Tại tỉnh Bình Thuận, theo báo cáo của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, tính đến ngày 08/11/2015, toàn tỉnh có 1.638 trường hợp mắc, trong đó có 55 trường hợp nặng và 01 trường hợp tử vong. Số ca mắc sốt xuất huyết Dengue tăng 3,24 lần so với cùng kỳ năm 2014; trong đó, thị xã LaGi là địa phương có số ca mắc nhiều nhất với 546 ca, tăng 26 lần so với cùng kỳ; thành phố Phan Thiết 403 ca mắc, tăng 2,8 lần so với cùng kỳ; Đức Linh 113 ca mắc, tăng 2,83 lần so với cùng kỳ. Mặc dù tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động như phun hóa chất diệt muỗi và chiến dịch diệt lăng quăng; tổ chức tập huấn hướng dẫn giám sát và phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue cho cán bộ y tế ở tất cả 127/127 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh; xử lý kịp thời 157 ổ dịch tại các địa phương đúng theo quy định của Bộ Y tế. Tuy nhiên, số ca mắc sốt xuất huyết Dengue từ đầu năm đến nay vẫn rất cao.
Phát biểu tại buổi làm việc, ThS. Đặng Quang Tấn – Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng ghi nhận sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương, sự nỗ lực, phối hợp của các sở ban ngành của tỉnh trong việc phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết Dengue trong thời gian qua. Tuy nhiên, Phó Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng cũng nhận định, từ nay đến cuối năm 2015, dịch bệnh sốt xuất huyết Dengue tại Bình Thuận sẽ còn tiếp tục tăng cao, nguyên nhân là do chưa có vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh này; người dân còn có tập quán chứa nước mưa trong các dụng cụ chứa nước lớn để dự trữ nước sinh hoạt; một bộ phận người dân chưa nhận thức đúng về bệnh sốt xuất huyết, chưa thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường tại hộ gia đình, dụng cụ chứa nước không thường xuyên xúc rửa, không đậy kín tạo nguồn sinh sản và phát triển cho muỗi; vật phế thải của các hộ gia đình được vứt bỏ ngoài vườn… không được thu gom dọn dẹp và để nước mưa đọng tạo nguồn sinh sản và phát triển cho muỗi; hiểu biết về bệnh sốt xuất huyết và muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết của người dân chưa cao. Vì vậy trong thời gian tới, đề nghị Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan, ban ngành và các địa phương đẩy mạnh công tác truyền thông về phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết Dengue bằng nhiều hình thức nhằm huy động cả cộng đồng tham gia diệt lăng quăng; giám sát chặt chẽ dịch bệnh; xử lý các ổ dịch kịp thời, tiếp tục phun hóa chất ở những địa bàn có nguy cơ, hướng dẫn cách pha phun hóa chất; tiếp tục tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế địa phương. Bên cạnh đó, hướng dẫn các cơ sở y tế phác đồ điều trị sốt xuất huyết Dengue và tham mưu cho UBND tỉnh phân bổ nguồn kinh phí để mua trang thiết bị phục vụ cho công tác điều trị, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất số mắc, số tử vong do bệnh sốt xuất huyết. Trước đó, Đoàn công tác của Bộ Y tế cũng đã làm việc với Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh; Bệnh viện đa khoa tỉnh; phòng khám đa khoa Mũi Né và kiểm tra vật chứa nước tại một số hộ gia đình của phường Mũi Né, thành phố Phan Thiết.
Kiểm tra tại tỉnh Khánh Hòa, Đoàn đã làm việc với Sở Y tế, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh; giám sát thực tế tại một số hộ dân ở phường Phước Long, TP. Nha Trang; kiểm tra công tác thu dung điều trị bệnh SXH tại Bệnh viện nhiệt đới tỉnh. Đoàn công tác đánh giá cao sự nỗ lực của ngành Y tế tỉnh đã sớm triển khai và kịp thời phòng, chống dịch SXH trên địa bàn. Tuy nhiên, công tác phòng, chống chưa đạt hiệu quả cao do các ngành, UBND cấp xã chưa vào cuộc quyết liệt, công tác vệ sinh môi trường còn hạn chế, kỹ thuật phun hóa chất một số điểm chưa đạt yêu cầu.
