Ngày 21/7/2021, Bộ phận thường trực Bộ Y tế đã đến kiểm tra và làm việc tại một số bệnh viện dã chiến TP.HCM. Đến thời điểm hiện tại, ngành Y tế TP.HCM đã thiết lập 14 bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19 với hơn 34.500 giường. Dự kiến trong những ngày tới, một số bệnh viện dã chiến sẽ tiếp tục đi vào hoạt động.
Các nhân viên y tế đang làm việc tại Bệnh viện dã chiến số 3
Qua kiểm tra sơ bộ, Bộ phận thường trực Bộ Y tế đánh giá, số giường Sở Y tế TP.HCM giao cho các bệnh viện cơ bản đã hoàn thành, nghiệp vụ chuyên môn vững, một số bệnh viện có mô hình thu dung bệnh nhân khoa học trong thời điểm dịch diễn biến căng thẳng. Tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề tồn tại như cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, nhân sự thiếu, chế độ ăn uống của bệnh nhân, xử lý rác thải…
Cụ thể, tại Bệnh viện dã chiến số 3 (khu tái định cư Thủ Thiêm nằm tại phường An Khánh, TP.Thủ Đức), BSCKII Trần Văn Khanh, Giám đốc BV cho biết, số giường bệnh theo kế hoạch của Sở Y tế TP.HCM là 3000, hiện tại thực kê được 2500, số F0 đang điều trị khoảng 2300 bệnh nhân. Mặc dù là bệnh viện cấp 1, có trách nhiệm nhận và điều trị những bệnh nhân F0 có triệu chứng nhẹ hoặc không triệu chứng, không bệnh nền, tuy nhiên tỷ lệ bệnh nhân chuyển nặng khoảng 4-5% tương đương với 50, 60 bệnh nhân. Một trong những khó khăn của BV là thiếu một số thiết bị y tế để cấp cứu cho người nặng.
Tổ công tác Bộ Y tế đánh giá, Bệnh viện dã chiến số 3 đã thực hiện nghiệp vụ chuyên môn vững, cấp cứu được những trường hợp trung bình. Tuy nhiên, số giường kế hoạch còn thiếu. Cần trang bị thêm một số trang thiết bị y tế như: Xquang di động, siêu âm tại giường, bình ô xy di động và hệ thống oxy trung tâm. Bên cạnh đó, cần thành lập khu hồi sức cấp cứu tại BV để điều trị những bệnh nhân trở nặng (khoảng 20 giường). Thiết lập khu oxy trung tâm, tăng cường thuốc điều trị, bồn oxy dung tích lớn cho 30 đến 50 bệnh nhân.
TS.BS Hồ Tấn Thanh Bình, Phó Giám đốc BV dã chiến số 4 báo cáo về công tác điều trị bệnh nhân
Tại Bệnh viện dã chiến số 1 (Ký túc xá Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM), BSCKII.Nguyễn Thanh Trường, Giám đốc BVcho biết, tính đến 20/7/2021, BV có 4.276 F0 đang điều trị, số giường bệnh theo kế hoạch của Sở Y tế TP.HCM là 5.000, hiện tại thực kê được 4.580, có tổng số 263 bác sĩ và điều dưỡng đang làm việc tại bệnh viện.
Từ 27/6/2021 đến nay, số bệnh nhân xuất viện là hơn 1.700 (trong đó có 190 ca vẫn có kết quả xét nghiệm dương tính, nhưng có chỉ số nồng độ virus thấp CT>=30), dự kiến trong những ngày tiếp theo sẽ xuất viện hàng chục, thậm chí hàng trăm bệnh nhân.
TS Hoàng Đình Cảnh – Phó Cục trưởng Cục phòng chống HIV/AIDS Bộ Y tế (trái) làm việc tại Bệnh viện dã chiến số 3
TS Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), thành viên trong Tổ công tác ghi nhận, số ca F0 được xuất viện cao là thông tin rất đáng mừng. Bên cạnh đó, BV dã chiến số 1 thực hiện nghiệp vụ chuyên môn vững, cấp cứu được những trường hợp trung bình. Có kinh nghiệm trong thu dung, điều trị F0 do là đơn vị được thiết lập sớm hơn các đơn vị khác.
