HARDI
  • vi Tiếng Việt
  • en English
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin tức
  • Đào tạo
  • Đọc Mỗi Ngày
  • Tài nguyên
  • Liên hệ
No Result
View All Result
SUBSCRIBE
HARDI
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin tức
  • Đào tạo
  • Đọc Mỗi Ngày
  • Tài nguyên
  • Liên hệ
No Result
View All Result
HARDI
No Result
View All Result
Home Tin tức

Căn bệnh hiếm gặp khiến bé gái vừa chào đời đã ‘sùi bọt cua’

Admin by Admin
in Tin tức
0
74
SHARES
1.2k
VIEWS
Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter

 

Ngay sau sinh tại bệnh viện tỉnh, bé K.N lập tức bị khó thở, sùi bọt cua liên tục, các bác sĩ không thể đặt được sonde vào dạ dày và đã chuyển bé đến một bệnh viện chuyên khoa Nhi tại TP.HCM.

Bé gái N.K.N (15 tháng tuổi, Quy Nhơn – Bình Định) được chẩn đoán khe hở khí thực quản và teo thực quản type A (một thể bệnh hiếm và nặng trong teo thực quản bẩm sinh) đã được các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương phẫu thuật chữa trị thành công.

Vừa chào đời đã ‘sùi bọt cua’ liên tục

Xúc động trong ngày con được ra viện, anh D – bố bé K.N chia sẻ, lúc vợ anh mang thai bé K.N được 33 tuần thì phát hiện đa ối, được bác sĩ giải thích là em bé sinh ra có nguy cơ mắc dị tật teo thực quản. Tuy nhiên, gia đình anh không nghĩ rằng bé K. N lại mắc dị tật teo thực quản bẩm sinh rất phức tạp đến vậy.

Ngay sau sinh tại bệnh viện tỉnh, bé K.N lập tức bị khó thở, sùi bọt cua liên tục, các bác sĩ không thể đặt được sonde vào dạ dày và đã chuyển bé đến một bệnh viện chuyên khoa Nhi tại TP. Hồ Chí Minh. Tại đây, bé được các bác sĩ tiến hành phẫu thuật mở thông dạ dày (để bơm sữa nuôi sống) khi được 4 ngày tuổi.

Tuy nhiên, bệnh teo thực quản chưa được điều trị triệt để, bé thường xuyên trào dịch nước bọt lên miệng và đường hô hấp, khiến trẻ bị viêm phổi thường xuyên và phải nằm viện liên tục từ khi khi sinh ra đến nay.

Phẫu thuật thành công "tạo hình thực quản bằng đại tràng" cho bé gái bị teo thực quản hiếm gặp - Ảnh 1.

Bé K.N được gia đình cho nhập viện tại khoa Ngoại lồng ngực, Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng viêm phổi rất nặng, không nuốt được, sùi bọt ở miệng, mũi (sùi bọt cua) liên tục. Sau khi được làm các xét nghiệm thăm dò phân loại được chẩn đoán teo thực quản (type A) kèm khe hở khí thực quản.

Theo BS. Nguyễn Minh Khôi – Khoa Ngoại Lồng ngực, Bệnh viện Nhi Trung ương, dị tật teo thực quản type A là dị tật phức tạp, hiếm gặp, việc phẫu thuật và hậu phẫu khó khăn. Việc mắc dị tật teo thực quản type A khiến chất lượng cuộc sống của bé K.N rất thấp, nước bọt tiết ra ứ tại thực quản teo khiến bé thường xuyên phải nhè nước bọt và móc họng. Trẻ không ăn được, chỉ bơm sữa qua mở thông dạ dày, cần được phẫu thuật tạo hình thực quản sớm.

Kế hoạch phẫu thuật cho bệnh nhi được các bác sĩ Khoa Ngoại lồng ngực xây dựng gồm 2 giai đoạn khác nhau. “Chúng tôi đã tiến hành cắt một đoạn đại tràng ngang đưa lên lồng ngực thay thế cho đoạn thực quản teo. Ca phẫu thuật được tiến hành trong 8 giờ. Đây là kỹ thuật khó nhất ở trong phẫu thuật teo thực quản bẩm sinh” – bác sĩ Khôi cho hay.

Sau phẫu thuật, bệnh nhi được chăm sóc tích cực tại khoa Điều trị tích cực Ngoại hơn 2 tuần và sau đó được theo tiếp tục theo dõi và điều trị tại khoa Ngoại lồng ngực, Bệnh viện Nhi Trung ương.

