Tại An Giang: “Người dân về tới nhà thì phải đón”
Với phương châm “người dân về tới nhà thì phải đón”, các địa phương trong tỉnh đã khẩn trương, nỗ lực chuẩn bị cơ sở vật chất để tiếp nhận, tạo điều kiện cho người dân được cách ly tập trung theo quy định. Tuy nhiên công tác chuẩn bị gặp nhiều khó khăn về nhân lực, vật lực do số lượng người dân đổ về quá lớn.
Cụ thể, huyện Tịnh Biên có gần 3.000 người; huyện Tri Tôn có 993 công dân đang cách ly tại các khu cách ly tập trung của huyện, hiện còn khoảng 1.710 công dân đang trên đường về và đang ở các khu cách ly tập trung tại TP. Long Xuyên; huyện An Phú đã tiếp nhận 598 người; Châu Phú là 624 người; Châu Thành đến ngày 3/10 đã tiếp nhận khoảng 800 người dân từ các tỉnh, thành phố khác về địa phương theo hình thức tự phát, nâng tổng số người cách ly tập trung tại huyện khoảng 1.000 người…. Nhiều trường hợp qua test nhanh, phát hiện dương tính với SARS-CoV-2 đã được đưa đến các cơ sở điều trị ngay.
Người dân trở về ồ ạt, nhiều khu cách ly tập trung ở An Giang quá tải.
Các điểm cách ly tập trung (đã chuẩn bị trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19) không đủ đáp ứng, nhiều địa phương phải tận dụng thêm các cơ sở trường học để làm điểm cách ly. Bên cạnh đó, phát sinh nhiều vấn đề liên quan đến sinh hoạt, ăn uống, tầm soát cộng đồng… cần giải quyết.
Trong ngày hôm nay (3/10), An Giang ghi nhận 223 ca mắc COVID-19, trong đó có 29 ca trở về tự phát từ TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh.
Bạc Liêu: Mỗi huyện phải chuẩn bị 1.000 giường cách ly
Trước tình hình người dân từ TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh trở về Bạc Liêu quá đông, để kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh, bảo vệ an toàn sức khỏe của nhân dân trong tỉnh, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh yêu cầu các địa phương khẩn trương chuẩn bị thêm các trường học làm khu cách ly (mỗi địa phương chuẩn bị thêm ít nhất 1.000 giường cách ly tập trung). Đồng thời quản lý chặt chẽ trong các khu cách ly; đảm bảo các điều kiện phục vụ tốt cho người dân về ăn, ở, chăm sóc sức khỏe…
Tuy nhiên, do lượng người trở về quá đông, UBND tỉnh Bạc Liêu đã có công văn đề nghị chính quyền TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An đẩy mạnh công tác tuyên truyền và kiểm soát nghiêm ngặt, ngăn không cho người dân tự ý ra khỏi địa bàn trong 15 ngày để Bạc Liêu và các tỉnh thành khu vực Đồng bằng sông Cửu Long chuẩn bị các điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất, nhân lực và xây dựng phương án tổ chức cũng như lo cho số người dân đã về tỉnh được an tòan, đảm bảo yêu cầu công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Bạc Liêu cũng đề nghị các tỉnh này quan tâm, hỗ trợ tạo điều kiện cho công dân tỉnh Bạc Liêu đang sinh sống, học tập và làm việc tại các tỉnh, thành phố bạn được đảm bảo sinh hoạt bình thường, an toàn và được giám sát, chăm sóc y tế trong thời gian 15 ngày này để người dân yên tâm “ai ở đâu ở đó”.
Đồng Tháp: Ưu tiên người già, phụ nữ có thai
Sau khi nhiều chốt kiểm soát dịch được gỡ bỏ ở TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh, người dân tỉnh Đồng Tháp đang làm việc, học tập, lao động, sinh sống… tại các tỉnh thành phố này đã di chuyển về quê với số lượng vô cùng lớn.
Trước tình hình đó, tỉnh đã chuẩn bị nhiều phương án để chủ động đón người dân về địa phương. Cụ thể:
– Các sở điều trị, cơ sở cách ly tại các địa phương chuẩn bị mọi điều kiện sẵn sàng tiếp nhận người dân bảo đảm công tác phòng, chống dịch COVID-19.
