Trong 5 ngày hoàn thành đánh giá an toàn cho các doanh nghiệp
Công văn nêu rõ: Trong thời gian qua, dịch COVID-19 xuất hiện tại nhiều tỉnh/thành phố, trong đó có tỉnh Bình Dương, nhiều trường hợp tiếp xúc gần với các trường hợp mắc bệnh được thực hiện cách ly y tế tập trung. Trong đó có nhiều trường hợp là các ca bệnh liên quan đến các khu công nghiệp (KCN) tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch bệnh lớn trong các KCN và cộng đồng.
Để tiếp tục chủ động công tác phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế đề nghị đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch của tỉnh Bình Dương chỉ đạo các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện một số nội dung được cụ thể như sau:
Đối với phòng, chống dịch trong các KCN, tỉnh Bình Dương cần thành lập 100 tổ/đoàn (3-4 người/đoàn) triển khai hướng dẫn, kiểm tra đánh giá công tác phòng, chống dịch cho các KCN và các doanh nghiệp lớn ngoài KCN.
Đoàn Bộ Y tế kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại Công ty TCL Bình Dương
Thành phần tổ/đoàn kiểm tra, hướng dẫn, đánh giá an toàn theo Quyết định 2194 và 2787 của Bộ Y tế bao gồm: Ban quản lý (BQL) KCN, Sở Công thương, Sở Lao động và Thương binh xã hội, các sở ban ngành liên quan và UBND cấp huyện (trừ Sở Y tế và CDC). Trong đó, BQL KCN chịu trách nhiệm, làm đầu mối trình UBND tỉnh thành lập các tổ/đoàn công tác, tổ chức triển khai và tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
Yêu cầu trong vòng 5 ngày thực hiện xong hướng dẫn, đánh giá an toàn cho các doanh nghiệp và tái kiểm tra 1 tuần/lần để chấn chỉnh công tác phòng, chống dịch tại doanh nghiệp trong và ngoài KCN.
Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế đã tổ chức tập huấn vào ngày 21/6/2021 cho 70 cán bộ của Ban QL KCN và các sở ban ngành liên quan của tỉnh để tham gia tổ/đoàn kiểm tra.
Đề nghị thí điểm doanh nghiệp tự triển khai test nhanh COVID-19 cho công nhân và giao CDC hướng dẫn thí điểm cho các doanh nghiệp. Xem xét bắt buộc hoặc khuyến khích các doanh nghiệp tự trả chi phí mua test nhanh và xét nghiệm cho người lao động 1 lần/tuần trong thời gian có dịch.
Bộ phận thường trực Bộ Y tế đã xây dựng phần mềm quản lý giám sát, truy vết công nhân và triển khai tại toàn tỉnh Bắc Giang hiệu quả hoặc phần mềm Atalink. Do đó, đề nghị UBND tỉnh giao Sở Thông tin truyền thông tỉnh Bình Dương liên hệ với Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Giang để nhận phần mềm, nghiên cứu áp dụng quản lý công nhân, truy vết khi có xuất hiện ca F0 trong KCN.
Chỉ đạo việc thành lập tổ an toàn COVID trong các doanh nghiệp. Mỗi 1 phân xưởng/tổ/bộ phận sản xuất phải có 1 tổ an toàn COVID hàng ngày đi kiểm tra giám sát thực hiện 5K trong phân xưởng. Kịp thời phát hiện các trường hợp có bất thường về sức khỏe, báo cáo ngay cho cơ quan y tế địa phương để có biện pháp xử lý kịp thời. Giao Sở Công an, Sở Giao thông vận tải điều tiết giao thông trong giờ cao điểm (đầu giờ sáng và cuối giờ chiều) tránh xảy ra tình trạng ùn tắc tại các KCN.
Đề nghị các doanh nghiệp xem xét việc bố trí tối thiểu 20%-50% công nhân ăn ở và làm việc tại doanh nghiệp để đảm bảo an toàn sản xuất, tránh đứt gãy chuỗi sản xuất khi có ca F0 trong doanh nghiệp.
Tăng cường chặn lây nhiễm chéo trong khu cách ly
Để giảm áp lực cho Sở Y tế, CDC tỉnh phục vụ cho nhiều nhiệm vụ quan trọng khác về phòng chống dịch COVID-19, kinh nghiệm các tỉnh/thành phố khác đã thực hiện việc giao cho quân đội chủ trì quản lý các khu cách ly tập trung.
Bộ phận Thường trực Đặc biệt của Bộ Y tế đề nghị UBND tỉnh Bình Dương giao Bộ chỉ huy quân sự tỉnh chịu trách nhiệm điều hành quản lý toàn diện các khu cách ly tập trung. Các đơn vị y tế chịu trách nhiệm triển khai các nhiệm vụ về chuyên môn y tế, phòng chống lây nhiễm chéo trong khu cách ly.
Rà soát năng lực các khu cách ly tập trung hiện tại để xây dựng kế hoạch, khảo sát để mở rộng các khu cách ly tập trung khi có các ca F1 số lượng đông.