Phẫu thuật thành công "tạo hình thực quản bằng đại tràng" cho bé gái bị teo thực quản hiếm gặp - Ảnh 2.

Các bác sĩ phẫu thuật tạo hình thực quản cho bé K.N.

Sau hơn 3 tháng điều trị, hiện trẻ đã ổn định, không còn các triệu chứng trước khi phẫu thuật, trẻ có thể tự ăn, không ho, không sặc, không sốt và đã được các bác sĩ cho xuất viện vào ngày 23/12.

“Chúng tôi hạnh phúc vô cùng khi con đã được các bác sĩ chữa trị thành công, không biết nói gì hơn ngoài cảm ơn các bác sĩ, điều dưỡng. Họ không chỉ chữa trị khỏi cho con, mà còn chăm sóc con rất tận tình, giúp đỡ gia đình rất nhiều trong quá trình ở bệnh viện”- với niềm hạnh phúc vỡ òa khi con được chữa khỏi bệnh, bố bé K.N xúc động chia sẻ.

Phẫu thuật thành công "tạo hình thực quản bằng đại tràng" cho bé gái bị teo thực quản hiếm gặp - Ảnh 3.

Bệnh nhi được các bác sĩ thăm khám trước khi ra viện.

Cần điều trị và phẫu thuật sớm teo thực quản bẩm sinh

Theo các bác sĩ, teo thực quản là một dị tật nguy hiểm, dễ tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Điều trị bằng phẫu thuật cũng rất khó khăn vì là một cuộc phẫu thuật lớn ở ngực, trong khi trẻ mới sinh ra hoặc còn nhỏ, sức chịu đựng yếu, nhất là trẻ luôn có tình trạng viêm phổi trước mổ, thường hay xảy ra với trẻ sinh non, nhẹ cân.

Trong những năm qua, khoa Ngoại lồng ngực – Bệnh viện Nhi Trung ương kết hợp với khoa Chẩn đoán hình ảnh, khoa Gây mê hồi sức và khoa Điều trị tích cực Ngoại khoa…. đã điều trị thành công cho gần 20 bệnh nhi mắc dị tật teo thực quản type A bằng phương pháp tạo hình thực quản bằng đại tràng.

Việc phẫu thuật thành công kỹ thuật phức tạp này đã mở ra nhiều hy vọng cho các em bé không may mắc dị tật teo thực bẩm sinh, mang lại cho trẻ một cuộc sống hoàn toàn mới với tương lai tươi sáng hơn.

Các bác sĩ cũng khuyến cáo, để bảo vệ tính mạng những trẻ bị teo thực quản, điều quan trọng nhất là cha mẹ phải hiểu biết để có thể phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh, đưa con đi khám và điều trị kịp thời. Việc phẫu thuật sớm sẽ tránh được một số biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng của trẻ.

Nguồn: Suckhoedoisong.vn

Bạn cũng có thể thích

Hưởng ứng Ngày An toàn người bệnh Thế giới năm 2024 với thông điệp “CHẨN ĐOÁN CHÍNH XÁC-ĐIỀU TRỊ AN TOÀN”

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca

Sự cống hiến – năng lực và lòng nhân ái của người điều dưỡng

 

Ngay sau sinh tại bệnh viện tỉnh, bé K.N lập tức bị khó thở, sùi bọt cua liên tục, các bác sĩ không thể đặt được sonde vào dạ dày và đã chuyển bé đến một bệnh viện chuyên khoa Nhi tại TP.HCM.

Bé gái N.K.N (15 tháng tuổi, Quy Nhơn – Bình Định) được chẩn đoán khe hở khí thực quản và teo thực quản type A (một thể bệnh hiếm và nặng trong teo thực quản bẩm sinh) đã được các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương phẫu thuật chữa trị thành công.

Vừa chào đời đã ‘sùi bọt cua’ liên tục

Xúc động trong ngày con được ra viện, anh D – bố bé K.N chia sẻ, lúc vợ anh mang thai bé K.N được 33 tuần thì phát hiện đa ối, được bác sĩ giải thích là em bé sinh ra có nguy cơ mắc dị tật teo thực quản. Tuy nhiên, gia đình anh không nghĩ rằng bé K. N lại mắc dị tật teo thực quản bẩm sinh rất phức tạp đến vậy.

Ngay sau sinh tại bệnh viện tỉnh, bé K.N lập tức bị khó thở, sùi bọt cua liên tục, các bác sĩ không thể đặt được sonde vào dạ dày và đã chuyển bé đến một bệnh viện chuyên khoa Nhi tại TP. Hồ Chí Minh. Tại đây, bé được các bác sĩ tiến hành phẫu thuật mở thông dạ dày (để bơm sữa nuôi sống) khi được 4 ngày tuổi.

