng tiện ích, mà chỉ điều chỉnh lại hoạt động bảo đảm yêu cầu giãn cách phòng, chống dịch.
Việc cung cấp nhu yếu phẩm, thuốc chữa bệnh không bị đứt gãy; tạo điều kiện cho một số ngành sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp của Hà Nội cũng như các tỉnh khác tiếp tục được duy trì. Các mặt hàng thiết yếu được cung cấp cho người dân, không có hiện tượng tăng giá, ép giá, khan hiếm diện rộng.
Ngoài khoảng thời gian khó khăn của quý III, nhìn tổng thể, nhờ áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch linh hoạt theo mức độ dịch bệnh, Hà Nội vẫn duy trì tăng trưởng kinh tế. Trong đó, mặc dù chịu ảnh hưởng đợt dịch thứ tư, nhưng GRDP quý II của Thành phố vẫn tăng 6,61%, cao hơn quý trước (quý I tăng 5,17%), góp phần thúc đẩy tăng trưởng chung 6 tháng đạt 5,91%, cao hơn mức chung của cả nước (5,64%). Tăng tưởng GRDP 9 tháng của thành phố đạt 1,28%.
Hà Nội còn tích cực chi viện cho các tỉnh, thành phố khác. Tính riêng đợt bùng phát dịch thứ tư, Thủ đô đã chi viện cho TPHCM 5.000 tấn gạo (trị giá 75 tỷ đồng), tỉnh Bình Dương 1.000 tấn gạo và 18 tỉnh, thành phố phía nam mỗi tỉnh 3 tỷ đồng…
Từ ngày 16/9 đến nay, Hà Nội đã từng bước nới lỏng một số hoạt động để vừa bảo đảm phòng, chống dịch, vừa phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội. Nhưng lãnh đạo thành phố xác định rủi ro còn rất lớn vì tỉ lệ người dân từ 18 tuổi trở lên được tiêm 2 mũi vaccine còn thấp (đến ngày 3/10 đạt 23% dân số trên 18 tuổi và 16,6% tổng dân số), người dân từ 18 tuổi trở xuống thì chưa được tiêm vaccine. Trong khi nguy cơ phát sinh ca mắc mới, dịch có thể bùng phát trở lại bất cứ khi nào như trường hợp xảy ra tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Quan điểm của TP. Hà Nội là không mở ồ ạt mà mở dần từng bước, vừa mở vừa đánh giá thận trọng, kết hợp tăng cường tuyên truyền, vận động để nâng cao ý thức người dân, xác định phòng dịch hơn chống dịch.
Trao đổi với báo chí, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết, Thành phố sẽ tập trung chuyển trạng thái từ “không COVID-19” sang thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh như Chính phủ chỉ đạo.
Hà Nội sẽ tiếp tục nâng cao ý thức phòng, chống dịch của người dân, doanh nghiệp để hai chủ thể này thực sự là trung tâm. Nâng cao năng lực của hệ thống y tế từ thành phố xuống cơ sở, đưa dịch vụ y tế đến gần người dân nhất; đồng thời kiến nghị Chính phủ, Bộ Y tế tạo điều kiện phân bổ vaccine để trong tháng 10/2021 cơ bản tiêm phủ mũi 2 cho toàn bộ người dân từ 18 tuổi trở lên.
Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9/2021 diễn ra chiều 2/10, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên khẳng định, ngay khi có thêm vaccine sẽ tiến hành phân bổ ngay, trong đó Hà Nội tiếp tục là một trong những địa phương được ưu tiên. Đây là tin vui cho Thủ đô, vì có tiêm phủ mũi 2 cho người dân từ 18 tuổi, Hà Nội mới có thêm điều kiện an toàn để mở cửa trở lại và phục hồi, phát triển kinh tế mạnh mẽ.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nêu rõ, phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội là mối quan tâm hàng đầu của Thành phố. Ngay trong lúc thực hiện giãn cách xã hội, Thành phố đã bổ sung 500 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách năm 2021 ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội Thành phố để cho vay đối với người lao động có nhu cầu phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh…
Hà Nội đã chủ động xây dựng các kịch bản tăng trưởng tương ứng với mức độ dịch COVID-19 trên tinh thần là giảm mức độ ảnh hưởng của dịch, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tạo thuận lợi tối đa cho sản xuất, kinh doanh, phấn đấu đạt cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra.