Đề xuất triển khai thí điểm cách ly F1 tại nhà, tại doanh nghiệp/ký túc xá doanh nghiệp (nếu có điều kiện) để sẵn sàng áp dụng khi dịch bệnh bùng phát trên diện rộng.
Bộ phận thường trực của Bộ Y tế đã triển khai tập huấn, hướng dẫn cho Sở Y tế, CDC và Trung tâm y tế cấp quận, huyện về công tác phòng lây nhiễm chéo trong khu cách ly, đồng thời cũng đã chuyển giao phần mềm quản lý các khu cách ly tập trung trên toàn tỉnh. Đề nghị Sở Y tế, CDC hiệu chỉnh phần mềm phù hợp và triển khai.
UBND tỉnh chỉ đạo việc thành lập các Tổ giám sát phòng chống lây nhiễm chéo trong khu cách ly tuyến tỉnh và Tổ giám sát tuyến huyện. Mỗi khu cách ly phải đảm bảo yêu cầu thực hiện việc kiểm tra giám sát 1 lần/ngày. Giao bộ phận cụ thể kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo không để xảy ra ngộ độc thực phẩm hàng loạt trong các khu cách ly tập trung.
Ngoài ra, về công tác xét nghiệm, giao cho CDC rà soát năng lực xét nghiệm COVID-19 trên địa bàn tỉnh (bao gồm năng lực của các đơn vị xét nghiệm công lập và ngoài công lập). Giao cho Sở Y tế, CDC điều phối toàn bộ công tác xét nghiệm trên địa bàn tỉnh (bao gồm cả các đơn vị xét nghiệm dịch vụ phải báo cáo về cho CDC để quản lý).
Xem xét nghiên cứu cho các đơn vị xét nghiệm dịch vụ được xét nghiệm cho các doanh nghiệp và công khai niêm yết giá xét nghiệm COVID-19. Triển khai quản lý xét nghiệm COVID-19 bằng phần mềm, áp dụng công nghệ thông tin để quản lý công tác xét nghiệm và trả lời kết quả trên toàn địa bàn tỉnh.
Đối với công tác điều trị, Bình Dương cần rà soát máy móc, trang thiết bị phục vụ cho việc điều trị COVID-19 (máy ECMO, máy thở…) để bổ sung kịp thời trong trường hợp dịch bùng phát quy mô lớn.
Kiến nghị UBND tỉnh nghiên cứu dự phòng thành lập cơ sở thu dung, điều trị ban đầu bệnh nhân COVID-19 không triệu chứng nằm tại khu ký túc xá trường đại học, cao đẳng để dự phòng trong trường hợp dịch bùng phát diện rộng./.
Trong 5 ngày hoàn thành đánh giá an toàn cho các doanh nghiệp
Công văn nêu rõ: Trong thời gian qua, dịch COVID-19 xuất hiện tại nhiều tỉnh/thành phố, trong đó có tỉnh Bình Dương, nhiều trường hợp tiếp xúc gần với các trường hợp mắc bệnh được thực hiện cách ly y tế tập trung. Trong đó có nhiều trường hợp là các ca bệnh liên quan đến các khu công nghiệp (KCN) tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch bệnh lớn trong các KCN và cộng đồng.
Để tiếp tục chủ động công tác phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế đề nghị đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch của tỉnh Bình Dương chỉ đạo các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện một số nội dung được cụ thể như sau:
Đối với phòng, chống dịch trong các KCN, tỉnh Bình Dương cần thành lập 100 tổ/đoàn (3-4 người/đoàn) triển khai hướng dẫn, kiểm tra đánh giá công tác phòng, chống dịch cho các KCN và các doanh nghiệp lớn ngoài KCN.
Đoàn Bộ Y tế kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại Công ty TCL Bình Dương
Thành phần tổ/đoàn kiểm tra, hướng dẫn, đánh giá an toàn theo Quyết định 2194 và 2787 của Bộ Y tế bao gồm: Ban quản lý (BQL) KCN, Sở Công thương, Sở Lao động và Thương binh xã hội, các sở ban ngành liên quan và UBND cấp huyện (trừ Sở Y tế và CDC). Trong đó, BQL KCN chịu trách nhiệm, làm đầu mối trình UBND tỉnh thành lập các tổ/đoàn công tác, tổ chức triển khai và tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
Yêu cầu trong vòng 5 ngày thực hiện xong hướng dẫn, đánh giá an toàn cho các doanh nghiệp và tái kiểm tra 1 tuần/lần để chấn chỉnh công tác phòng, chống dịch tại doanh nghiệp trong và ngoài KCN.
Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế đã tổ chức tập huấn vào ngày 21/6/2021 cho 70 cán bộ của Ban QL KCN và các sở ban ngành liên quan của tỉnh để tham gia tổ/đoàn kiểm tra.
Đề nghị thí điểm doanh nghiệp tự triển khai test nhanh COVID-19 cho công nhân và giao CDC hướng dẫn thí điểm cho các doanh nghiệp. Xem xét bắt buộc hoặc khuyến khích các doanh nghiệp tự trả chi phí mua test nhanh và xét nghiệm cho người lao động 1 lần/tuần trong thời gian có dịch.