Tuy nhiên, nên thành lập khu hồi sức cấp cứu tại Bệnh viện để điều trị những bệnh nhân trở nặng (khoảng 15 giường), đề nghị bệnh viện lớn hỗ trợ đơn nguyên hồi sức cấp cứu (nhân sự, trang thiết bị). Thiết lập khu ô xy trung tâm, cung cấp thêm thuốc kháng sinh, vận mạch. Hỗ trợ chuyển bệnh nhân F0 xuất viện là người ngoài tỉnh do bệnh viện thiếu phương tiện vận chuyển…
Tổ công tác cũng đến thăm và kiểm tra tình hình điều trị, thu dung bệnh nhân tại Bệnh viện dã chiến số 4 (khu tái định cư 30 ha Vĩnh Lộc B, xã Vĩnh Lộc B, Huyện Bình Chánh Tp.HCM). Báo cáo nhanh về tình hình, TS.BS Hồ Tấn Thanh Bình, Phó Giám đốc BV cho biết, hiện tại Bệnh viện dã chiến số 4 đã kê được 4.000 giường, hoàn thành chỉ tiêu do Sở Y tế đề ra, số bệnh nhân F0 đang điều trị là 4.079.
Nguồn nhân sự chủ yếu từ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, BV Đại học Y Dược TPHCM, BV Quận Bình Tân. Trong đó khối điều trị: 135 nhân viên với 51 bác sĩ và 84 điều dưỡng. Khối dân quân: 251 người thuộc Bộ Tư lệnh TP.HCM.
Cơ sở vật chất gồm 20 block nhà được chia thành 4 khu đều là các chung cư tái định cư đã bỏ hoang hơn 10 năm, không có thang máy, bao gồm 40 phòng với sức chứa từ 180 – 210 bệnh nhân mỗi block. BV chủ động tiếp nhận các trường hợp F0 từ cộng đồng, đánh giá sàng lọc, hướng dẫn theo dõi tình trạng bệnh, cấp nhiệt kế cho mỗi bệnh nhân, cấp máy đo SpO2 cho mỗi tầng lầu … Phát hiện ngay các trường hợp nặng, thực hiện chuyển viện sớm trong giai đoạn tiếp nhận bệnh.
Về sàng lọc bệnh mức độ vừa – nặng, nhân viên y tế khám trực tiếp mỗi ngày, phân loại nhóm nguy cơ, bệnh nền ổn định hoặc không ổn định, bệnh COVID-19 mức độ không nhẹ. lập danh sách các trường hợp tiên lượng nặng báo cáo cập nhật liên tục trong ngày. Bệnh viện bố trí 1 phòng sơ cứu mỗi block nhà, 1 phòng cấp cứu mỗi khu. Mỗi phòng sơ cứu có 4 giường với oxy bình (cung cấp qua oxy canulla hoặc mặt nạ). Mỗi phòng cấp cứu có 2 – 3 giường cấp cứu với oxy bình và máy hỗ trợ hô hấp không xâm nhập (CPAP, HFNC). Tổng có 80 giường sơ cứu và 11 giường cấp cứu.
“Chúng tôi được UBND huyện Bình Chánh hỗ trợ trưng dụng 3 trường mầm non và tiểu học làm trụ sở và nơi ở cho nhân viên y tế và dân quân. Nhờ đó đã tách biệt rõ các khu vực: Hành chính, nơi ở nhân viên không tiếp xúc nhau, có lối đi riêng nhằm giảm nguy cơ lây bệnh”, TS.BS Hồ Tấn Thanh Bình cho biết.
TS Cao Hưng Thái – Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh Bộ Y tế (phải) chỉ ra những vẫn đề còn tồn tại tại các bệnh viện dã chiến
TS Cao Hưng Thái, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) đánh giá, việc tổ chức khám, điều trị bệnh nhân F0 nhìn chung tốt, khả năng thực hiện cấp cứu bệnh nhân chuyển nặng ở mức khá. Trang thiết bị y tế, cơ sở vật chất cơ bản đầy đủ. “Đây là một mô hình bệnh viện dã chiến khoa học, đáng để học tập trong thời điểm dịch bệnh COVID-19 diễn biến căng thằng…”, TS Thái cho biết.
Tuy nhiên, TS Thái cũng nhấn mạnh, Bệnh viện dã chiến số 4 cần lên phương án giả định khi bệnh nhân tăng, cấp cứu nhiều; phải tăng oxy dự trữ. Phải dự báo chiến lược thay đổi để điều tiết nhân lực, trang thiết bị do thay đổi phân tầng. Rà soát trang thiết bị phòng hộ, xét nghiệm định kỳ cho cán bộ, nhân viên y tế…/.
