Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk thông tin, ngày 4/11, theo kết quả xét nghiệm của Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên, trường hợp người dân có yếu tố dịch tễ từ Nam Phi trở về tỉnh Đắk Lắk đã có kết quả xét nghiệm Realtime PCR âm tính với virus gây bệnh đậu mùa khỉ.
Trước đó, ngày 2/11, trên địa bàn tỉnh ghi nhận trường hợp bệnh nhân ở Trung tâm Quảng Phú, huyện Cư M’gar trở về từ Nam Phi có biểu hiện đau mỏi các khớp và xuất hiện nhiều nổi mụn đỏ ở bụng và lưng, bệnh nhân đã thực hiện khai báo y tế và tự cách ly tại nhà.
Ngành Y tế đã nhanh chóng triển khai các biện pháp phòng chống bệnh, điều tra, xác minh trường hợp nghi ngờ mắc bệnh , đồng thời lấy mẫu dịch gửi Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên làm xét nghiệm.
Ngay khi ghi nhận một trường hợp nghi mắc có tiền sử đi du lịch từ nước ngoài về trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã đề nghị Sở Y tế tỉnh này tổ chức lấy mẫu xét nghiệm trường hợp nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa khỉ gửi các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur để xét nghiệm chẩn đoán; cách ly, điều trị trường hợp nghi ngờ, lưu ý không để xảy ra lây nhiễm chéo, lây nhiễm đối với nhân viên y tế trong quá trình chăm sóc, điều trị.
Khẩn trương thực hiện điều tra các trường hợp tiếp xúc gần với trường hợp nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa khỉ trong quá trình đi du lịch ở nước ngoài và tại Việt Nam, tổ chức quản lý, theo dõi sức khỏe và xử lý kịp thời ổ dịch (nếu có) không để dịch lây lan rộng ra cộng đồng.
Đồng thời, đẩy mạnh việc thực hiện nghiêm giám sát dịch bệnh tại cửa khẩu, giám sát tại các cơ sở khám chữa bệnh và giám sát dựa vào sự kiện tại cộng đồng để phát hiện sớm, ngăn chặn dịch bệnh kịp thời.
Tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế các tuyến; sẵn sàng thu dung, phân luồng, điều trị người bệnh tại các cơ sở khám, chữa bệnh và phòng chống lây nhiễm tại các cơ sở xét nghiệm, y tế.
Rà soát cập nhật kế hoạch, kịch bản đáp ứng, diễn tập theo các tình huống để sẵn sàng đáp ứng trong trường hợp dịch bệnh xảy; sẵn sàng thuốc, trang thiết bị, nhân lực, kinh phí.
Đẩy mạnh truyền thông minh bạch, bằng nhiều hình thức cho người dân về các biện pháp dự phòng dịch bệnh tại các cửa khẩu, cộng đồng về dịch bệnh đậu mùa khỉ theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), từ ngày 01/01 đến ngày 30/10/2022, trên thế giới tổng số tích lũy của 77.264 trường hợp mắc và 36 ca tử vong trên 109 quốc gia/vùng lãnh thổ/khu vực.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh đậu mùa khỉ trên thế giới, tại Việt Nam cũng đã ghi nhận một số trường hợp mắc bệnh về từ nước ngoài. Bộ Y tế đã thành lập 6 đoàn kiểm tra, chỉ đạo công tác chuyên môn về giám sát, đáp ứng, thu dung điều trị, truyền thông về phòng chống bệnh đậu mùa khỉ tại một số tỉnh thành (TP. HCM, Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Bình Dương, Tây Ninh, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Gia Lai…).
Nguồn: SKĐS
Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk thông tin, ngày 4/11, theo kết quả xét nghiệm của Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên, trường hợp người dân có yếu tố dịch tễ từ Nam Phi trở về tỉnh Đắk Lắk đã có kết quả xét nghiệm Realtime PCR âm tính với virus gây bệnh đậu mùa khỉ.
Trước đó, ngày 2/11, trên địa bàn tỉnh ghi nhận trường hợp bệnh nhân ở Trung tâm Quảng Phú, huyện Cư M’gar trở về từ Nam Phi có biểu hiện đau mỏi các khớp và xuất hiện nhiều nổi mụn đỏ ở bụng và lưng, bệnh nhân đã thực hiện khai báo y tế và tự cách ly tại nhà.
Ngành Y tế đã nhanh chóng triển khai các biện pháp phòng chống bệnh, điều tra, xác minh trường hợp nghi ngờ mắc bệnh , đồng thời lấy mẫu dịch gửi Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên làm xét nghiệm.
Ngay khi ghi nhận một trường hợp nghi mắc có tiền sử đi du lịch từ nước ngoài về trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã đề nghị Sở Y tế tỉnh này tổ chức lấy mẫu xét nghiệm trường hợp nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa khỉ gửi các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur để xét nghiệm chẩn đoán; cách ly, điều trị trường hợp nghi ngờ, lưu ý không để xảy ra lây nhiễm chéo, lây nhiễm đối với nhân viên y tế trong quá trình chăm sóc, điều trị.
Khẩn trương thực hiện điều tra các trường hợp tiếp xúc gần với trường hợp nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa khỉ trong quá trình đi du lịch ở nước ngoài và tại Việt Nam, tổ chức quản lý, theo dõi sức khỏe và xử lý kịp thời ổ dịch (nếu có) không để dịch lây lan rộng ra cộng đồng.
Đồng thời, đẩy mạnh việc thực hiện nghiêm giám sát dịch bệnh tại cửa khẩu, giám sát tại các cơ sở khám chữa bệnh và giám sát dựa vào sự kiện tại cộng đồng để phát hiện sớm, ngăn chặn dịch bệnh kịp thời.
Tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế các tuyến; sẵn sàng thu dung, phân luồng, điều trị người bệnh tại các cơ sở khám, chữa bệnh và phòng chống lây nhiễm tại các cơ sở xét nghiệm, y tế.
Rà soát cập nhật kế hoạch, kịch bản đáp ứng, diễn tập theo các tình huống để sẵn sàng đáp ứng trong trường hợp dịch bệnh xảy; sẵn sàng thuốc, trang thiết bị, nhân lực, kinh phí.
Đẩy mạnh truyền thông minh bạch, bằng nhiều hình thức cho người dân về các biện pháp dự phòng dịch bệnh tại các cửa khẩu, cộng đồng về dịch bệnh đậu mùa khỉ theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), từ ngày 01/01 đến ngày 30/10/2022, trên thế giới tổng số tích lũy của 77.264 trường hợp mắc và 36 ca tử vong trên 109 quốc gia/vùng lãnh thổ/khu vực.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh đậu mùa khỉ trên thế giới, tại Việt Nam cũng đã ghi nhận một số trường hợp mắc bệnh về từ nước ngoài. Bộ Y tế đã thành lập 6 đoàn kiểm tra, chỉ đạo công tác chuyên môn về giám sát, đáp ứng, thu dung điều trị, truyền thông về phòng chống bệnh đậu mùa khỉ tại một số tỉnh thành (TP. HCM, Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Bình Dương, Tây Ninh, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Gia Lai…).
Nguồn: SKĐS