Bộ phận thường trực Bộ Y tế đã xây dựng phần mềm quản lý giám sát, truy vết công nhân và triển khai tại toàn tỉnh Bắc Giang hiệu quả hoặc phần mềm Atalink. Do đó, đề nghị UBND tỉnh giao Sở Thông tin truyền thông tỉnh Bình Dương liên hệ với Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Giang để nhận phần mềm, nghiên cứu áp dụng quản lý công nhân, truy vết khi có xuất hiện ca F0 trong KCN.
Chỉ đạo việc thành lập tổ an toàn COVID trong các doanh nghiệp. Mỗi 1 phân xưởng/tổ/bộ phận sản xuất phải có 1 tổ an toàn COVID hàng ngày đi kiểm tra giám sát thực hiện 5K trong phân xưởng. Kịp thời phát hiện các trường hợp có bất thường về sức khỏe, báo cáo ngay cho cơ quan y tế địa phương để có biện pháp xử lý kịp thời. Giao Sở Công an, Sở Giao thông vận tải điều tiết giao thông trong giờ cao điểm (đầu giờ sáng và cuối giờ chiều) tránh xảy ra tình trạng ùn tắc tại các KCN.
Đề nghị các doanh nghiệp xem xét việc bố trí tối thiểu 20%-50% công nhân ăn ở và làm việc tại doanh nghiệp để đảm bảo an toàn sản xuất, tránh đứt gãy chuỗi sản xuất khi có ca F0 trong doanh nghiệp.
Tăng cường chặn lây nhiễm chéo trong khu cách ly
Để giảm áp lực cho Sở Y tế, CDC tỉnh phục vụ cho nhiều nhiệm vụ quan trọng khác về phòng chống dịch COVID-19, kinh nghiệm các tỉnh/thành phố khác đã thực hiện việc giao cho quân đội chủ trì quản lý các khu cách ly tập trung.
Bộ phận Thường trực Đặc biệt của Bộ Y tế đề nghị UBND tỉnh Bình Dương giao Bộ chỉ huy quân sự tỉnh chịu trách nhiệm điều hành quản lý toàn diện các khu cách ly tập trung. Các đơn vị y tế chịu trách nhiệm triển khai các nhiệm vụ về chuyên môn y tế, phòng chống lây nhiễm chéo trong khu cách ly.
Rà soát năng lực các khu cách ly tập trung hiện tại để xây dựng kế hoạch, khảo sát để mở rộng các khu cách ly tập trung khi có các ca F1 số lượng đông.
Đề xuất triển khai thí điểm cách ly F1 tại nhà, tại doanh nghiệp/ký túc xá doanh nghiệp (nếu có điều kiện) để sẵn sàng áp dụng khi dịch bệnh bùng phát trên diện rộng.
Bộ phận thường trực của Bộ Y tế đã triển khai tập huấn, hướng dẫn cho Sở Y tế, CDC và Trung tâm y tế cấp quận, huyện về công tác phòng lây nhiễm chéo trong khu cách ly, đồng thời cũng đã chuyển giao phần mềm quản lý các khu cách ly tập trung trên toàn tỉnh. Đề nghị Sở Y tế, CDC hiệu chỉnh phần mềm phù hợp và triển khai.
UBND tỉnh chỉ đạo việc thành lập các Tổ giám sát phòng chống lây nhiễm chéo trong khu cách ly tuyến tỉnh và Tổ giám sát tuyến huyện. Mỗi khu cách ly phải đảm bảo yêu cầu thực hiện việc kiểm tra giám sát 1 lần/ngày. Giao bộ phận cụ thể kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo không để xảy ra ngộ độc thực phẩm hàng loạt trong các khu cách ly tập trung.
Ngoài ra, về công tác xét nghiệm, giao cho CDC rà soát năng lực xét nghiệm COVID-19 trên địa bàn tỉnh (bao gồm năng lực của các đơn vị xét nghiệm công lập và ngoài công lập). Giao cho Sở Y tế, CDC điều phối toàn bộ công tác xét nghiệm trên địa bàn tỉnh (bao gồm cả các đơn vị xét nghiệm dịch vụ phải báo cáo về cho CDC để quản lý).
Xem xét nghiên cứu cho các đơn vị xét nghiệm dịch vụ được xét nghiệm cho các doanh nghiệp và công khai niêm yết giá xét nghiệm COVID-19. Triển khai quản lý xét nghiệm COVID-19 bằng phần mềm, áp dụng công nghệ thông tin để quản lý công tác xét nghiệm và trả lời kết quả trên toàn địa bàn tỉnh.
Đối với công tác điều trị, Bình Dương cần rà soát máy móc, trang thiết bị phục vụ cho việc điều trị COVID-19 (máy ECMO, máy thở…) để bổ sung kịp thời trong trường hợp dịch bùng phát quy mô lớn.
Kiến nghị UBND tỉnh nghiên cứu dự phòng thành lập cơ sở thu dung, điều trị ban đầu bệnh nhân COVID-19 không triệu chứng nằm tại khu ký túc xá trường đại học, cao đẳng để dự phòng trong trường hợp dịch bùng phát diện rộng./.