Tuy nhiên, bệnh teo thực quản chưa được điều trị triệt để, bé thường xuyên trào dịch nước bọt lên miệng và đường hô hấp, khiến trẻ bị viêm phổi thường xuyên và phải nằm viện liên tục từ khi khi sinh ra đến nay.

Phẫu thuật thành công "tạo hình thực quản bằng đại tràng" cho bé gái bị teo thực quản hiếm gặp - Ảnh 1.

Bé K.N được gia đình cho nhập viện tại khoa Ngoại lồng ngực, Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng viêm phổi rất nặng, không nuốt được, sùi bọt ở miệng, mũi (sùi bọt cua) liên tục. Sau khi được làm các xét nghiệm thăm dò phân loại được chẩn đoán teo thực quản (type A) kèm khe hở khí thực quản.

Theo BS. Nguyễn Minh Khôi – Khoa Ngoại Lồng ngực, Bệnh viện Nhi Trung ương, dị tật teo thực quản type A là dị tật phức tạp, hiếm gặp, việc phẫu thuật và hậu phẫu khó khăn. Việc mắc dị tật teo thực quản type A khiến chất lượng cuộc sống của bé K.N rất thấp, nước bọt tiết ra ứ tại thực quản teo khiến bé thường xuyên phải nhè nước bọt và móc họng. Trẻ không ăn được, chỉ bơm sữa qua mở thông dạ dày, cần được phẫu thuật tạo hình thực quản sớm.

Kế hoạch phẫu thuật cho bệnh nhi được các bác sĩ Khoa Ngoại lồng ngực xây dựng gồm 2 giai đoạn khác nhau. “Chúng tôi đã tiến hành cắt một đoạn đại tràng ngang đưa lên lồng ngực thay thế cho đoạn thực quản teo. Ca phẫu thuật được tiến hành trong 8 giờ. Đây là kỹ thuật khó nhất ở trong phẫu thuật teo thực quản bẩm sinh” – bác sĩ Khôi cho hay.

Sau phẫu thuật, bệnh nhi được chăm sóc tích cực tại khoa Điều trị tích cực Ngoại hơn 2 tuần và sau đó được theo tiếp tục theo dõi và điều trị tại khoa Ngoại lồng ngực, Bệnh viện Nhi Trung ương.

Phẫu thuật thành công "tạo hình thực quản bằng đại tràng" cho bé gái bị teo thực quản hiếm gặp - Ảnh 2.

Các bác sĩ phẫu thuật tạo hình thực quản cho bé K.N.

Sau hơn 3 tháng điều trị, hiện trẻ đã ổn định, không còn các triệu chứng trước khi phẫu thuật, trẻ có thể tự ăn, không ho, không sặc, không sốt và đã được các bác sĩ cho xuất viện vào ngày 23/12.

“Chúng tôi hạnh phúc vô cùng khi con đã được các bác sĩ chữa trị thành công, không biết nói gì hơn ngoài cảm ơn các bác sĩ, điều dưỡng. Họ không chỉ chữa trị khỏi cho con, mà còn chăm sóc con rất tận tình, giúp đỡ gia đình rất nhiều trong quá trình ở bệnh viện”- với niềm hạnh phúc vỡ òa khi con được chữa khỏi bệnh, bố bé K.N xúc động chia sẻ.

Phẫu thuật thành công "tạo hình thực quản bằng đại tràng" cho bé gái bị teo thực quản hiếm gặp - Ảnh 3.

Bệnh nhi được các bác sĩ thăm khám trước khi ra viện.

Cần điều trị và phẫu thuật sớm teo thực quản bẩm sinh

Theo các bác sĩ, teo thực quản là một dị tật nguy hiểm, dễ tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Điều trị bằng phẫu thuật cũng rất khó khăn vì là một cuộc phẫu thuật lớn ở ngực, trong khi trẻ mới sinh ra hoặc còn nhỏ, sức chịu đựng yếu, nhất là trẻ luôn có tình trạng viêm phổi trước mổ, thường hay xảy ra với trẻ sinh non, nhẹ cân.

Trong những năm qua, khoa Ngoại lồng ngực – Bệnh viện Nhi Trung ương kết hợp với khoa Chẩn đoán hình ảnh, khoa Gây mê hồi sức và khoa Điều trị tích cực Ngoại khoa…. đã điều trị thành công cho gần 20 bệnh nhi mắc dị tật teo thực quản type A bằng phương pháp tạo hình thực quản bằng đại tràng.

