HARDI
  • vi Tiếng Việt
  • en English
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin tức
  • Đào tạo
  • Đọc Mỗi Ngày
  • Tài nguyên
  • Liên hệ
No Result
View All Result
SUBSCRIBE
HARDI
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin tức
  • Đào tạo
  • Đọc Mỗi Ngày
  • Tài nguyên
  • Liên hệ
No Result
View All Result
HARDI
No Result
View All Result
Home Tin tức

Bộ Y tế hướng dẫn 5 Bước triển khai cơ sở y tế xanh sạch đẹp

Admin by Admin
in Tin tức
0
74
SHARES
1.2k
VIEWS
Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter


Bước 1: Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện CSYT “Xanh-Sạch-Đẹp”

a. Bộ Y tế: Kiện toàn và bổ sung thành viên, nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo và Tổ công tác “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” được thành lập theo Quyết định số 1640/QĐ-BYT ngày 5 tháng 5 năm 2015 để triển khai CSYT “Xanh-Sạch-Đẹp”.

b. Sở Y tế: Tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành lập Ban chỉ đạo hoặc lồng ghép với Ban chỉ đạo sẵn có, tổ chức triển khai kế hoạch với thành phần: Giám đốc Sở Y tế làm Trưởng ban, Chủ tịch công đoàn ngành làm Phó trưởng ban, Ủy viên Thường trực là Lãnh đạo Phòng Nghiệp vụ y, Phòng Tổ chức cán bộ Sở Y tế, các Ủy viên khác là Lãnh đạo các phòng thuộc Sở Y tế và Giám đốc một số Bệnh viện tuyến tỉnh.

c. CSYT: Tại các CSYT thành lập Ban chỉ đạo tổ chức triển khai kế hoạch hoặc lồng ghép với Ban chỉ đạo sẵn có, với thành phần: Thủ trưởng làm Trưởng ban, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ, Chủ tịch Công đoàn của CSYT làm Phó trưởng ban, lãnh đạo khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, Lãnh đạo phòng Tổ chức hành chính và khoa, ban tương đương tham gia thành viên. Ban Chỉ đạo của đơn vị có nhiệm vụ triển khai kế hoạch chi tiết theo sự hướng dẫn của Ban Chỉ đạo cấp trên, phù hợp với đặc thù từng đơn vị.

Bước 2: Khảo sát và đánh giá hiện trạng Xanh-Sạch-Đẹp

– Tiến hành khảo sát đánh giá toàn diện ban đầu về hiện trạng Xanh-Sạch-Đẹp để làm cơ sở xây dựng các hoạt động tiếp theo.

– Nội dung khảo sát về hiện trạng toàn bộ các lĩnh vực về Xanh-Sạch-Đẹp.

– Thực hiện khảo sát, đánh giá tại tất cả các khoa/phòng.

Bước 3. Xác định các lĩnh vực ưu tiên cải thiện

Sau khi khảo sát đánh giá hiện trạng, Ban chỉ đạo phải xác định các vấn đề ưu tiên cần giải quyết.

– Đơn vị phải làm gì để đáp ứng các tiêu chuẩn và quy định hiện hành?

– Loại dịch vụ và cơ sở vật chất nào còn chưa đạt yêu cầu?

– Cơ sở vật chất hiện tại có thể dẫn tới những mối nguy hại nào? Để nhận dạng mối nguy hại cần tìm ra:

+ Cái gì bị hỏng hóc cần thay thế/sửa chữa hoặc chưa đảm bảo an toàn?

+ Mối nguy cơ thường xảy ra hay chỉ xảy ra trong tình huống đặc biệt?

Ví dụ: Nhà vệ sinh đọng nước, trơn trượt -> tai nạn cho người sử dụng.

– Vị trí nào có thể có nguy cơ cao xảy ra nhiễm khuẩn trong đơn vị?

– Vấn đề gì mà cán bộ y tế và người bệnh cảm thấy thiết thực nhất về cây xanh – sạch – đẹp cần được cải thiện?

– Những hoạt động đang được tiến hành để duy trì xanh- sạch- đẹp?

