Chế độ dinh dưỡng cũng như luyện tập đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với người bệnh không chỉ trong thời gian mắc COVID-19 mà còn giúp người bệnh phục hồi lại sức khỏe tốt nhất sau khi khỏi bệnh. Vậy nên ăn uống, luyện tập thế nào để đảm bảo đúng, an toàn và nâng cao thể trạng cho người mắc COVID? BS. Đỗ Anh – Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Bạch Mai – Người đã trực tiếp tham gia điều trị cho các bệnh nhân mắc COVID-19 tại Bệnh viện dã chiến số 16, TP. Hồ Chí Minh và điều trị cho các bệnh nhân mắc COVID -19 tại Hà Nội trong thời gian qua sẽ có những tư vấn xung quanh vấn đề này.
PV: Xin bác sĩ cho biết việc tự ý bổ sung, uống các thuốc bổ tổng hợp với mục đích nâng cao thể trạng cho bệnh nhân đã khỏi bệnh Covid-19 là có nên không, thưa bác sĩ?
BS. Đỗ Anh: Chế độ dinh dưỡng cân đối và bổ sung đủ nước là chìa khóa quan trọng cho sự hồi phục của người bệnh COVID-19. Chế độ dinh dưỡng hợp lý còn có tác dụng giúp cải thiện chức năng phổi đối với bệnh nhân hậu COVID-19. Điều quan trọng nhất là chúng ta cần cung cấp đủ năng lượng, protein, vitamin và khoáng chất nhằm giúp tái tạo hệ thống cơ, miễn dịch và năng lượng cho cơ thể hoạt động.
Khi người bệnh có một chế độ ăn uống đầy đủ, cân bằng với rau củ quả, trái cây tươi, protein, hạn chế đồ chế biến sẵn, thì không cần phải uống thêm vitamin hay thuốc bổ. Còn trong trường hợp không bổ sung được đầy đủ dinh dưỡng từ thực phẩm thì nên tham khảo tư vấn của bác sĩ dinh dưỡng để bổ sung các vi chất cần thiết cho cơ thể.
Chế độ ăn uống đầy đủ, cân bằng sẽ giúp tăng cường sức khỏe, phòng tránh dịch bệnh
PV: Bác sĩ có thể gợi ý một số thực phẩm cụ thể có tác dụng tốt cho người bệnh trong thời kỳ hậu COVID-19?
BS. Đỗ Anh: Người bệnh và gia đình người bệnh có thể tham khảo một số nhóm thực phẩm sau: Thứ nhất, nhóm hoa quả tươi gồm: Quả lê, táo, bưởi,… Đó là những loại trái cây chứa nhiều vitamin, giàu chất chống oxy hóa, rất tốt cho hệ thống hô hấp, tăng cường chức năng miễn dịch. Thứ hai là các loại rau xanh như: cải ngọt, rau bina, cải xoăn, bắp cải, cà chua,… Những loại rau trên chứa rất nhiều vitamin cần thiết cũng như khoáng chất,… giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Đặc biệt tỏi và gừng là hai loại gia vị rất tốt cho quá trình thải độc tố của cơ thể cũng như có tác dụng diệt virus. Thứ ba, về đồ uống thì nên uống trà xanh, bởi nó có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ, tăng cường sức khỏe tim mạch, chống ung thư… Các món ăn giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch chống COVID-19: súp gà, khoai tây, nước dừa, yến mạch, sữa chua…
PV: Hụt hơi là một trong những vấn đề của người bệnh hậu COVID. Vậy cần làm gì để cải thiện chức năng phổi hậu COVID-19, thưa bác sĩ?
BS. Đỗ Anh: Bên cạnh việc bổ sung dinh dưỡng bằng thực phẩm và các loại vitamin, người bệnh cần có một chế độ sinh hoạt và tập luyện phù hợp để cơ thể hồi phục toàn diện. Các bài tập thở đơn giản để cải thiện lưu lượng máu đến phổi và các đường dẫn truyền trong lồng ngực, giúp tăng cường chức năng phổi.
