Sáng 02/8/2021, Bí thư Thành ủy Cần Thơ Lê Quang Mạnh đã chủ trì cuộc họp triển khai công tác phối hợp với Tổ công tác của Bộ Y tế tại Cần Thơ về phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Tại buổi họp, Bí thư Thành ủy cho biết, Cần Thơ là 1 trong 6 địa phương có mức độ tăng ca bệnh cao dù số lượng bệnh nhân chưa trong top cao cả nước. Vấn đề hiện nay là nếu phương pháp phòng, chống dịch không đi đúng hướng, không sát, không hiệu quả thì Cần Thơ cũng rất có thể “vỡ trận”.
Bài học từ nhiều địa phương, cho dù có tiềm lực kinh tế mạnh nhưng nếu bị động sẽ không có sức chống đỡ trước sự nguy hiểm, phức tạp của dịch bệnh COVID-19. Sự có mặt của Tổ công tác của Bộ tại Cần Thơ là một may mắn, đó còn thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo Bộ Y tế với Cần Thơ trong bối cảnh nguy cơ lây nhiễm cao đến từng người, đã không quản ngại về với Cần Thơ để hỗ trợ thành phố.
Cán bộ của Cần Thơ đã liên tục chiến đấu trong những ngày qua, tuy vậy với sự hỗ trợ của Tổ công tác, trước mắt sẽ dành toàn bộ quỹ thời gian để tập trung, xây dựng lại từng mảng, từng lĩnh vực, hy vọng sớm đẩy lùi dịch bệnh.
TS Hoàng Minh Đức, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Tổ trưởng Tổ công tác đánh giá, Cần Thơ bắt đầu đi vào giai đoạn đầu của dịch, có ca F0 trong khu công nghiệp, nguy cơ cao lây vào cộng đồng vì vậy cần thật khẩn trương để dập dịch. Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết, Tổ công tác đã phân chia thành 4 nhóm: Phòng, chống dịch tại cộng đồng; Phòng, chống dịch tại khu công nghiệp, khu cách ly; Điều trị và Công nghệ thông tin và truyền thông. 4 nhóm này sẽ phối hợp cùng Cần Thơ triển khai các hoạt động chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế
GS.TS. Lê Thị Quỳnh Mai, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương vừa được tăng cường vào hỗ trợ Cần Thơ cho rằng: Công tác xét nghiệm phải hợp lý và phụ thuộc vào tình hình thực tế. CDC Cần Thơ hiện nay có thể đảm nhận được về năng lực và số nhân lực làm công tác xét nghiệm. Căn cứ thực tiễn mức độ lây lan của vi rút sẽ điều chỉnh lại thời gian 2 lần xét nghiệm và làm test nhanh để tăng hiệu quả phát hiện cao, với những trường hợp dương tính khi test nhanh sẽ PCR để khẳng định.
Chủ tịch UBND Thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường yêu cầu Sở Y tế, các sở ngành liên quan trao đổi để thống nhất cách làm cùng Tổ công tác. Cần Thơ quyết liệt và nhiệt tình nhưng cũng có những việc cần thay đổi cách làm để hiệu quả hơn (truy vết, xét nghiệm, điều trị,nhân lực, cách thức phối hợp) trong phòng, chống COVID-19 và làm việc với tinh thần trách nhiệm cao nhất, vì sức khỏe và tình mạng người dân.
Ngay sau buổi là việc, các nhóm công tác phối hợp đã làm việc, lên kế hoạch hoạt động. Mỗi nhóm đều có 1 Phó Chủ tịch UBND tỉnh tham gia chỉ đạo chung./.
Từ ngày 08/7 đến 01/8/2021: Cần Thơ có 1.538 ca nhiễm COVID-19, trong đó: 743 ca trong khu cách ly, phong tỏa, chiếm 48,3%; 795 ca ngoài cộng đồng, chiếm 51,7%); đã truy vết 7.047 F1 và 5.683 F2.
Đến 16 giờ ngày 01/8/2021, số bệnh nhân đang điều trị 1.309 ca; đã điều trị khỏi 112 ca. Trong ngày 01/8/2021, đã lấy 28.628 người test nhanh; CDC đã xét nghiệm 1.452 mẫu. Lũy kế 14 ngày đã lấy 161.996 mẫu test nhanh; đã xét nghiệm 42.264 mẫu.
Thành phố có 43 khu cách ly, có khả năng thu dung 6.917 công dân, đã tiếp nhận 2.972 người. Dự kiện sẽ thành lập thêm 33 khu cách ly.
Số người đang theo dõi sức khỏe, cách ly tại nhà: 5.918 người; có 66.041 người hoàn thành theo dõi sức khỏe, cách ly tại nhà và cơ sở lưu trú.
Ngày 30/7/2021 đã bắt đầu tiêm đợt 4, đến 16 giờ ngày 01/8/2021 đã tiêm được 6.355 liều và đang tiếp tục tiêm theo kế hoạch. Lũy kết đến nay, thành phố đã tiêm 51.136 liều vaccine (chiếm khoảng 4,1 % dân số ) cho các đối tượng (trong đó có 6.695 người được tiêm đủ 02 liều). Dự kiến tổng số vaccine được Bộ Y tế phân bố đợt 4 cho thành phố là 84.290 liều, trong đó thành phố đã nhận 54.000/84.290 liều vaccine và sẽ được cấp 1.760 triệu liệu cho đến hết năm 2021.