– Hoạt động, nguồn lực của đơn vị có phù hợp để đảm bảo xanh- sạch- đẹp?

– Có quy trình nào đảm bảo quản lý hiệu quả xanh- sạch- đẹp không?

– Việc gì CSYT đã làm tốt, cơ sở vật chất và quy trình nào đã có.

– Xác định rõ các vấn đề và khó khăn đang cản trở CSYT đạt được những mục tiêu tối thiểu nêu ra ở bước 2.

– Các vấn đề và rào cản có thể liên quan tới cơ sở vật chất:

+ Thiếu quỹ đất, mặt bằng, thiếu cây xanh

+ Thiếu nơi trữ nước

+ Nhà vệ sinh bị tắc, thiết bị hỏng…

+ Lò đốt chất thải y tế nguy hại không hoạt động

+ Nguồn lực: thiếu nhân lực để dọn chăm sóc cây xanh, vệ sinh hoặc thiếu kinh phí

– Các khó khăn có thể xảy ra theo thời điểm:

+ Cây xanh hư hỏng do bão, thời tiết

+ Ý thức sử dụng nhà tiêu và các thiết bị/vật dụng vệ sinh khác

+ Thiếu nước sạch theo mùa

+ Hệ thống xử lý nước thải bị hỏng nhưng chưa có kinh phí để sửa chữa

+ Phải xem xét tất cả các mối nguy hại có thể xảy ra và đã có những quy trình và văn bản nào nhằm khắc phục chúng khi xảy ra.

Bước 4: Xây dựng, phê duyệt và thực hiện Kế hoạch CSYT “xanh- sạch –đẹp”

a. Xây dựng và phê duyệt kế hoạch

– Kế hoạch cần mô tả chi tiết công việc cần làm để giải quyết những vấn đề ưu tiên nhất và hướng cải thiện phù hợp với hiện trạng của đơn vị.

– Có nhiều phương thức để cải thiện điều kiện hiện có như xây dựng mới hoặc sửa chữa cơ sở vật chất, ban hành các quy trình mới để cải thiện hành vi, đào tạo nhân viên về kỹ thuật mới hoặc cải tiến phương pháp quản lý.

– Kế hoạch cải thiện phải luôn rõ ràng minh bạch, ai chịu trách nhiệm hoạt động cải thiện, bao giờ thì hoàn thành và nguồn lực nào. Càng mô tả chi tiết các hành động cần thực hiện thì càng dễ hoàn thành.

– Thông thường Kế hoạch bao gồm các hoạt động cải thiện có thể thực hiện ngay với một nguồn lực hạn chế. Ví dụ, đảm bảo khu vực nhà vệ sinh sạch sẽ, cung cấp đủ xà phòng hoặc dung dịch rửa tay sát khuẩn tại các điểm rửa tay hoặc dán các áp phích quy trình rửa tay. Các hoạt động khác có thể yêu cầu thời gian và kinh phí, ví dụ: lắp đặt hệ thống khử trùng để loại bỏ nhiễm bẩn nguồn nước.

– Kế hoạch cải thiện để thực hiện CSYT “xanh – sạch – đẹp” tham khảo

– Kế hoạch này phải phản ánh toàn bộ các bước dự định tiến hành bao gồm cả những bước đơn giản có thể thực hiện ngay và những bước dài hơn cần thực hiện trong thời gian dài và yêu cầu nguồn lực lớn.

– Với một bản kế hoạch chi tiết, rõ ràng được đánh giá những gì đã có và nhu cầu cần hỗ trợ nguồn lực để thực hiện các cải thiện trong tương lai. Kế hoạch càng minh bạch thì càng dễ được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt cũng như làm tài liệu xin hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ.

– Kế hoạch này phải được Thủ trưởng đơn vị phê duyệt.

b. Thực hiện kế hoạch

* Tổ chức tập huấn cho toàn bộ cán bộ nhân viên trong CSYT

– CSYT cần lập kế hoạch tập huấn cho cán bộ, nhân viên y tế của đơn vị. Kế hoạch cần nêu rõ đối tượng được tập huấn, nội dung, thời gian, địa điểm tổ chức tập huấn.