Phát biểu kết luận, ThS. Đặng Quang Tấn nhấn mạnh, Khánh Hòa là một trong những điểm nóng của cả nước về SXH. Tính đến ngày 10-11, số ca mắc SXH trên toàn tỉnh đã hơn 5.001 trường hợp, tăng 561, 3% so cùng kỳ năm 2014 (755 ca mắc), trong đó có 2 ca tử vong. Đã phát hiện, xử lý 300 ổ dịch, hiện tại trung bình mỗi ngày toàn tỉnh có hơn 100 ca mắc mới. Tình hình XSH dengue đã vượt ngưỡng số mắc trung bình 5 năm và đường cong cảnh báo dịch. Như vậy có thể khẳng định rằng SXH dengue đang trong tình trạng báo động và có nguy cơ bùng dịch lớn nếu các biện pháp can thiệp đang triển khai không đạt hiệu quả. Đoàn đề nghị, ngành Y tế tỉnh cần đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động phòng, chống dịch, trong đó vấn đề cốt lõi là phải huy động được sự tham gia của chính quyền các xã, phường đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện công tác phòng chống dịch SXH chú ý các điểm có nhiều ổ dịch; bên cạnh đó, cần tổ chức tập huấn phòng, chống dịch bệnh SXH cho cán bộ y tế ở các khu công nghiệp, trường học ở một số huyện trọng điểm. Quan tâm đầu tư trang thiết bị, thuốc, vật tư, chuẩn bị thêm giường bệnh dự phòng để đảm bảo việc thu dung điều trị cho bệnh nhân từ đây đến cuối năm.
Tại tỉnh Bình Thuận, theo báo cáo của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, tính đến ngày 08/11/2015, toàn tỉnh có 1.638 trường hợp mắc, trong đó có 55 trường hợp nặng và 01 trường hợp tử vong. Số ca mắc sốt xuất huyết Dengue tăng 3,24 lần so với cùng kỳ năm 2014; trong đó, thị xã LaGi là địa phương có số ca mắc nhiều nhất với 546 ca, tăng 26 lần so với cùng kỳ; thành phố Phan Thiết 403 ca mắc, tăng 2,8 lần so với cùng kỳ; Đức Linh 113 ca mắc, tăng 2,83 lần so với cùng kỳ. Mặc dù tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động như phun hóa chất diệt muỗi và chiến dịch diệt lăng quăng; tổ chức tập huấn hướng dẫn giám sát và phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue cho cán bộ y tế ở tất cả 127/127 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh; xử lý kịp thời 157 ổ dịch tại các địa phương đúng theo quy định của Bộ Y tế. Tuy nhiên, số ca mắc sốt xuất huyết Dengue từ đầu năm đến nay vẫn rất cao.