Việc phẫu thuật thành công kỹ thuật phức tạp này đã mở ra nhiều hy vọng cho các em bé không may mắc dị tật teo thực bẩm sinh, mang lại cho trẻ một cuộc sống hoàn toàn mới với tương lai tươi sáng hơn.

Các bác sĩ cũng khuyến cáo, để bảo vệ tính mạng những trẻ bị teo thực quản, điều quan trọng nhất là cha mẹ phải hiểu biết để có thể phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh, đưa con đi khám và điều trị kịp thời. Việc phẫu thuật sớm sẽ tránh được một số biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng của trẻ.

Nguồn: Suckhoedoisong.vn

Share30Tweet19
Admin

Admin

Có thể bạn quan tâm

Hưởng ứng Ngày An toàn người bệnh Thế giới năm 2024 với thông điệp “CHẨN ĐOÁN CHÍNH XÁC-ĐIỀU TRỊ AN TOÀN”

by Admin
0
Hưởng ứng Ngày An toàn người bệnh Thế giới năm 2024 với thông điệp “CHẨN ĐOÁN CHÍNH XÁC-ĐIỀU TRỊ AN TOÀN”

Ngày An Toàn người bệnh Thế giới là một trong những Ngày sức khỏe cộng đồng quan trọng do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đề xuất,...

Read more

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca

by Tran Thanh Long
0

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây máu đông (Chinhphu.vn) – Trước thông tin AstraZeneca lần đầu tiên thừa nhận vaccine COVID-19...

Read more

Sự cống hiến – năng lực và lòng nhân ái của người điều dưỡng

by Tran Thanh Long
0
Sự cống hiến – năng lực và lòng nhân ái của người điều dưỡng

💐💐💐Hôm nay, trong những ngày đầu tháng 5 - tháng tôn vinh vai trò người điều dưỡng, hộ sinh, tôi xin giới thiệu giải thưởng❤️ DAISY Honoree❤️ dành...

Read more

Top 10 chuyên ngành bác sĩ có tỷ lệ trầm cảm cao nhất tại Hoa Kỳ

by Tran Thanh Long
0
Top 10 chuyên ngành bác sĩ có tỷ lệ trầm cảm cao nhất tại Hoa Kỳ

Top 10 chuyên ngành bác sĩ có tỷ lệ trầm cảm cao nhất tại Hoa Kỳ By Sara Berg, MS, News Editor AMA RECOVERY PLAN FOR PHYSICIAN Giờ...

Read more

Giải thưởng DAISY dành trái tim Điều dưỡng nhân hậu

by Tran Thanh Long
0
Giải thưởng DAISY dành trái tim Điều dưỡng nhân hậu

Món quà dành cho tháng 5 "tháng nhận thức về sức khỏe tinh thần" và trái tim nhân hậu. Tôi muốn giới thiệu về giải thưởng DAISY Honoree...

Read more
Next Post

Bác sĩ Việt cứu thanh niên người Nam Phi suy giãn tĩnh mạch chân nặng

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin liên quan

Bộ Y tế: Cả nước có 942.030 người đã tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19

Bộ Y tế: Cả nước có 942.030 người đã tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19

Chùm ca bệnh ở BV Phụ sản TW có thể đã qua 2-3 chu kỳ lây nhiễm, cần tăng tốc xét nghiệm

Chùm ca bệnh ở BV Phụ sản TW có thể đã qua 2-3 chu kỳ lây nhiễm, cần tăng tốc xét nghiệm

Đợt dịch COVID-19 này diễn biến phức tạp, cần tăng cường đảm bảo an toàn cho bệnh viện

Đợt dịch COVID-19 này diễn biến phức tạp, cần tăng cường đảm bảo an toàn cho bệnh viện

Chuyên mục

  • Đọc Mỗi Ngày
  • Hoạt động
  • Tài nguyên
  • Tin tức
HARDI

Chuyên mục

  • Đọc Mỗi Ngày
  • Hoạt động
  • Tài nguyên
  • Tin tức

Chính sách

  • Chính sách bảo mật

© 2022 Hardi.vn - Viện Đánh giá Chất lượng và Phát triển nguồn nhân lực Y tế.

  • vi Tiếng Việt
  • en English
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin tức
  • Đào tạo
  • Đọc Mỗi Ngày
  • Tài nguyên
  • Liên hệ

© 2022 Hardi.vn - Viện Đánh giá Chất lượng và Phát triển nguồn nhân lực Y tế.

Are you sure want to unlock this post?
Unlock left : 0
Are you sure want to cancel subscription?