Chúng ta nên thực hiện các bài tập như đi bộ nhanh, thể dục nhịp điệu, đạp xe, chống đẩy, squat,… với cường độ vừa phải và tăng dần. Điều này giúp tăng nhịp tim và thúc đẩy lưu lượng máu, có thể giúp phổi phục hồi nhanh hơn.
Nếu người mới khỏi COVID-19 chủ quan, vẫn giữ nguyên cường độ tập như trước khi mắc bệnh sẽ khiến cơ thể không có thời gian phục hồi tổn thương (tổn thương cơ/rối loạn chuyển hóa/dinh dưỡng). Ngoài ra việc vội vàng luyện tập trở lại và luyện tập không đúng phương pháp sẽ dẫn tới kéo dài thời gian hồi phục, thậm chí là tái phát bệnh và có thêm tổn thương (extra layer of complexity) như: hụt hơi, đau ngực, giảm khả năng vận động, co cứng cơ, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt và các vấn đề về tim mạch cũng như hô hấp khác.
Khi luyện tập cần lắng nghe cơ thể của bạn
PV: Vậy người bệnh nên tập luyện vào thời điểm nào và nên tập như thế nào là đúng, thưa bác sĩ?
BS. Đỗ Anh: Thời điểm tập luyện tối ưu và an toàn được khuyến cáo là sau 7-10 ngày hết triệu chứng COVID-19. Người bệnh KHÔNG nên tập luyện lại khi vẫn còn triệu chứng COVID mà nên đợi sau khi hết triệu chứng ít nhất 7-10 ngày. Khi tập trở lại nên tập chậm và tăng dần cường độ. Đặc biệt những người có vấn đề về tim mạch, hô hấp, sốt, ho, khó thở hay đau ngực kéo dài thì càng cần phải lưu tâm. Hãy lắng nghe cơ thể của bạn là lời khuyên luôn đúng trong mọi tình huống bởi sự hồi phục và thích ứng tùy thuộc vào cơ thể của mỗi người.
Với những người thích tập fitness cường độ cao, nên trao đổi với bác sỹ/ huấn luyện viên. Lộ trình được khuyến cáo là 4 tuần tập luyện để trở về trạng thái tập bình thường.
PV: Stress, mất ngủ vì hậu COVID-19 là một trong những di chứng mà khá nhiều người mắc phải. Người bệnh cần làm gì để có thể cải thiện tình trạng này?
BS. Đỗ Anh: Một số trường hợp sau khi khỏi bệnh chỉ đạt được 50% năng suất và sức lực so với trước. Điều đó khiến họ stress và mất ngủ. Đừng quá lo lắng khi cơ thể bạn không hồi phục lại ngay khi khỏi bệnh. Ngay cả F0 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, tự khỏi, sau 7 ngày thì chỉ nên tập luyện lại 50% khả năng cũng như cường đồ so với lúc khỏe…
Để cải thiện sức khỏe dần dần, người bệnh nên có một chế độ nghỉ ngơi hợp lý và ngủ đủ giấc. Điều này sẽ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch chống lại bệnh COVID. Bên cạnh đó, nên tập Yoga. Thực tế đã chứng minh rằng tập luyện Yoga và thiền giúp cải thiện sức khỏe phổi, hồi phục cơ thể sau nhiễm COVID-19.
Người bệnh cũng không nên hút thuốc, hạn chế tiếp xúc với khói bụi ô nhiễm, hóa chất độc hại để tránh làm tăng nguy cơ nhiễm trùng phổi và phát triển các bệnh về hô hấp khác. Đồng thời nghiêm túc thực hiện 5K để tránh tái nhiễm biến chủng khác của COVID-19.
PV: Xin cảm ơn bác sĩ!
