60 bác sĩ trẻ vừa tốt nghiệp khóa Đào tạo bác sĩ chuyên khoa cấp I khóa 9,13 đã được Bộ Y tế bàn giao cho trung tâm y tế của 33 huyện nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn của 9 tỉnh thuộc miền núi phía Bắc.
Ngày 04/122020, tại Trường Đại học Y Dược Hải Phòng, Bộ Y tế đã tổ chức Lễ trao bằng và bàn giao 60 bác sĩ chuyên khoa I trong tổng số 354 bác sĩ đang được đào tạo tại 3 trường Đại học Y Hà Nội, Trường Đại học Y- Dược Huế và Trường Đại học Y- Dược Hải Phòng cho trung tâm y tế các huyện nghèo, vùng sâu, vùng xa.
Đây là hoạt động Dự án 585 “Thí điểm đưa bác sĩ trẻ tình nguyện về công tác tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn (ưu tiên 62 huyện nghèo)”
Đáng nói là, trong số 60 bác sĩ trẻ khóa 9 và 13 lần này có 57 bác sĩ là người dân tộc H’Mông, Nùng, Tày, Dao, Pu Péo, Sán Chỉ, Mường, Thái…) thuộc 10 chuyên ngành: Chẩn đoán hình ảnh, Răng Hàm Mặt, Ngoại, Nhi, Nội, Phụ sản, Gây mê hồi sức, truyền nhiễm, xét nghiệm và Y học cổ truyền sẽ được cấp bằng chuyên khoa I và chứng chỉ hành nghề sẽ tình nguyện công tác về 33 huyện nghèo (như Ba Bể, Bắc Hà, Tủa Chùa, Hoàng Su Phì, Xín Mần, Bảo Lạc, Yên Minh…) thuộc 09 tỉnh Hà Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Thanh Hóa, Lạng Sơn và Lai Châu. Như vậy,đến thời điểm này 10 khóa bác sĩ trẻ đã tốt nghiệp, dự án đã bàn giao 211 bác sĩ cho 68 huyện khó khăn thuộc 21 tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên.
Dự án 585 mang điền nhiều lợi ích cho người dân vùng khó khăn
Phát biểu tại buổi Lễ, TS. Phạm Văn Tác, Phó Chủ tịch Hội đồng y khoa Quốc gia, Cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo Bộ Y tế cho biết, ngành y tế trong năm vừa qua thu được nhiều thành quả quan trọng, đặc biệt trong cuộc chiến phòng chống COVID -19, chúng ta đã thực hiện mục tiêu kép phòng chống đại dịch COVID -19. Các nhà trường tiếp tục dạy tốt học tốt, chương trình không bị gián đoạn. Các nhà trường, thầy cô cán bộ y tế thực hiện trong hoàn cảnh khó khăn vẫn tiếp tục dậy tốt, học tốt, hoàn thành chương trình giảng dậy.
Dự án 585 đã và đang đào tạo 310 bác sĩ tại chỗ và 44 bác sĩ tuyến Trung ương về tăng cường. Trong 60 bác sĩ được bàn giao lần này có 57 bác sĩ tại chỗ thuộc biên chế của các huyện khó khăn và 3 bác sĩ của BV trung ương. Thời gian qua Dự án thu nhiều thành tích, khoá 1 đã có một số bác sĩ trở về sau khi hoàn thành nhiệm vụ như bác sĩ Nguyễn Chiến Quyết ở BVĐK Bắc Hà, Lào Cai; bác sĩ Nguyễn Văn Hiếu ở Trung tâm y tế huyện Mường Nhé… Thành quả của Dự án 585 đã mang đến cho người dân miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn được tiếp cận với dịch vụ y tế cao hơn.
Ts. Phạm Văn Tác – Cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo; PGS.TS Nguyễn Tuấn Hưng, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Y tế trao Bằng Tốt nghiệp và chứng chỉ hành nghề cho các bác sĩ khoá 9,13 về công tác tại các huyện nghèo, vùng kinh tế khó khăn
Cũng theo TS. Phạm Văn Tác, giai đoạn tới của Dự án 585 sẽ có bổ sung thay đổi một số điều như bác sĩ đang công tác tại các huyện nghèo có nhu cầu có bằng đại học liên thông cũng được tham gia vào dự án, đồng thời độ tuổi tham gia dự án cũng được điều chỉnh với nữ không quá 37 tuổi và nam không quá 40 tuổi.
