Tại buổi kiểm tra, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai Nguyễn Quang Tuấn cho biết: Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến rất phức tạp, thực hiện chỉ đạo khẩn của Bộ trưởng Bộ Y tế triển khai Đề án “Tăng cường năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực cho các bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19 nặng”, chuẩn bị hệ thống oxy trung tâm, khí nén, khí hút, bồn chứa oxy và giường bệnh hồi sức tích cực. Đồng thời, Bệnh viện Bạch Mai cũng được Bộ Y tế giao thành lập Trung tâm hồi sức tích cực quốc gia đặt tại cơ sở 2 trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
Mặc dù Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 tại Hà Nam chưa được Ban quản lý dự án bàn giao đầy đủ các hạng mục nhưng ông Tuấn yêu cầu các Phòng/ban chức năng phải tích cực vào cuộc, khẩn trương chuẩn bị về nhân lực, thiết bị máy móc, y tế, thuốc men, hậu cần… để sẵn sàng tiếp nhận bệnh nhân COVID-19 khi tình hình diễn biến phức tạp.
PGS. TS Đào Xuân Cơ – Phó Giám đốc bệnh viện cũng nêu rõ, hai mảng là vật tư và hành chính quản trị phải bắt tay ngay vào cuộc, lập dự trù, đấu thầu, cái gì BV Bạch Mai làm được thì phải làm ngay. Còn cái gì vượt tầm thì phải có văn bản đề xuất với Bộ Y tế và Ban quản lý dự án để tháo gỡ khó khăn. Vấn đề quan trọng nhất với bệnh viện dã chiến và bệnh nhân COVID-19 là hệ thống oxy và khí nén.
Trước đó, vào tháng 5/2021, mặc dù chưa được Ban quản lý dự án bàn giao nhưng do tình hình dịch bệnh COVID-19 tại Hà Nam và một số tỉnh phía Bắc diễn biến phức tạp, Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 tại Hà Nam đã được trưng dụng để thành lập Bệnh viện dã chiến, thu dung, điều trị các F1 có bệnh lý nền và F0 của Hà Nam.
Để chi viện cho TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, Bệnh viện Bạch Mai đã cử trên 500 cán bộ viên chức cùng nhiều máy móc, trang thiết bị y tế vào vận hành, quản lý Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 tại Bệnh viện dã chiến số 16 (đặt tại Quận 7).
Đồng thời, gần 1.000 sinh viên và thầy cô giáo Trường Cao đẳng y tế Bạch Mai cũng được đưa vào TP. Hồ Chí Minh để hỗ trợ lấy mẫu xét nghiệm và tiêm vaccine cho người dân của thành phố.
Tại buổi kiểm tra, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai Nguyễn Quang Tuấn cho biết: Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến rất phức tạp, thực hiện chỉ đạo khẩn của Bộ trưởng Bộ Y tế triển khai Đề án “Tăng cường năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực cho các bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19 nặng”, chuẩn bị hệ thống oxy trung tâm, khí nén, khí hút, bồn chứa oxy và giường bệnh hồi sức tích cực. Đồng thời, Bệnh viện Bạch Mai cũng được Bộ Y tế giao thành lập Trung tâm hồi sức tích cực quốc gia đặt tại cơ sở 2 trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
Mặc dù Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 tại Hà Nam chưa được Ban quản lý dự án bàn giao đầy đủ các hạng mục nhưng ông Tuấn yêu cầu các Phòng/ban chức năng phải tích cực vào cuộc, khẩn trương chuẩn bị về nhân lực, thiết bị máy móc, y tế, thuốc men, hậu cần… để sẵn sàng tiếp nhận bệnh nhân COVID-19 khi tình hình diễn biến phức tạp.
PGS. TS Đào Xuân Cơ – Phó Giám đốc bệnh viện cũng nêu rõ, hai mảng là vật tư và hành chính quản trị phải bắt tay ngay vào cuộc, lập dự trù, đấu thầu, cái gì BV Bạch Mai làm được thì phải làm ngay. Còn cái gì vượt tầm thì phải có văn bản đề xuất với Bộ Y tế và Ban quản lý dự án để tháo gỡ khó khăn. Vấn đề quan trọng nhất với bệnh viện dã chiến và bệnh nhân COVID-19 là hệ thống oxy và khí nén.
Trước đó, vào tháng 5/2021, mặc dù chưa được Ban quản lý dự án bàn giao nhưng do tình hình dịch bệnh COVID-19 tại Hà Nam và một số tỉnh phía Bắc diễn biến phức tạp, Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 tại Hà Nam đã được trưng dụng để thành lập Bệnh viện dã chiến, thu dung, điều trị các F1 có bệnh lý nền và F0 của Hà Nam.
Để chi viện cho TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, Bệnh viện Bạch Mai đã cử trên 500 cán bộ viên chức cùng nhiều máy móc, trang thiết bị y tế vào vận hành, quản lý Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 tại Bệnh viện dã chiến số 16 (đặt tại Quận 7).
Đồng thời, gần 1.000 sinh viên và thầy cô giáo Trường Cao đẳng y tế Bạch Mai cũng được đưa vào TP. Hồ Chí Minh để hỗ trợ lấy mẫu xét nghiệm và tiêm vaccine cho người dân của thành phố.