Thành uỷ cũng đã ban hành nghị quyết chỉ đạo về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025 của TP. Hà Nội; nghị quyết về chủ trương triển khai đầu tư dự án xây dựng tuyến đường Vành đai 4. Đây là những quyết sách chiến lược, lâu dài nhằm tạo động lực phát triển cho Thủ đô.
Hiện nay, UBND Thành phố đã và đang triển khai kế hoạch tăng tốc phục hồi phát triển kinh tế-xã hội, chú trọng 3 nhiệm vụ quan trọng, xuyên suốt từ nay đến cuối năm là: Tập trung nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản; điều hành, thu-chi ngân sách hiệu quả, đúng hướng; đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh.
Đối với những ổ dịch mới phát sinh như tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Thành phố đã chỉ đạo khẩn trương tập trung khoanh vùng, truy vết thần tốc, nhanh chóng khống chế, ngăn chặn dịch lây lan, thu hẹp dần diện phong toả để sớm kết thúc ổ dịch. Thành phố sẽ tiếp tục quan điểm nhất quán là luôn linh hoạt áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch để vừa bảo đảm phát triển kinh tế, vừa bảo vệ an toàn sức khoẻ, tính mạng cho người dân./.
Nguồn: Chinhphu.vn
Từ ngày 16/9 đến nay, Hà Nội đã từng bước nới lỏng một số hoạt động để vừa phòng, chống dịch, vừa phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội. Lãnh đạo Thành phố xác định rủi ro còn rất lớn, quan điểm của Hà Nội là không mở ồ ạt mà mở dần từng bước, vừa mở vừa đánh giá thận trọng, kết hợp tăng cường tuyên truyền, vận động để nâng cao ý thức người dân, xác định phòng dịch hơn chống dịch.
Bí thư Thành uỷ Hà Nội kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại địa bàn phường Văn Chương, Văn Miếu (quận Đống Đa) tháng 9/2021. Ảnh: VGP
Giãn cách kịp thời, tránh nguy cơ khủng hoảng
Trải qua hơn 150 ngày chống chọi với đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ tư, Hà Nội có nguy cơ rất lớn vì bên trong đã phát sinh một số ổ dịch phức tạp, bên ngoài thì 8 tỉnh tiếp giáp đều có dịch. Chưa kể, vì là trung tâm, đầu mối giao thông quốc gia, nên hằng ngày, thành phố tiếp nhận hàng ngàn phương tiện và người dân từ khắp nơi đổ về; lượng khách nhập cảnh cũng không nhỏ và các chuyến bay giải cứu… Nhưng Hà Nội quyết tâm bảo vệ an toàn, không để dịch lây lan mất kiểm soát.
Ngày 23/7, cả nước ghi nhận hơn 7.300 ca mắc COVID-19 mới, Hà Nội ghi nhận 53 ca mắc (trong đó có 32 ca tại cộng đồng), nhiều ca không rõ nguồn lây. Đứng trước nguy cơ bùng phát dịch, có thể mất kiểm soát như một số tỉnh, thành phố khác, chiều cùng ngày, tại Hội nghị Ban Thường vụ Thành ủy, lãnh đạo Thành phố đứng trước câu hỏi: “Có giãn cách toàn Thành phố hay không?” Mặc dù các điều kiện, mong muốn đều hướng đến câu trả lời: “Có”, bởi nguy cơ thì cao, trong khi số người trong độ tuổi tại Hà Nội được tiêm vaccine phòng COVID-19 mới đạt 26,5%, lại chủ yếu là mũi 1. Nhưng để quyết đáp một việc ảnh hưởng rất lớn đến mọi mặt đời sống, nhất là kinh tế, phải rất thận trọng.
Chủ trì hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng yêu cầu Ban Thường vụ Thành ủy biểu quyết để phát huy dân chủ và trí tuệ tập thể cho tình huống này. Hội nghị đã thống nhất 100% giao Ban Cán sự Đảng UBND Thành phố chỉ đạo áp dụng biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ. Ngay sau đó, Chủ tịch UBND thành phố đã ban hành Chỉ thị số 17/CT-UBND chính thức thực hiện giãn cách xã hội trong vòng 15 ngày, từ 6h00 ngày 24/7/2021.