Sáng 02/8/2021, Bí thư Thành ủy Cần Thơ Lê Quang Mạnh đã chủ trì cuộc họp triển khai công tác phối hợp với Tổ công tác của Bộ Y tế tại Cần Thơ về phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Tại buổi họp, Bí thư Thành ủy cho biết, Cần Thơ là 1 trong 6 địa phương có mức độ tăng ca bệnh cao dù số lượng bệnh nhân chưa trong top cao cả nước. Vấn đề hiện nay là nếu phương pháp phòng, chống dịch không đi đúng hướng, không sát, không hiệu quả thì Cần Thơ cũng rất có thể “vỡ trận”.
Bài học từ nhiều địa phương, cho dù có tiềm lực kinh tế mạnh nhưng nếu bị động sẽ không có sức chống đỡ trước sự nguy hiểm, phức tạp của dịch bệnh COVID-19. Sự có mặt của Tổ công tác của Bộ tại Cần Thơ là một may mắn, đó còn thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo Bộ Y tế với Cần Thơ trong bối cảnh nguy cơ lây nhiễm cao đến từng người, đã không quản ngại về với Cần Thơ để hỗ trợ thành phố.
Cán bộ của Cần Thơ đã liên tục chiến đấu trong những ngày qua, tuy vậy với sự hỗ trợ của Tổ công tác, trước mắt sẽ dành toàn bộ quỹ thời gian để tập trung, xây dựng lại từng mảng, từng lĩnh vực, hy vọng sớm đẩy lùi dịch bệnh.
TS Hoàng Minh Đức, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Tổ trưởng Tổ công tác đánh giá, Cần Thơ bắt đầu đi vào giai đoạn đầu của dịch, có ca F0 trong khu công nghiệp, nguy cơ cao lây vào cộng đồng vì vậy cần thật khẩn trương để dập dịch. Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết, Tổ công tác đã phân chia thành 4 nhóm: Phòng, chống dịch tại cộng đồng; Phòng, chống dịch tại khu công nghiệp, khu cách ly; Điều trị và Công nghệ thông tin và truyền thông. 4 nhóm này sẽ phối hợp cùng Cần Thơ triển khai các hoạt động chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế
GS.TS. Lê Thị Quỳnh Mai, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương vừa được tăng cường vào hỗ trợ Cần Thơ cho rằng: Công tác xét nghiệm phải hợp lý và phụ thuộc vào tình hình thực tế. CDC Cần Thơ hiện nay có thể đảm nhận được về năng lực và số nhân lực làm công tác xét nghiệm. Căn cứ thực tiễn mức độ lây lan của vi rút sẽ điều chỉnh lại thời gian 2 lần xét nghiệm và làm test nhanh để tăng hiệu quả phát hiện cao, với những trường hợp dương tính khi test nhanh sẽ PCR để khẳng định.
Chủ tịch UBND Thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường yêu cầu Sở Y tế, các sở ngành liên quan trao đổi để thống nhất cách làm cùng Tổ công tác. Cần Thơ quyết liệt và nhiệt tình nhưng cũng có những việc cần thay đổi cách làm để hiệu quả hơn (truy vết, xét nghiệm, điều trị,nhân lực, cách thức phối hợp) trong phòng, chống COVID-19 và làm việc với tinh thần trách nhiệm cao nhất, vì sức khỏe và tình mạng người dân.
Ngay sau buổi là việc, các nhóm công tác phối hợp đã làm việc, lên kế hoạch hoạt động. Mỗi nhóm đều có 1 Phó Chủ tịch UBND tỉnh tham gia chỉ đạo chung./.
Từ ngày 08/7 đến 01/8/2021: Cần Thơ có 1.538 ca nhiễm COVID-19, trong đó: 743 ca trong khu cách ly, phong tỏa, chiếm 48,3%; 795 ca ngoài cộng đồng, chiếm 51,7%); đã truy vết 7.047 F1 và 5.683 F2.
Đến 16 giờ ngày 01/8/2021, số bệnh nhân đang điều trị 1.309 ca; đã điều trị khỏi 112 ca. Trong ngày 01/8/2021, đã lấy 28.628 người test nhanh; CDC đã xét nghiệm 1.452 mẫu. Lũy kế 14 ngày đã lấy 161.996 mẫu test nhanh; đã xét nghiệm 42.264 mẫu.
Thành phố có 43 khu cách ly, có khả năng thu dung 6.917 công dân, đã tiếp nhận 2.972 người. Dự kiện sẽ thành lập thêm 33 khu cách ly.
Số người đang theo dõi sức khỏe, cách ly tại nhà: 5.918 người; có 66.041 người hoàn thành theo dõi sức khỏe, cách ly tại nhà và cơ sở lưu trú.
Ngày 30/7/2021 đã bắt đầu tiêm đợt 4, đến 16 giờ ngày 01/8/2021 đã tiêm được 6.355 liều và đang tiếp tục tiêm theo kế hoạch. Lũy kết đến nay, thành phố đã tiêm 51.136 liều vaccine (chiếm khoảng 4,1 % dân số ) cho các đối tượng (trong đó có 6.695 người được tiêm đủ 02 liều). Dự kiến tổng số vaccine được Bộ Y tế phân bố đợt 4 cho thành phố là 84.290 liều, trong đó thành phố đã nhận 54.000/84.290 liều vaccine và sẽ được cấp 1.760 triệu liệu cho đến hết năm 2021.