Phát biểu tại lễ bàn giao, BS Sìn Đức Văn, Giám đốc BVĐK khu vực Hoàng Su Phì, Hà Giang cho biết, Dự án 585 mang đến rất nhiều lợi ích cũng như ý nghĩa với địa phương. Dự án 585 được thực hiện tại Hoàng Su Phì làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 bệnh viện có bác sĩ về công tác và đã chuyển giao một số kỹ thuật mới. Giai đoạn 2 dự án là đào tạo bác sĩ tại chỗ. Việc này rất hiệu quả đối với một địa phương còn khó khăn về nhân lực như Hoàng Su Phì. Bởi, theo bs Văn, hàng năm BV cử bác sĩ đi đào tạo, đào tạo thường xuyên theo các kênh nhưng các bạn trung thành công tác vùng cao không nhiều, đào tạo xong một thời gian bác sĩ lại xin về, không cho về thì xin thôi việc.
Bs. Văn cũng mong muốn dự án tiếp tục mở rộng đào tạo ở các lĩnh vực như Điều dưỡng để chất lượng nhân lực ở vùng sâu vùng xa ngày càng được nâng lên.
“Hiện, BVĐK khu vực Hoàng Su Phì đã triển khai được các kỹ thuật chuyên sâu như phẫu thuật nội soi, chụp Citi, mới đây nhất BV đã nuôi sống bé sơ sinh 32 tuần tuổi nặng 800g. Sự thành công này chính là có sự đóng góp của bác sĩ trẻ của Dự án 585”, Bs Văn chia sẻ.
BS Sìn Đức Văn, Giám đốc BVĐK khu vực Hoàng Su Phì, Hà Giang
Bước đột phá của ngành Y tế nhằm đảm bảo nhân lực y tế có trình độ chuyên môn phục vụ vùng khó khăn
Dự án thí điểm bác sĩ trẻ tình nguyện là bước đột phá của ngành Y tế trong việc tiến tới bảo đảm đủ số lượng nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của nhân dân ở địa phương còn khó khăn. Qua đó tạo cơ hội cho đông đảo người nghèo, người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn được tiếp cận các dịch vụ y tế có chất lượng ngày một tốt hơn, hạn chế chuyển tuyến điều trị không cần thiết, góp phần giảm quá tải ở các bệnh viện tuyến trên, tránh lãng phí cho người dân, cộng đồng và xã hội. Triển khai tốt Dự án này còn tạo điều kiện để các thầy thuốc trẻ có cơ hội cống hiến sức lực và trí tuệ, phát huy tính xung kích, tình nguyện góp phần xây dựng và phát triển đất nước.
Dự án được Bộ Y tế quyết định triển khai thực hiện vào tháng 2 năm 2013 với mục tiêu đảm báo tính bền vững nguồn nhân lực y tế chất lượng cao, theo đó tới năm 2020 sẽ đưa khoảng 300 đến 500 bác sĩ trẻ về công tác tại các địa bàn nêu trên. Hiện tại dự án đã, đang và sẽ đào tạo chuyên khoa I cho 354 bác sĩ thuộc 11 chuyên ngành (Nội, Ngoại, Sản, Nhi, Chẩn đoán hình ảnh, Xét nghiệm, Gây mê hồi sức, Hồi sức cấp cứu, Truyền nhiễm, Răng hàm mặt và Y học cổ truyền) trong thời gian 24 tháng. Sau đó, các bác sĩ tốt nghiệp sẽ công tác 03 năm (đối với nam) và 02 năm (đối với nữ) tại các huyện nghèo như đã đăng ký tình nguyện. Sau thời hạn trên, họ sẽ tiếp tục làm việc tại các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, nơi họ đã được xét tuyển vào làm việc trước khi đi công tác tại các vùng khó khăn. Riêng đối với các bác sĩ được các huyện nghèo cử đi đào tạo sẽ công tác lâu dài tại Bệnh viện/TTYT huyện nghèo.
Báo cáo của các Sở Y tế có huyện nghèo cho thấy, nhu cầu bác sĩ tại 62 huyện nghèo là khoảng 598 người thuộc 15 chuyên khoa. Trong đó 07 chuyên khoa có nhu cầu nhiều nhất là Khoa Nội: 53; Khoa Ngoại: 49; Khoa Sản: 55; Khoa Nhi: 44; Khoa Hồi sức cấp cứu: 47; Khoa Truyền nhiễm: 35 và Khoa Chẩn đoán hình ảnh là 33. Như vậy đến nay số bác sĩ còn thiếu của 7 chuyên khoa này là 316 bác sĩ nữa./.