– CSYT có thể tự tổ chức tập huấn cho các cán bộ y tế trong đơn vị hoặc mời đơn vị có năng lực tổ chức tập huấn.

– Nội dung tập huấn phải thể hiện đầy đủ các nội dung xanh, sạch, đẹp, quản lý chất thải, tổ chức thực hiện trong bộ tiêu chí đánh giá.

– Đảm bảo 100% nhân viên y tế được tham gia tập huấn.

* Thực hiện truyền thông CSYT “Xanh-Sạch-Đẹp”

– Có thông báo tới tất cả khoa/phòng về việc triển khai thực hiện CSYT “Xanh-Sạch-Đẹp” và lưu kế hoạch tại các khoa phòng.

– In ấn, tài liệu, tờ rơi, tranh ảnh liên quan đến nội dung Xanh-Sạch-Đẹp”

– Phát động phong trào liên quan đến các nội dung “Xanh-Sạch-Đẹp” tại cơ sở.

– Phát động thi đua tới các khoa/phòng của CSYT thực hiện phong trào “Xanh-Sạch-Đẹp”.

– Tổ chức hội thảo, hội nghị hoặc ngày hội “Xanh-Sạch-Đẹp”.

* Thực hiện quan trắc môi trường theo quy định

– CSYT thực hiện quan trắc môi trường theo Thông tư số: 31/2013/TT -BYT Quy định về quan trắc tác động môi trường từ hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện hoặc các văn bản hiện hành.

Bước 5: Định kỳ kiểm tra, giám sát và điều chỉnh Kế hoạch. Sơ kết, tổng kết, khen thưởng

a. Kiểm tra, giám sát:

– Ban chỉ đạo cần kiểm điểm thường xuyên sự cập nhật và phù hợp của Kế hoạch bằng cách thảo luận các câu hỏi sau:

+ Các thông tin trong điều tra hiện trạng có cần bổ sung, sửa đổi không?

+ CSYT/Bệnh viện có những thay đổi quan trọng nào?

+ Có các mối nguy hại và nguy cơ mới được phát hiện chưa?

+ Có những ưu tiên cải thiện khác không?

+ Hoạt động cải thiện nào đã hoàn thành? Mục tiêu nào đã đạt được?

– Dựa trên kết quả thảo luận những câu hỏi đặt ra điều chỉnh Kế hoạch cho phù hợp với hoàn cảnh của CSYT. Công việc này có thể tham khảo

– Giám sát hiệu quả dựa trên các yếu tố sau:

+ Theo dõi vấn đề gì?

+ Vấn đề được theo dõi như thế nào?

+ Thời gian hoặc tần suất giám sát ra sao?

+ Vấn đề sẽ được theo dõi ở đâu?

+ Ai sẽ thực hiện giám sát?

+ Ai sẽ thực hiện phân tích?

+ Ai nhận được các kết quả cho hành động?

– Việc giám sát cần thực hiện thường xuyên để kịp thời có điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế. Trong năm đầu tiên Ban chỉ đảo cần họp thường xuyên để trao đổi về tiến độ cải thiện. Có thể kết hợp với giao ban tuần của đơn vị. Những buổi thảo luận sâu cần tổ chức ít nhất 3 tháng/ lần. Những năm sau đó thì có thể họp ít hơn nhưng tiến độ của kế hoạch cần được báo cáo trong giao ban tháng của đơn vị.

– Trong các cuộc họp của Ban chỉ đạo nếu thấy không có tiến bộ trong việc đạt mục tiêu đặt ra hoặc xuất hiện các vấn đề mới thì phải điều chỉnh kế hoạch. Tất nhiên là phải bổ sung các hoạt động mới nhằm giải quyết các vấn đề phát sinh. Những ý kiến thảo luận và quyết định của Ban chỉ đạo phải được ghi chép trong Biên bản họp

– Định kỳ kiểm tra giám sát tối thiểu 03 tháng 1 lần và có Biên bản kiểm tra, giám sát.

b. Sơ kết, tổng kết, khen thưởng:

– Thực hiện sơ kết 06 tháng 1 lần và có Biên bản sơ kết

– Thực hiện tổng kết 1 năm/1 lần và có Biên bản tổng kết.