– Rà soát kịp thời các trường hợp tự phát về địa phương nhưng không thực hiện khai báo để quản lý chặt chẽ.
– Vận động các hộ gia đình có người thân đang làm việc, sinh sống ngoài tỉnh có nhu cầu về quê thuyết phục thân nhân tiếp tục ở lại để làm việc, giảm bớt khó khăn cho tỉnh.
– Lên phương án đón những trường hợp già yếu, phụ nữ có thai, trẻ nhỏ, học sinh, giáo viên có nhu cầu về địa phương dạy và học.
– Để giảm tải người dân cách ly tại các cơ sở cách ly y tế tập trung, hạn chế nguy cơ lây nhiễm chéo, tỉnh chủ động phân loại người dân để thực hiện cách ly có hiệu quả. Cụ thể, người dân đã tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19 hoặc đã là F0 (hoàn thành điều trị) thực hiện cách ly y tế tập trung, sau 3 ngày thực hiện xét nghiệm RT-PCR, nếu âm tính thì cho về cách ly y tế tại nhà để tiếp tục thực hiện cách ly đủ 14 ngày theo quy định.
+ Người dân đã tiêm 1 mũi vaccine phòng COVID-19 thực hiện cách ly y tế tập trung, sau 7 ngày thực hiện xét nghiệm RT-PCR, nếu âm tính thì cho về cách ly y tế tại nhà để tiếp tục thực hiện cách ly đủ 14 ngày theo quy định.
+ Người dân chưa được tiêm vaccine phòng COVID-19 thực hiện cách ly y tế tập trung 14 ngày theo quy định.
Toàn bộ chi phí cách ly và xét nghiệm RT-PCR do cá nhân tự chi trả.
Hiện, người dân tự phát trở về địa phương ngày càng nhiều, trong đó có nhiều trường hợp về thông qua các đường mòn, lối mở ở khu vực nông thôn… tạo áp lực lớn trong việc kiểm soát dịch COVID-19./.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn
Tại An Giang: “Người dân về tới nhà thì phải đón”
Với phương châm “người dân về tới nhà thì phải đón”, các địa phương trong tỉnh đã khẩn trương, nỗ lực chuẩn bị cơ sở vật chất để tiếp nhận, tạo điều kiện cho người dân được cách ly tập trung theo quy định. Tuy nhiên công tác chuẩn bị gặp nhiều khó khăn về nhân lực, vật lực do số lượng người dân đổ về quá lớn.
Cụ thể, huyện Tịnh Biên có gần 3.000 người; huyện Tri Tôn có 993 công dân đang cách ly tại các khu cách ly tập trung của huyện, hiện còn khoảng 1.710 công dân đang trên đường về và đang ở các khu cách ly tập trung tại TP. Long Xuyên; huyện An Phú đã tiếp nhận 598 người; Châu Phú là 624 người; Châu Thành đến ngày 3/10 đã tiếp nhận khoảng 800 người dân từ các tỉnh, thành phố khác về địa phương theo hình thức tự phát, nâng tổng số người cách ly tập trung tại huyện khoảng 1.000 người…. Nhiều trường hợp qua test nhanh, phát hiện dương tính với SARS-CoV-2 đã được đưa đến các cơ sở điều trị ngay.
Người dân trở về ồ ạt, nhiều khu cách ly tập trung ở An Giang quá tải.
Các điểm cách ly tập trung (đã chuẩn bị trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19) không đủ đáp ứng, nhiều địa phương phải tận dụng thêm các cơ sở trường học để làm điểm cách ly. Bên cạnh đó, phát sinh nhiều vấn đề liên quan đến sinh hoạt, ăn uống, tầm soát cộng đồng… cần giải quyết.
Trong ngày hôm nay (3/10), An Giang ghi nhận 223 ca mắc COVID-19, trong đó có 29 ca trở về tự phát từ TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh.