60 bác sĩ trẻ vừa tốt nghiệp khóa Đào tạo bác sĩ chuyên khoa cấp I khóa 9,13 đã được Bộ Y tế bàn giao cho trung tâm y tế của 33 huyện nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn của 9 tỉnh thuộc miền núi phía Bắc.
Ngày 04/122020, tại Trường Đại học Y Dược Hải Phòng, Bộ Y tế đã tổ chức Lễ trao bằng và bàn giao 60 bác sĩ chuyên khoa I trong tổng số 354 bác sĩ đang được đào tạo tại 3 trường Đại học Y Hà Nội, Trường Đại học Y- Dược Huế và Trường Đại học Y- Dược Hải Phòng cho trung tâm y tế các huyện nghèo, vùng sâu, vùng xa.
Đây là hoạt động Dự án 585 “Thí điểm đưa bác sĩ trẻ tình nguyện về công tác tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn (ưu tiên 62 huyện nghèo)”
Đáng nói là, trong số 60 bác sĩ trẻ khóa 9 và 13 lần này có 57 bác sĩ là người dân tộc H’Mông, Nùng, Tày, Dao, Pu Péo, Sán Chỉ, Mường, Thái…) thuộc 10 chuyên ngành: Chẩn đoán hình ảnh, Răng Hàm Mặt, Ngoại, Nhi, Nội, Phụ sản, Gây mê hồi sức, truyền nhiễm, xét nghiệm và Y học cổ truyền sẽ được cấp bằng chuyên khoa I và chứng chỉ hành nghề sẽ tình nguyện công tác về 33 huyện nghèo (như Ba Bể, Bắc Hà, Tủa Chùa, Hoàng Su Phì, Xín Mần, Bảo Lạc, Yên Minh…) thuộc 09 tỉnh Hà Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Thanh Hóa, Lạng Sơn và Lai Châu. Như vậy,đến thời điểm này 10 khóa bác sĩ trẻ đã tốt nghiệp, dự án đã bàn giao 211 bác sĩ cho 68 huyện khó khăn thuộc 21 tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên.
Dự án 585 mang điền nhiều lợi ích cho người dân vùng khó khăn
Phát biểu tại buổi Lễ, TS. Phạm Văn Tác, Phó Chủ tịch Hội đồng y khoa Quốc gia, Cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo Bộ Y tế cho biết, ngành y tế trong năm vừa qua thu được nhiều thành quả quan trọng, đặc biệt trong cuộc chiến phòng chống COVID -19, chúng ta đã thực hiện mục tiêu kép phòng chống đại dịch COVID -19. Các nhà trường tiếp tục dạy tốt học tốt, chương trình không bị gián đoạn. Các nhà trường, thầy cô cán bộ y tế thực hiện trong hoàn cảnh khó khăn vẫn tiếp tục dậy tốt, học tốt, hoàn thành chương trình giảng dậy.
Dự án 585 đã và đang đào tạo 310 bác sĩ tại chỗ và 44 bác sĩ tuyến Trung ương về tăng cường. Trong 60 bác sĩ được bàn giao lần này có 57 bác sĩ tại chỗ thuộc biên chế của các huyện khó khăn và 3 bác sĩ của BV trung ương. Thời gian qua Dự án thu nhiều thành tích, khoá 1 đã có một số bác sĩ trở về sau khi hoàn thành nhiệm vụ như bác sĩ Nguyễn Chiến Quyết ở BVĐK Bắc Hà, Lào Cai; bác sĩ Nguyễn Văn Hiếu ở Trung tâm y tế huyện Mường Nhé… Thành quả của Dự án 585 đã mang đến cho người dân miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn được tiếp cận với dịch vụ y tế cao hơn.
Ts. Phạm Văn Tác – Cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo; PGS.TS Nguyễn Tuấn Hưng, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Y tế trao Bằng Tốt nghiệp và chứng chỉ hành nghề cho các bác sĩ khoá 9,13 về công tác tại các huyện nghèo, vùng kinh tế khó khăn
Cũng theo TS. Phạm Văn Tác, giai đoạn tới của Dự án 585 sẽ có bổ sung thay đổi một số điều như bác sĩ đang công tác tại các huyện nghèo có nhu cầu có bằng đại học liên thông cũng được tham gia vào dự án, đồng thời độ tuổi tham gia dự án cũng được điều chỉnh với nữ không quá 37 tuổi và nam không quá 40 tuổi.