– Khen thưởng tổ chức/hoặc cá nhân thực hiện tốt và có thành tích trong thực hiện cơ sở “Xanh – Sạch – Đẹp”.​

Bạn cũng có thể thích

Hưởng ứng Ngày An toàn người bệnh Thế giới năm 2024 với thông điệp “CHẨN ĐOÁN CHÍNH XÁC-ĐIỀU TRỊ AN TOÀN”

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca

Sự cống hiến – năng lực và lòng nhân ái của người điều dưỡng


Bước 1: Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện CSYT “Xanh-Sạch-Đẹp”

a. Bộ Y tế: Kiện toàn và bổ sung thành viên, nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo và Tổ công tác “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” được thành lập theo Quyết định số 1640/QĐ-BYT ngày 5 tháng 5 năm 2015 để triển khai CSYT “Xanh-Sạch-Đẹp”.

b. Sở Y tế: Tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành lập Ban chỉ đạo hoặc lồng ghép với Ban chỉ đạo sẵn có, tổ chức triển khai kế hoạch với thành phần: Giám đốc Sở Y tế làm Trưởng ban, Chủ tịch công đoàn ngành làm Phó trưởng ban, Ủy viên Thường trực là Lãnh đạo Phòng Nghiệp vụ y, Phòng Tổ chức cán bộ Sở Y tế, các Ủy viên khác là Lãnh đạo các phòng thuộc Sở Y tế và Giám đốc một số Bệnh viện tuyến tỉnh.

c. CSYT: Tại các CSYT thành lập Ban chỉ đạo tổ chức triển khai kế hoạch hoặc lồng ghép với Ban chỉ đạo sẵn có, với thành phần: Thủ trưởng làm Trưởng ban, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ, Chủ tịch Công đoàn của CSYT làm Phó trưởng ban, lãnh đạo khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, Lãnh đạo phòng Tổ chức hành chính và khoa, ban tương đương tham gia thành viên. Ban Chỉ đạo của đơn vị có nhiệm vụ triển khai kế hoạch chi tiết theo sự hướng dẫn của Ban Chỉ đạo cấp trên, phù hợp với đặc thù từng đơn vị.

Bước 2: Khảo sát và đánh giá hiện trạng Xanh-Sạch-Đẹp

– Tiến hành khảo sát đánh giá toàn diện ban đầu về hiện trạng Xanh-Sạch-Đẹp để làm cơ sở xây dựng các hoạt động tiếp theo.

– Nội dung khảo sát về hiện trạng toàn bộ các lĩnh vực về Xanh-Sạch-Đẹp.

– Thực hiện khảo sát, đánh giá tại tất cả các khoa/phòng.

Bước 3. Xác định các lĩnh vực ưu tiên cải thiện

Sau khi khảo sát đánh giá hiện trạng, Ban chỉ đạo phải xác định các vấn đề ưu tiên cần giải quyết.

– Đơn vị phải làm gì để đáp ứng các tiêu chuẩn và quy định hiện hành?

– Loại dịch vụ và cơ sở vật chất nào còn chưa đạt yêu cầu?

– Cơ sở vật chất hiện tại có thể dẫn tới những mối nguy hại nào? Để nhận dạng mối nguy hại cần tìm ra:

+ Cái gì bị hỏng hóc cần thay thế/sửa chữa hoặc chưa đảm bảo an toàn?

+ Mối nguy cơ thường xảy ra hay chỉ xảy ra trong tình huống đặc biệt?

Ví dụ: Nhà vệ sinh đọng nước, trơn trượt -> tai nạn cho người sử dụng.

– Vị trí nào có thể có nguy cơ cao xảy ra nhiễm khuẩn trong đơn vị?

– Vấn đề gì mà cán bộ y tế và người bệnh cảm thấy thiết thực nhất về cây xanh – sạch – đẹp cần được cải thiện?