Nhờ chuẩn bị tốt và được ủng hộ của người dân, Hà Nội thực hiện biện pháp “đóng băng” này rất thành công, không bị sốc, bằng chứng là không xảy ra tình trạng người dân đổ xô đi mua hàng tích trữ, lượng hàng bán ra vào ngày đầu giãn cách chỉ tăng nhẹ 10-15%.
Đến ngày 5/9, Hà Nội đã 3 lần thực hiện giãn cách xã hội toàn Thành phố, bằng việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch chủ động, quyết liệt, đồng bộ, tình hình dịch bệnh cơ bản được kiểm soát tại hầu hết các quận, huyện; từ ngày 6/9 đến ngày 21/9, Thành phố thu hẹp áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg chỉ còn 10 quận, huyện và 1 phần của 5 quận, huyện khác, 15 quận, huyện còn lại bắt đầu nới lỏng một số hoạt động.
Tính chung, Hà Nội đã thực hiện tròn 60 ngày giãn cách xã hội. Đây là khoảng thời gian khó khăn nhất và cũng gây thiệt hại lớn nhất cho kinh tế Thủ đô. Nhưng đổi lại, Hà Nội đã tận dụng hiệu quả “thời gian vàng” để khống chế, kiểm soát dịch bệnh, đặc biệt với chiến dịch thần tốc tiêm phủ mũi 1 vaccine cho người dân từ 18 tuổi trở lên.
Quy mô 10 triệu người dân với mật độ dân cư cao, nhưng trong hơn 150 ngày của đợt dịch thứ tư, Hà Nội chỉ ghi nhận tổng số 4.273 ca dương tính với SARS-CoV-2. Con số này chưa bằng số ca mắc tăng thêm của cả nước trong ngày 3/10 (hơn 5.300 ca) và chỉ chiếm khoảng 0,4% tổng số ca F0 của cả nước trong đợt dịch này.
Đặc biệt, năng lực của ngành Y tế Hà Nội đã được nâng lên, sẵn sàng đối phó với dịch bệnh ở mức cao hơn, thực hiện bằng được quyết tâm của Thành phố là không để phải điều trị, cách ly F0, F1 tại nhà.
Lên kế hoạch tăng tốc phục hồi kinh tế
Thực hiện nghiêm chỉ đạo của Trung ương coi chống dịch như chống giặc, bảo vệ sức khoẻ và an toàn tính mạng của người dân là trên hết, trước hết, Hà Nội cũng không tránh khỏi thiệt hại về kinh tế do phải áp dụng biện pháp giãn cách xã hội trong 2/3 tháng của quý III.
Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) quý III ước tính giảm 7,02%. Đây là mức giảm đã được lường trước, trên thực tế đã được giảm thiểu nhờ việc áp dụng Chỉ thị số 16/CT-TTg, nhưng Hà Nội không đóng cửa siêu thị, chợ dân sinh, cửa hàng tiện ích, mà chỉ điều chỉnh lại hoạt động bảo đảm yêu cầu giãn cách phòng, chống dịch.
Việc cung cấp nhu yếu phẩm, thuốc chữa bệnh không bị đứt gãy; tạo điều kiện cho một số ngành sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp của Hà Nội cũng như các tỉnh khác tiếp tục được duy trì. Các mặt hàng thiết yếu được cung cấp cho người dân, không có hiện tượng tăng giá, ép giá, khan hiếm diện rộng.
Ngoài khoảng thời gian khó khăn của quý III, nhìn tổng thể, nhờ áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch linh hoạt theo mức độ dịch bệnh, Hà Nội vẫn duy trì tăng trưởng kinh tế. Trong đó, mặc dù chịu ảnh hưởng đợt dịch thứ tư, nhưng GRDP quý II của Thành phố vẫn tăng 6,61%, cao hơn quý trước (quý I tăng 5,17%), góp phần thúc đẩy tăng trưởng chung 6 tháng đạt 5,91%, cao hơn mức chung của cả nước (5,64%). Tăng tưởng GRDP 9 tháng của thành phố đạt 1,28%.