Nguồn: Bệnh viện Bạch Mai
Chế độ dinh dưỡng cũng như luyện tập đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với người bệnh không chỉ trong thời gian mắc COVID-19 mà còn giúp người bệnh phục hồi lại sức khỏe tốt nhất sau khi khỏi bệnh. Vậy nên ăn uống, luyện tập thế nào để đảm bảo đúng, an toàn và nâng cao thể trạng cho người mắc COVID? BS. Đỗ Anh – Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Bạch Mai – Người đã trực tiếp tham gia điều trị cho các bệnh nhân mắc COVID-19 tại Bệnh viện dã chiến số 16, TP. Hồ Chí Minh và điều trị cho các bệnh nhân mắc COVID -19 tại Hà Nội trong thời gian qua sẽ có những tư vấn xung quanh vấn đề này.
PV: Xin bác sĩ cho biết việc tự ý bổ sung, uống các thuốc bổ tổng hợp với mục đích nâng cao thể trạng cho bệnh nhân đã khỏi bệnh Covid-19 là có nên không, thưa bác sĩ?
BS. Đỗ Anh: Chế độ dinh dưỡng cân đối và bổ sung đủ nước là chìa khóa quan trọng cho sự hồi phục của người bệnh COVID-19. Chế độ dinh dưỡng hợp lý còn có tác dụng giúp cải thiện chức năng phổi đối với bệnh nhân hậu COVID-19. Điều quan trọng nhất là chúng ta cần cung cấp đủ năng lượng, protein, vitamin và khoáng chất nhằm giúp tái tạo hệ thống cơ, miễn dịch và năng lượng cho cơ thể hoạt động.
Khi người bệnh có một chế độ ăn uống đầy đủ, cân bằng với rau củ quả, trái cây tươi, protein, hạn chế đồ chế biến sẵn, thì không cần phải uống thêm vitamin hay thuốc bổ. Còn trong trường hợp không bổ sung được đầy đủ dinh dưỡng từ thực phẩm thì nên tham khảo tư vấn của bác sĩ dinh dưỡng để bổ sung các vi chất cần thiết cho cơ thể.
Chế độ ăn uống đầy đủ, cân bằng sẽ giúp tăng cường sức khỏe, phòng tránh dịch bệnh
PV: Bác sĩ có thể gợi ý một số thực phẩm cụ thể có tác dụng tốt cho người bệnh trong thời kỳ hậu COVID-19?
BS. Đỗ Anh: Người bệnh và gia đình người bệnh có thể tham khảo một số nhóm thực phẩm sau: Thứ nhất, nhóm hoa quả tươi gồm: Quả lê, táo, bưởi,… Đó là những loại trái cây chứa nhiều vitamin, giàu chất chống oxy hóa, rất tốt cho hệ thống hô hấp, tăng cường chức năng miễn dịch. Thứ hai là các loại rau xanh như: cải ngọt, rau bina, cải xoăn, bắp cải, cà chua,… Những loại rau trên chứa rất nhiều vitamin cần thiết cũng như khoáng chất,… giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Đặc biệt tỏi và gừng là hai loại gia vị rất tốt cho quá trình thải độc tố của cơ thể cũng như có tác dụng diệt virus. Thứ ba, về đồ uống thì nên uống trà xanh, bởi nó có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ, tăng cường sức khỏe tim mạch, chống ung thư… Các món ăn giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch chống COVID-19: súp gà, khoai tây, nước dừa, yến mạch, sữa chua…
PV: Hụt hơi là một trong những vấn đề của người bệnh hậu COVID. Vậy cần làm gì để cải thiện chức năng phổi hậu COVID-19, thưa bác sĩ?
BS. Đỗ Anh: Bên cạnh việc bổ sung dinh dưỡng bằng thực phẩm và các loại vitamin, người bệnh cần có một chế độ sinh hoạt và tập luyện phù hợp để cơ thể hồi phục toàn diện. Các bài tập thở đơn giản để cải thiện lưu lượng máu đến phổi và các đường dẫn truyền trong lồng ngực, giúp tăng cường chức năng phổi.