– Những hoạt động đang được tiến hành để duy trì xanh- sạch- đẹp?

– Hoạt động, nguồn lực của đơn vị có phù hợp để đảm bảo xanh- sạch- đẹp?

– Có quy trình nào đảm bảo quản lý hiệu quả xanh- sạch- đẹp không?

– Việc gì CSYT đã làm tốt, cơ sở vật chất và quy trình nào đã có.

– Xác định rõ các vấn đề và khó khăn đang cản trở CSYT đạt được những mục tiêu tối thiểu nêu ra ở bước 2.

– Các vấn đề và rào cản có thể liên quan tới cơ sở vật chất:

+ Thiếu quỹ đất, mặt bằng, thiếu cây xanh

+ Thiếu nơi trữ nước

+ Nhà vệ sinh bị tắc, thiết bị hỏng…

+ Lò đốt chất thải y tế nguy hại không hoạt động

+ Nguồn lực: thiếu nhân lực để dọn chăm sóc cây xanh, vệ sinh hoặc thiếu kinh phí

– Các khó khăn có thể xảy ra theo thời điểm:

+ Cây xanh hư hỏng do bão, thời tiết

+ Ý thức sử dụng nhà tiêu và các thiết bị/vật dụng vệ sinh khác

+ Thiếu nước sạch theo mùa

+ Hệ thống xử lý nước thải bị hỏng nhưng chưa có kinh phí để sửa chữa

+ Phải xem xét tất cả các mối nguy hại có thể xảy ra và đã có những quy trình và văn bản nào nhằm khắc phục chúng khi xảy ra.

Bước 4: Xây dựng, phê duyệt và thực hiện Kế hoạch CSYT “xanh- sạch –đẹp”

a. Xây dựng và phê duyệt kế hoạch

– Kế hoạch cần mô tả chi tiết công việc cần làm để giải quyết những vấn đề ưu tiên nhất và hướng cải thiện phù hợp với hiện trạng của đơn vị.

– Có nhiều phương thức để cải thiện điều kiện hiện có như xây dựng mới hoặc sửa chữa cơ sở vật chất, ban hành các quy trình mới để cải thiện hành vi, đào tạo nhân viên về kỹ thuật mới hoặc cải tiến phương pháp quản lý.

– Kế hoạch cải thiện phải luôn rõ ràng minh bạch, ai chịu trách nhiệm hoạt động cải thiện, bao giờ thì hoàn thành và nguồn lực nào. Càng mô tả chi tiết các hành động cần thực hiện thì càng dễ hoàn thành.

– Thông thường Kế hoạch bao gồm các hoạt động cải thiện có thể thực hiện ngay với một nguồn lực hạn chế. Ví dụ, đảm bảo khu vực nhà vệ sinh sạch sẽ, cung cấp đủ xà phòng hoặc dung dịch rửa tay sát khuẩn tại các điểm rửa tay hoặc dán các áp phích quy trình rửa tay. Các hoạt động khác có thể yêu cầu thời gian và kinh phí, ví dụ: lắp đặt hệ thống khử trùng để loại bỏ nhiễm bẩn nguồn nước.

– Kế hoạch cải thiện để thực hiện CSYT “xanh – sạch – đẹp” tham khảo

– Kế hoạch này phải phản ánh toàn bộ các bước dự định tiến hành bao gồm cả những bước đơn giản có thể thực hiện ngay và những bước dài hơn cần thực hiện trong thời gian dài và yêu cầu nguồn lực lớn.

– Với một bản kế hoạch chi tiết, rõ ràng được đánh giá những gì đã có và nhu cầu cần hỗ trợ nguồn lực để thực hiện các cải thiện trong tương lai. Kế hoạch càng minh bạch thì càng dễ được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt cũng như làm tài liệu xin hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ.

– Kế hoạch này phải được Thủ trưởng đơn vị phê duyệt.

b. Thực hiện kế hoạch

* Tổ chức tập huấn cho toàn bộ cán bộ nhân viên trong CSYT

– CSYT cần lập kế hoạch tập huấn cho cán bộ, nhân viên y tế của đơn vị. Kế hoạch cần nêu rõ đối tượng được tập huấn, nội dung, thời gian, địa điểm tổ chức tập huấn.