Ngày 21/7/2021, Bộ phận thường trực Bộ Y tế đã đến kiểm tra và làm việc tại một số bệnh viện dã chiến TP.HCM. Đến thời điểm hiện tại, ngành Y tế TP.HCM đã thiết lập 14 bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19 với hơn 34.500 giường. Dự kiến trong những ngày tới, một số bệnh viện dã chiến sẽ tiếp tục đi vào hoạt động.
Các nhân viên y tế đang làm việc tại Bệnh viện dã chiến số 3
Qua kiểm tra sơ bộ, Bộ phận thường trực Bộ Y tế đánh giá, số giường Sở Y tế TP.HCM giao cho các bệnh viện cơ bản đã hoàn thành, nghiệp vụ chuyên môn vững, một số bệnh viện có mô hình thu dung bệnh nhân khoa học trong thời điểm dịch diễn biến căng thẳng. Tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề tồn tại như cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, nhân sự thiếu, chế độ ăn uống của bệnh nhân, xử lý rác thải…
Cụ thể, tại Bệnh viện dã chiến số 3 (khu tái định cư Thủ Thiêm nằm tại phường An Khánh, TP.Thủ Đức), BSCKII Trần Văn Khanh, Giám đốc BV cho biết, số giường bệnh theo kế hoạch của Sở Y tế TP.HCM là 3000, hiện tại thực kê được 2500, số F0 đang điều trị khoảng 2300 bệnh nhân. Mặc dù là bệnh viện cấp 1, có trách nhiệm nhận và điều trị những bệnh nhân F0 có triệu chứng nhẹ hoặc không triệu chứng, không bệnh nền, tuy nhiên tỷ lệ bệnh nhân chuyển nặng khoảng 4-5% tương đương với 50, 60 bệnh nhân. Một trong những khó khăn của BV là thiếu một số thiết bị y tế để cấp cứu cho người nặng.
Tổ công tác Bộ Y tế đánh giá, Bệnh viện dã chiến số 3 đã thực hiện nghiệp vụ chuyên môn vững, cấp cứu được những trường hợp trung bình. Tuy nhiên, số giường kế hoạch còn thiếu. Cần trang bị thêm một số trang thiết bị y tế như: Xquang di động, siêu âm tại giường, bình ô xy di động và hệ thống oxy trung tâm. Bên cạnh đó, cần thành lập khu hồi sức cấp cứu tại BV để điều trị những bệnh nhân trở nặng (khoảng 20 giường). Thiết lập khu oxy trung tâm, tăng cường thuốc điều trị, bồn oxy dung tích lớn cho 30 đến 50 bệnh nhân.
TS.BS Hồ Tấn Thanh Bình, Phó Giám đốc BV dã chiến số 4 báo cáo về công tác điều trị bệnh nhân
Tại Bệnh viện dã chiến số 1 (Ký túc xá Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM), BSCKII.Nguyễn Thanh Trường, Giám đốc BVcho biết, tính đến 20/7/2021, BV có 4.276 F0 đang điều trị, số giường bệnh theo kế hoạch của Sở Y tế TP.HCM là 5.000, hiện tại thực kê được 4.580, có tổng số 263 bác sĩ và điều dưỡng đang làm việc tại bệnh viện.
Từ 27/6/2021 đến nay, số bệnh nhân xuất viện là hơn 1.700 (trong đó có 190 ca vẫn có kết quả xét nghiệm dương tính, nhưng có chỉ số nồng độ virus thấp CT>=30), dự kiến trong những ngày tiếp theo sẽ xuất viện hàng chục, thậm chí hàng trăm bệnh nhân.
TS Hoàng Đình Cảnh – Phó Cục trưởng Cục phòng chống HIV/AIDS Bộ Y tế (trái) làm việc tại Bệnh viện dã chiến số 3
TS Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), thành viên trong Tổ công tác ghi nhận, số ca F0 được xuất viện cao là thông tin rất đáng mừng. Bên cạnh đó, BV dã chiến số 1 thực hiện nghiệp vụ chuyên môn vững, cấp cứu được những trường hợp trung bình. Có kinh nghiệm trong thu dung, điều trị F0 do là đơn vị được thiết lập sớm hơn các đơn vị khác.