Phát biểu tại buổi làm việc, ThS. Đặng Quang Tấn – Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng ghi nhận sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương, sự nỗ lực, phối hợp của các sở ban ngành của tỉnh trong việc phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết Dengue trong thời gian qua. Tuy nhiên, Phó Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng cũng nhận định, từ nay đến cuối năm 2015, dịch bệnh sốt xuất huyết Dengue tại Bình Thuận sẽ còn tiếp tục tăng cao, nguyên nhân là do chưa có vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh này; người dân còn có tập quán chứa nước mưa trong các dụng cụ chứa nước lớn để dự trữ nước sinh hoạt; một bộ phận người dân chưa nhận thức đúng về bệnh sốt xuất huyết, chưa thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường tại hộ gia đình, dụng cụ chứa nước không thường xuyên xúc rửa, không đậy kín tạo nguồn sinh sản và phát triển cho muỗi; vật phế thải của các hộ gia đình được vứt bỏ ngoài vườn… không được thu gom dọn dẹp và để nước mưa đọng tạo nguồn sinh sản và phát triển cho muỗi; hiểu biết về bệnh sốt xuất huyết và muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết của người dân chưa cao. Vì vậy trong thời gian tới, đề nghị Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan, ban ngành và các địa phương đẩy mạnh công tác truyền thông về phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết Dengue bằng nhiều hình thức nhằm huy động cả cộng đồng tham gia diệt lăng quăng; giám sát chặt chẽ dịch bệnh; xử lý các ổ dịch kịp thời, tiếp tục phun hóa chất ở những địa bàn có nguy cơ, hướng dẫn cách pha phun hóa chất; tiếp tục tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế địa phương. Bên cạnh đó, hướng dẫn các cơ sở y tế phác đồ điều trị sốt xuất huyết Dengue và tham mưu cho UBND tỉnh phân bổ nguồn kinh phí để mua trang thiết bị phục vụ cho công tác điều trị, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất số mắc, số tử vong do bệnh sốt xuất huyết. Trước đó, Đoàn công tác của Bộ Y tế cũng đã làm việc với Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh; Bệnh viện đa khoa tỉnh; phòng khám đa khoa Mũi Né và kiểm tra vật chứa nước tại một số hộ gia đình của phường Mũi Né, thành phố Phan Thiết.
Kiểm tra tại tỉnh Khánh Hòa, Đoàn đã làm việc với Sở Y tế, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh; giám sát thực tế tại một số hộ dân ở phường Phước Long, TP. Nha Trang; kiểm tra công tác thu dung điều trị bệnh SXH tại Bệnh viện nhiệt đới tỉnh. Đoàn công tác đánh giá cao sự nỗ lực của ngành Y tế tỉnh đã sớm triển khai và kịp thời phòng, chống dịch SXH trên địa bàn. Tuy nhiên, công tác phòng, chống chưa đạt hiệu quả cao do các ngành, UBND cấp xã chưa vào cuộc quyết liệt, công tác vệ sinh môi trường còn hạn chế, kỹ thuật phun hóa chất một số điểm chưa đạt yêu cầu.
Phát biểu kết luận, ThS. Đặng Quang Tấn nhấn mạnh, Khánh Hòa là một trong những điểm nóng của cả nước về SXH. Tính đến ngày 10-11, số ca mắc SXH trên toàn tỉnh đã hơn 5.001 trường hợp, tăng 561, 3% so cùng kỳ năm 2014 (755 ca mắc), trong đó có 2 ca tử vong. Đã phát hiện, xử lý 300 ổ dịch, hiện tại trung bình mỗi ngày toàn tỉnh có hơn 100 ca mắc mới. Tình hình XSH dengue đã vượt ngưỡng số mắc trung bình 5 năm và đường cong cảnh báo dịch. Như vậy có thể khẳng định rằng SXH dengue đang trong tình trạng báo động và có nguy cơ bùng dịch lớn nếu các biện pháp can thiệp đang triển khai không đạt hiệu quả. Đoàn đề nghị, ngành Y tế tỉnh cần đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động phòng, chống dịch, trong đó vấn đề cốt lõi là phải huy động được sự tham gia của chính quyền các xã, phường đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện công tác phòng chống dịch SXH chú ý các điểm có nhiều ổ dịch; bên cạnh đó, cần tổ chức tập huấn phòng, chống dịch bệnh SXH cho cán bộ y tế ở các khu công nghiệp, trường học ở một số huyện trọng điểm. Quan tâm đầu tư trang thiết bị, thuốc, vật tư, chuẩn bị thêm giường bệnh dự phòng để đảm bảo việc thu dung điều trị cho bệnh nhân từ đây đến cuối năm.