– CSYT có thể tự tổ chức tập huấn cho các cán bộ y tế trong đơn vị hoặc mời đơn vị có năng lực tổ chức tập huấn.

– Nội dung tập huấn phải thể hiện đầy đủ các nội dung xanh, sạch, đẹp, quản lý chất thải, tổ chức thực hiện trong bộ tiêu chí đánh giá.

– Đảm bảo 100% nhân viên y tế được tham gia tập huấn.

* Thực hiện truyền thông CSYT “Xanh-Sạch-Đẹp”

– Có thông báo tới tất cả khoa/phòng về việc triển khai thực hiện CSYT “Xanh-Sạch-Đẹp” và lưu kế hoạch tại các khoa phòng.

– In ấn, tài liệu, tờ rơi, tranh ảnh liên quan đến nội dung Xanh-Sạch-Đẹp”

– Phát động phong trào liên quan đến các nội dung “Xanh-Sạch-Đẹp” tại cơ sở.

– Phát động thi đua tới các khoa/phòng của CSYT thực hiện phong trào “Xanh-Sạch-Đẹp”.

– Tổ chức hội thảo, hội nghị hoặc ngày hội “Xanh-Sạch-Đẹp”.

* Thực hiện quan trắc môi trường theo quy định

– CSYT thực hiện quan trắc môi trường theo Thông tư số: 31/2013/TT -BYT Quy định về quan trắc tác động môi trường từ hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện hoặc các văn bản hiện hành.

Bước 5: Định kỳ kiểm tra, giám sát và điều chỉnh Kế hoạch. Sơ kết, tổng kết, khen thưởng

a. Kiểm tra, giám sát:

– Ban chỉ đạo cần kiểm điểm thường xuyên sự cập nhật và phù hợp của Kế hoạch bằng cách thảo luận các câu hỏi sau:

+ Các thông tin trong điều tra hiện trạng có cần bổ sung, sửa đổi không?

+ CSYT/Bệnh viện có những thay đổi quan trọng nào?

+ Có các mối nguy hại và nguy cơ mới được phát hiện chưa?

+ Có những ưu tiên cải thiện khác không?

+ Hoạt động cải thiện nào đã hoàn thành? Mục tiêu nào đã đạt được?

– Dựa trên kết quả thảo luận những câu hỏi đặt ra điều chỉnh Kế hoạch cho phù hợp với hoàn cảnh của CSYT. Công việc này có thể tham khảo

– Giám sát hiệu quả dựa trên các yếu tố sau:

+ Theo dõi vấn đề gì?

+ Vấn đề được theo dõi như thế nào?

+ Thời gian hoặc tần suất giám sát ra sao?

+ Vấn đề sẽ được theo dõi ở đâu?

+ Ai sẽ thực hiện giám sát?

+ Ai sẽ thực hiện phân tích?

+ Ai nhận được các kết quả cho hành động?

– Việc giám sát cần thực hiện thường xuyên để kịp thời có điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế. Trong năm đầu tiên Ban chỉ đảo cần họp thường xuyên để trao đổi về tiến độ cải thiện. Có thể kết hợp với giao ban tuần của đơn vị. Những buổi thảo luận sâu cần tổ chức ít nhất 3 tháng/ lần. Những năm sau đó thì có thể họp ít hơn nhưng tiến độ của kế hoạch cần được báo cáo trong giao ban tháng của đơn vị.

– Trong các cuộc họp của Ban chỉ đạo nếu thấy không có tiến bộ trong việc đạt mục tiêu đặt ra hoặc xuất hiện các vấn đề mới thì phải điều chỉnh kế hoạch. Tất nhiên là phải bổ sung các hoạt động mới nhằm giải quyết các vấn đề phát sinh. Những ý kiến thảo luận và quyết định của Ban chỉ đạo phải được ghi chép trong Biên bản họp

– Định kỳ kiểm tra giám sát tối thiểu 03 tháng 1 lần và có Biên bản kiểm tra, giám sát.

b. Sơ kết, tổng kết, khen thưởng:

– Thực hiện sơ kết 06 tháng 1 lần và có Biên bản sơ kết

– Thực hiện tổng kết 1 năm/1 lần và có Biên bản tổng kết.