Phát biểu tại lễ bàn giao, BS Sìn Đức Văn, Giám đốc BVĐK khu vực Hoàng Su Phì, Hà Giang cho biết, Dự án 585 mang đến rất nhiều lợi ích cũng như ý nghĩa với địa phương. Dự án 585 được thực hiện tại Hoàng Su Phì làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 bệnh viện có bác sĩ về công tác và đã chuyển giao một số kỹ thuật mới. Giai đoạn 2 dự án là đào tạo bác sĩ tại chỗ. Việc này rất hiệu quả đối với một địa phương còn khó khăn về nhân lực như Hoàng Su Phì. Bởi, theo bs Văn, hàng năm BV cử bác sĩ đi đào tạo, đào tạo thường xuyên theo các kênh nhưng các bạn trung thành công tác vùng cao không nhiều, đào tạo xong một thời gian bác sĩ lại xin về, không cho về thì xin thôi việc.
Bs. Văn cũng mong muốn dự án tiếp tục mở rộng đào tạo ở các lĩnh vực như Điều dưỡng để chất lượng nhân lực ở vùng sâu vùng xa ngày càng được nâng lên.
“Hiện, BVĐK khu vực Hoàng Su Phì đã triển khai được các kỹ thuật chuyên sâu như phẫu thuật nội soi, chụp Citi, mới đây nhất BV đã nuôi sống bé sơ sinh 32 tuần tuổi nặng 800g. Sự thành công này chính là có sự đóng góp của bác sĩ trẻ của Dự án 585”, Bs Văn chia sẻ.
BS Sìn Đức Văn, Giám đốc BVĐK khu vực Hoàng Su Phì, Hà Giang
Bước đột phá của ngành Y tế nhằm đảm bảo nhân lực y tế có trình độ chuyên môn phục vụ vùng khó khăn
Dự án thí điểm bác sĩ trẻ tình nguyện là bước đột phá của ngành Y tế trong việc tiến tới bảo đảm đủ số lượng nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của nhân dân ở địa phương còn khó khăn. Qua đó tạo cơ hội cho đông đảo người nghèo, người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn được tiếp cận các dịch vụ y tế có chất lượng ngày một tốt hơn, hạn chế chuyển tuyến điều trị không cần thiết, góp phần giảm quá tải ở các bệnh viện tuyến trên, tránh lãng phí cho người dân, cộng đồng và xã hội. Triển khai tốt Dự án này còn tạo điều kiện để các thầy thuốc trẻ có cơ hội cống hiến sức lực và trí tuệ, phát huy tính xung kích, tình nguyện góp phần xây dựng và phát triển đất nước.
Dự án được Bộ Y tế quyết định triển khai thực hiện vào tháng 2 năm 2013 với mục tiêu đảm báo tính bền vững nguồn nhân lực y tế chất lượng cao, theo đó tới năm 2020 sẽ đưa khoảng 300 đến 500 bác sĩ trẻ về công tác tại các địa bàn nêu trên. Hiện tại dự án đã, đang và sẽ đào tạo chuyên khoa I cho 354 bác sĩ thuộc 11 chuyên ngành (Nội, Ngoại, Sản, Nhi, Chẩn đoán hình ảnh, Xét nghiệm, Gây mê hồi sức, Hồi sức cấp cứu, Truyền nhiễm, Răng hàm mặt và Y học cổ truyền) trong thời gian 24 tháng. Sau đó, các bác sĩ tốt nghiệp sẽ công tác 03 năm (đối với nam) và 02 năm (đối với nữ) tại các huyện nghèo như đã đăng ký tình nguyện. Sau thời hạn trên, họ sẽ tiếp tục làm việc tại các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, nơi họ đã được xét tuyển vào làm việc trước khi đi công tác tại các vùng khó khăn. Riêng đối với các bác sĩ được các huyện nghèo cử đi đào tạo sẽ công tác lâu dài tại Bệnh viện/TTYT huyện nghèo.
Báo cáo của các Sở Y tế có huyện nghèo cho thấy, nhu cầu bác sĩ tại 62 huyện nghèo là khoảng 598 người thuộc 15 chuyên khoa. Trong đó 07 chuyên khoa có nhu cầu nhiều nhất là Khoa Nội: 53; Khoa Ngoại: 49; Khoa Sản: 55; Khoa Nhi: 44; Khoa Hồi sức cấp cứu: 47; Khoa Truyền nhiễm: 35 và Khoa Chẩn đoán hình ảnh là 33. Như vậy đến nay số bác sĩ còn thiếu của 7 chuyên khoa này là 316 bác sĩ nữa./.