Tuy nhiên, nên thành lập khu hồi sức cấp cứu tại Bệnh viện để điều trị những bệnh nhân trở nặng (khoảng 15 giường), đề nghị bệnh viện lớn hỗ trợ đơn nguyên hồi sức cấp cứu (nhân sự, trang thiết bị). Thiết lập khu ô xy trung tâm, cung cấp thêm thuốc kháng sinh, vận mạch. Hỗ trợ chuyển bệnh nhân F0 xuất viện là người ngoài tỉnh do bệnh viện thiếu phương tiện vận chuyển…
Tổ công tác cũng đến thăm và kiểm tra tình hình điều trị, thu dung bệnh nhân tại Bệnh viện dã chiến số 4 (khu tái định cư 30 ha Vĩnh Lộc B, xã Vĩnh Lộc B, Huyện Bình Chánh Tp.HCM). Báo cáo nhanh về tình hình, TS.BS Hồ Tấn Thanh Bình, Phó Giám đốc BV cho biết, hiện tại Bệnh viện dã chiến số 4 đã kê được 4.000 giường, hoàn thành chỉ tiêu do Sở Y tế đề ra, số bệnh nhân F0 đang điều trị là 4.079.
Nguồn nhân sự chủ yếu từ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, BV Đại học Y Dược TPHCM, BV Quận Bình Tân. Trong đó khối điều trị: 135 nhân viên với 51 bác sĩ và 84 điều dưỡng. Khối dân quân: 251 người thuộc Bộ Tư lệnh TP.HCM.
Cơ sở vật chất gồm 20 block nhà được chia thành 4 khu đều là các chung cư tái định cư đã bỏ hoang hơn 10 năm, không có thang máy, bao gồm 40 phòng với sức chứa từ 180 – 210 bệnh nhân mỗi block. BV chủ động tiếp nhận các trường hợp F0 từ cộng đồng, đánh giá sàng lọc, hướng dẫn theo dõi tình trạng bệnh, cấp nhiệt kế cho mỗi bệnh nhân, cấp máy đo SpO2 cho mỗi tầng lầu … Phát hiện ngay các trường hợp nặng, thực hiện chuyển viện sớm trong giai đoạn tiếp nhận bệnh.
Về sàng lọc bệnh mức độ vừa – nặng, nhân viên y tế khám trực tiếp mỗi ngày, phân loại nhóm nguy cơ, bệnh nền ổn định hoặc không ổn định, bệnh COVID-19 mức độ không nhẹ. lập danh sách các trường hợp tiên lượng nặng báo cáo cập nhật liên tục trong ngày. Bệnh viện bố trí 1 phòng sơ cứu mỗi block nhà, 1 phòng cấp cứu mỗi khu. Mỗi phòng sơ cứu có 4 giường với oxy bình (cung cấp qua oxy canulla hoặc mặt nạ). Mỗi phòng cấp cứu có 2 – 3 giường cấp cứu với oxy bình và máy hỗ trợ hô hấp không xâm nhập (CPAP, HFNC). Tổng có 80 giường sơ cứu và 11 giường cấp cứu.
“Chúng tôi được UBND huyện Bình Chánh hỗ trợ trưng dụng 3 trường mầm non và tiểu học làm trụ sở và nơi ở cho nhân viên y tế và dân quân. Nhờ đó đã tách biệt rõ các khu vực: Hành chính, nơi ở nhân viên không tiếp xúc nhau, có lối đi riêng nhằm giảm nguy cơ lây bệnh”, TS.BS Hồ Tấn Thanh Bình cho biết.
TS Cao Hưng Thái – Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh Bộ Y tế (phải) chỉ ra những vẫn đề còn tồn tại tại các bệnh viện dã chiến
TS Cao Hưng Thái, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) đánh giá, việc tổ chức khám, điều trị bệnh nhân F0 nhìn chung tốt, khả năng thực hiện cấp cứu bệnh nhân chuyển nặng ở mức khá. Trang thiết bị y tế, cơ sở vật chất cơ bản đầy đủ. “Đây là một mô hình bệnh viện dã chiến khoa học, đáng để học tập trong thời điểm dịch bệnh COVID-19 diễn biến căng thằng…”, TS Thái cho biết.
Tuy nhiên, TS Thái cũng nhấn mạnh, Bệnh viện dã chiến số 4 cần lên phương án giả định khi bệnh nhân tăng, cấp cứu nhiều; phải tăng oxy dự trữ. Phải dự báo chiến lược thay đổi để điều tiết nhân lực, trang thiết bị do thay đổi phân tầng. Rà soát trang thiết bị phòng hộ, xét nghiệm định kỳ cho cán bộ, nhân viên y tế…/.