– Khen thưởng tổ chức/hoặc cá nhân thực hiện tốt và có thành tích trong thực hiện cơ sở “Xanh – Sạch – Đẹp”.​

Share30Tweet19
Admin

Admin

Có thể bạn quan tâm

Hưởng ứng Ngày An toàn người bệnh Thế giới năm 2024 với thông điệp “CHẨN ĐOÁN CHÍNH XÁC-ĐIỀU TRỊ AN TOÀN”

by Admin
0
Hưởng ứng Ngày An toàn người bệnh Thế giới năm 2024 với thông điệp “CHẨN ĐOÁN CHÍNH XÁC-ĐIỀU TRỊ AN TOÀN”

Ngày An Toàn người bệnh Thế giới là một trong những Ngày sức khỏe cộng đồng quan trọng do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đề xuất,...

Read more

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca

by Tran Thanh Long
0

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây máu đông (Chinhphu.vn) – Trước thông tin AstraZeneca lần đầu tiên thừa nhận vaccine COVID-19...

Read more

Sự cống hiến – năng lực và lòng nhân ái của người điều dưỡng

by Tran Thanh Long
0
Sự cống hiến – năng lực và lòng nhân ái của người điều dưỡng

💐💐💐Hôm nay, trong những ngày đầu tháng 5 - tháng tôn vinh vai trò người điều dưỡng, hộ sinh, tôi xin giới thiệu giải thưởng❤️ DAISY Honoree❤️ dành...

Read more

Top 10 chuyên ngành bác sĩ có tỷ lệ trầm cảm cao nhất tại Hoa Kỳ

by Tran Thanh Long
0
Top 10 chuyên ngành bác sĩ có tỷ lệ trầm cảm cao nhất tại Hoa Kỳ

Top 10 chuyên ngành bác sĩ có tỷ lệ trầm cảm cao nhất tại Hoa Kỳ By Sara Berg, MS, News Editor AMA RECOVERY PLAN FOR PHYSICIAN Giờ...

Read more

Giải thưởng DAISY dành trái tim Điều dưỡng nhân hậu

by Tran Thanh Long
0
Giải thưởng DAISY dành trái tim Điều dưỡng nhân hậu

Món quà dành cho tháng 5 "tháng nhận thức về sức khỏe tinh thần" và trái tim nhân hậu. Tôi muốn giới thiệu về giải thưởng DAISY Honoree...

Read more
Next Post

Kiên Giang: Tiếp tục mở rộng khu vực cung cấp nước sạch cho người dân nông thôn

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin liên quan

Nỗ lực sớm dập dịch tại huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai

Nỗ lực sớm dập dịch tại huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai

Nghệ An: Phát động Ngày thế giới phòng chống bệnh đái tháo đường

Đồng Nai: Quản lý chặt công tác xét nghiệm, tránh lây chéo

Đồng Nai: Quản lý chặt công tác xét nghiệm, tránh lây chéo

Chuyên mục

  • Đọc Mỗi Ngày
  • Hoạt động
  • Tài nguyên
  • Tin tức
HARDI

Chuyên mục

  • Đọc Mỗi Ngày
  • Hoạt động
  • Tài nguyên
  • Tin tức

Chính sách

  • Chính sách bảo mật

© 2022 Hardi.vn - Viện Đánh giá Chất lượng và Phát triển nguồn nhân lực Y tế.

  • vi Tiếng Việt
  • en English
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin tức
  • Đào tạo
  • Đọc Mỗi Ngày
  • Tài nguyên
  • Liên hệ

© 2022 Hardi.vn - Viện Đánh giá Chất lượng và Phát triển nguồn nhân lực Y tế.

Are you sure want to unlock this post?
Unlock left : 0
Are you sure want to cancel subscription?