Hà Nội còn tích cực chi viện cho các tỉnh, thành phố khác. Tính riêng đợt bùng phát dịch thứ tư, Thủ đô đã chi viện cho TPHCM 5.000 tấn gạo (trị giá 75 tỷ đồng), tỉnh Bình Dương 1.000 tấn gạo và 18 tỉnh, thành phố phía nam mỗi tỉnh 3 tỷ đồng…
Từ ngày 16/9 đến nay, Hà Nội đã từng bước nới lỏng một số hoạt động để vừa bảo đảm phòng, chống dịch, vừa phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội. Nhưng lãnh đạo thành phố xác định rủi ro còn rất lớn vì tỉ lệ người dân từ 18 tuổi trở lên được tiêm 2 mũi vaccine còn thấp (đến ngày 3/10 đạt 23% dân số trên 18 tuổi và 16,6% tổng dân số), người dân từ 18 tuổi trở xuống thì chưa được tiêm vaccine. Trong khi nguy cơ phát sinh ca mắc mới, dịch có thể bùng phát trở lại bất cứ khi nào như trường hợp xảy ra tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Quan điểm của TP. Hà Nội là không mở ồ ạt mà mở dần từng bước, vừa mở vừa đánh giá thận trọng, kết hợp tăng cường tuyên truyền, vận động để nâng cao ý thức người dân, xác định phòng dịch hơn chống dịch.
Trao đổi với báo chí, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết, Thành phố sẽ tập trung chuyển trạng thái từ “không COVID-19” sang thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh như Chính phủ chỉ đạo.
Hà Nội sẽ tiếp tục nâng cao ý thức phòng, chống dịch của người dân, doanh nghiệp để hai chủ thể này thực sự là trung tâm. Nâng cao năng lực của hệ thống y tế từ thành phố xuống cơ sở, đưa dịch vụ y tế đến gần người dân nhất; đồng thời kiến nghị Chính phủ, Bộ Y tế tạo điều kiện phân bổ vaccine để trong tháng 10/2021 cơ bản tiêm phủ mũi 2 cho toàn bộ người dân từ 18 tuổi trở lên.
Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9/2021 diễn ra chiều 2/10, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên khẳng định, ngay khi có thêm vaccine sẽ tiến hành phân bổ ngay, trong đó Hà Nội tiếp tục là một trong những địa phương được ưu tiên. Đây là tin vui cho Thủ đô, vì có tiêm phủ mũi 2 cho người dân từ 18 tuổi, Hà Nội mới có thêm điều kiện an toàn để mở cửa trở lại và phục hồi, phát triển kinh tế mạnh mẽ.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nêu rõ, phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội là mối quan tâm hàng đầu của Thành phố. Ngay trong lúc thực hiện giãn cách xã hội, Thành phố đã bổ sung 500 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách năm 2021 ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội Thành phố để cho vay đối với người lao động có nhu cầu phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh…
Hà Nội đã chủ động xây dựng các kịch bản tăng trưởng tương ứng với mức độ dịch COVID-19 trên tinh thần là giảm mức độ ảnh hưởng của dịch, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tạo thuận lợi tối đa cho sản xuất, kinh doanh, phấn đấu đạt cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra.
Thành uỷ cũng đã ban hành nghị quyết chỉ đạo về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025 của TP. Hà Nội; nghị quyết về chủ trương triển khai đầu tư dự án xây dựng tuyến đường Vành đai 4. Đây là những quyết sách chiến lược, lâu dài nhằm tạo động lực phát triển cho Thủ đô.
Hiện nay, UBND Thành phố đã và đang triển khai kế hoạch tăng tốc phục hồi phát triển kinh tế-xã hội, chú trọng 3 nhiệm vụ quan trọng, xuyên suốt từ nay đến cuối năm là: Tập trung nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản; điều hành, thu-chi ngân sách hiệu quả, đúng hướng; đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh.
Đối với những ổ dịch mới phát sinh như tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Thành phố đã chỉ đạo khẩn trương tập trung khoanh vùng, truy vết thần tốc, nhanh chóng khống chế, ngăn chặn dịch lây lan, thu hẹp dần diện phong toả để sớm kết thúc ổ dịch. Thành phố sẽ tiếp tục quan điểm nhất quán là luôn linh hoạt áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch để vừa bảo đảm phát triển kinh tế, vừa bảo vệ an toàn sức khoẻ, tính mạng cho người dân./.
Nguồn: Chinhphu.vn