Chúng ta nên thực hiện các bài tập như đi bộ nhanh, thể dục nhịp điệu, đạp xe, chống đẩy, squat,… với cường độ vừa phải và tăng dần. Điều này giúp tăng nhịp tim và thúc đẩy lưu lượng máu, có thể giúp phổi phục hồi nhanh hơn.
Nếu người mới khỏi COVID-19 chủ quan, vẫn giữ nguyên cường độ tập như trước khi mắc bệnh sẽ khiến cơ thể không có thời gian phục hồi tổn thương (tổn thương cơ/rối loạn chuyển hóa/dinh dưỡng). Ngoài ra việc vội vàng luyện tập trở lại và luyện tập không đúng phương pháp sẽ dẫn tới kéo dài thời gian hồi phục, thậm chí là tái phát bệnh và có thêm tổn thương (extra layer of complexity) như: hụt hơi, đau ngực, giảm khả năng vận động, co cứng cơ, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt và các vấn đề về tim mạch cũng như hô hấp khác.
Khi luyện tập cần lắng nghe cơ thể của bạn
PV: Vậy người bệnh nên tập luyện vào thời điểm nào và nên tập như thế nào là đúng, thưa bác sĩ?
BS. Đỗ Anh: Thời điểm tập luyện tối ưu và an toàn được khuyến cáo là sau 7-10 ngày hết triệu chứng COVID-19. Người bệnh KHÔNG nên tập luyện lại khi vẫn còn triệu chứng COVID mà nên đợi sau khi hết triệu chứng ít nhất 7-10 ngày. Khi tập trở lại nên tập chậm và tăng dần cường độ. Đặc biệt những người có vấn đề về tim mạch, hô hấp, sốt, ho, khó thở hay đau ngực kéo dài thì càng cần phải lưu tâm. Hãy lắng nghe cơ thể của bạn là lời khuyên luôn đúng trong mọi tình huống bởi sự hồi phục và thích ứng tùy thuộc vào cơ thể của mỗi người.
Với những người thích tập fitness cường độ cao, nên trao đổi với bác sỹ/ huấn luyện viên. Lộ trình được khuyến cáo là 4 tuần tập luyện để trở về trạng thái tập bình thường.
PV: Stress, mất ngủ vì hậu COVID-19 là một trong những di chứng mà khá nhiều người mắc phải. Người bệnh cần làm gì để có thể cải thiện tình trạng này?
BS. Đỗ Anh: Một số trường hợp sau khi khỏi bệnh chỉ đạt được 50% năng suất và sức lực so với trước. Điều đó khiến họ stress và mất ngủ. Đừng quá lo lắng khi cơ thể bạn không hồi phục lại ngay khi khỏi bệnh. Ngay cả F0 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, tự khỏi, sau 7 ngày thì chỉ nên tập luyện lại 50% khả năng cũng như cường đồ so với lúc khỏe…
Để cải thiện sức khỏe dần dần, người bệnh nên có một chế độ nghỉ ngơi hợp lý và ngủ đủ giấc. Điều này sẽ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch chống lại bệnh COVID. Bên cạnh đó, nên tập Yoga. Thực tế đã chứng minh rằng tập luyện Yoga và thiền giúp cải thiện sức khỏe phổi, hồi phục cơ thể sau nhiễm COVID-19.
Người bệnh cũng không nên hút thuốc, hạn chế tiếp xúc với khói bụi ô nhiễm, hóa chất độc hại để tránh làm tăng nguy cơ nhiễm trùng phổi và phát triển các bệnh về hô hấp khác. Đồng thời nghiêm túc thực hiện 5K để tránh tái nhiễm biến chủng khác của COVID-19.
PV: Xin cảm ơn bác sĩ!
Nguồn: Bệnh viện Bạch Mai