Bạc Liêu: Mỗi huyện phải chuẩn bị 1.000 giường cách ly
Trước tình hình người dân từ TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh trở về Bạc Liêu quá đông, để kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh, bảo vệ an toàn sức khỏe của nhân dân trong tỉnh, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh yêu cầu các địa phương khẩn trương chuẩn bị thêm các trường học làm khu cách ly (mỗi địa phương chuẩn bị thêm ít nhất 1.000 giường cách ly tập trung). Đồng thời quản lý chặt chẽ trong các khu cách ly; đảm bảo các điều kiện phục vụ tốt cho người dân về ăn, ở, chăm sóc sức khỏe…
Tuy nhiên, do lượng người trở về quá đông, UBND tỉnh Bạc Liêu đã có công văn đề nghị chính quyền TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An đẩy mạnh công tác tuyên truyền và kiểm soát nghiêm ngặt, ngăn không cho người dân tự ý ra khỏi địa bàn trong 15 ngày để Bạc Liêu và các tỉnh thành khu vực Đồng bằng sông Cửu Long chuẩn bị các điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất, nhân lực và xây dựng phương án tổ chức cũng như lo cho số người dân đã về tỉnh được an tòan, đảm bảo yêu cầu công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Bạc Liêu cũng đề nghị các tỉnh này quan tâm, hỗ trợ tạo điều kiện cho công dân tỉnh Bạc Liêu đang sinh sống, học tập và làm việc tại các tỉnh, thành phố bạn được đảm bảo sinh hoạt bình thường, an toàn và được giám sát, chăm sóc y tế trong thời gian 15 ngày này để người dân yên tâm “ai ở đâu ở đó”.
Đồng Tháp: Ưu tiên người già, phụ nữ có thai
Sau khi nhiều chốt kiểm soát dịch được gỡ bỏ ở TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh, người dân tỉnh Đồng Tháp đang làm việc, học tập, lao động, sinh sống… tại các tỉnh thành phố này đã di chuyển về quê với số lượng vô cùng lớn.
Trước tình hình đó, tỉnh đã chuẩn bị nhiều phương án để chủ động đón người dân về địa phương. Cụ thể:
– Các sở điều trị, cơ sở cách ly tại các địa phương chuẩn bị mọi điều kiện sẵn sàng tiếp nhận người dân bảo đảm công tác phòng, chống dịch COVID-19.
– Rà soát kịp thời các trường hợp tự phát về địa phương nhưng không thực hiện khai báo để quản lý chặt chẽ.
– Vận động các hộ gia đình có người thân đang làm việc, sinh sống ngoài tỉnh có nhu cầu về quê thuyết phục thân nhân tiếp tục ở lại để làm việc, giảm bớt khó khăn cho tỉnh.
– Lên phương án đón những trường hợp già yếu, phụ nữ có thai, trẻ nhỏ, học sinh, giáo viên có nhu cầu về địa phương dạy và học.
– Để giảm tải người dân cách ly tại các cơ sở cách ly y tế tập trung, hạn chế nguy cơ lây nhiễm chéo, tỉnh chủ động phân loại người dân để thực hiện cách ly có hiệu quả. Cụ thể, người dân đã tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19 hoặc đã là F0 (hoàn thành điều trị) thực hiện cách ly y tế tập trung, sau 3 ngày thực hiện xét nghiệm RT-PCR, nếu âm tính thì cho về cách ly y tế tại nhà để tiếp tục thực hiện cách ly đủ 14 ngày theo quy định.
+ Người dân đã tiêm 1 mũi vaccine phòng COVID-19 thực hiện cách ly y tế tập trung, sau 7 ngày thực hiện xét nghiệm RT-PCR, nếu âm tính thì cho về cách ly y tế tại nhà để tiếp tục thực hiện cách ly đủ 14 ngày theo quy định.
+ Người dân chưa được tiêm vaccine phòng COVID-19 thực hiện cách ly y tế tập trung 14 ngày theo quy định.
Toàn bộ chi phí cách ly và xét nghiệm RT-PCR do cá nhân tự chi trả.
Hiện, người dân tự phát trở về địa phương ngày càng nhiều, trong đó có nhiều trường hợp về thông qua các đường mòn, lối mở ở khu vực nông thôn… tạo áp lực lớn trong việc kiểm soát dịch COVID-19./.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn