Chiều 2.6, trong cái nắng gay gắt của mùa hè chúng tôi gặp những chiến binh áo trắng trong buổi gặp mặt và chia tay thành viên đoàn sang Bắc Giang làm nhiệm vụ do Sở Y tế tổ chức. Bác sĩ Vũ Văn Lý, Khoa Hồi sức tích cực- Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh tổ trưởng của nhóm cùng các thành viên trong đoàn đều sẵn sàng và chuẩn bị tinh thần vững vàng khi bước vào chiến tuyến chia lửa ở nơi khó khăn và hiểm nguy nhất tại tỉnh Bắc Giang. Nơi đến của các anh là khu điều trị chăm sóc bệnh nhân Covid -19 nặng phải hồi sức tích cực. Ngày 5.6, Trung tâm Hồi sức tích cực (Trung tâm ICU) đặt tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh Bắc Giang đã chính thức vận hành, điều trị cho bệnh nhân nặng mắc Covid-19. ICU có sức chứa 101 giường bệnh với những trang thiết bị hồi sức hiện đại nhất.
Một thành viên trong đoàn y tế của Hải Dương được cử đi hỗ trợ điều trị tại Trung tâm ICU cho biết đoàn Hải Dương là một trong những đơn vị được Bộ Y tế phân công nhiệm vụ làm việc vào ngày đầu tiên khi Trung tâm ICU chính thức hoạt động. Các thành viên của đoàn Hải Dương được bố trí ở vị trí quan trọng, trực tiếp chăm sóc những ca bệnh nặng có dấu hiệu tổn thương phổi. 5 thành viên trong đoàn được chia ở cùng các nhóm với thành viên đến từ các tỉnh, thành phố khác như Thừa Thiên – Huế, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc. Hàng ngày xe chuyên dụng đón lực lượng y tế tuyến đầu tại một khách sạn cách bệnh viện gần 3KM vào ca. Các anh được trang bị phòng hộ đặc biệt và bước vào bệnh viện điều trị bệnh nhân trong quy trình một chiều khép kín từ khi vào ICU cho đến khi khử khuẩn trở về khách sạn.
Nhân viên Y tế cắt tóc để thực hiện nhiệm vụ thuận lợi
Cử nhân điều dưỡng Nguyễn Thái Học, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương đã gắn bó với công tác chăm sóc người bệnh 16 năm. Điều dưỡng Học cũng là người có kinh nghiệm và thâm niên trong công tác điều dưỡng hồi sức cấp cứu. Bản thân anh cũng từng trải qua và đi tăng cường hoạt động phòng chống dịch bệnh nguy hiểm. Năm 2007, dịch bệnh tả ở Quốc Tuấn (Nam Sách) bùng phát mạnh với nhiều ca mắc trong đó có những ca biến chứng nặng bị hoại tử ruột phải cắt bỏ và cấp cứu lọc máu. Tuy nhiên với vụ dịch Covid-19 này điều dưỡng Học và đồng đội cảm thấy rất tự tin khi được đi chống dịch cho tỉnh bạn. Tại ICU đặt tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh Bắc Giang anh và đồng đội không hề nao núng khi phải đối mặt với thứ virus nguy hiểm chết người, dễ lây nhiễm trong khu điều trị bệnh nhân. Điều dưỡng Học chia sẻ: “Nói chung công việc thì bọn em làm tốt vì mình làm chủ được chuyên môn kỹ thuật. Tuy nhiên cái sợ nhất là phải phòng hộ bản thân không bị nhiễm vì bệnh nhân tại ICU tất cả đều tổn thương phổi, khi đó môi trường xung quang lượng virus rất nhiều. Nếu như mình không cẩn thận là bị phơi nhiễm ngay. Thời gian làm việc dài và khó khăn nhất luôn phải mặc bộ quần áo bảo hộ kín mít trong khi đó thời tiết nóng nên ai làm xong cũng ướt như tắm. Mất nước điện giải sức khỏe mệt nhanh, khẩu trang phải kín tuyệt đối nên khó thở và nịt vào mặt rất khó chịu”.
Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thế Chung, Trung tâm Y tế huyện Tứ Kỳ thành viên của đoàn công tác tăng cường chi viện Bắc Giang xung phong vào tuyến đầu phòng chống dịch. Hai con trai anh Chung còn nhỏ ở nhà đã có vợ và ông bà giúp đỡ. Một tháng ròng rã chăm sóc, điều trị cho người bệnh Covid-19 anh Chung và đồng đội tuy vất vả, hiểm nguy nhưng cũng có những ấn tượng và kỷ niệm sâu sắc tại khu điều trị đặc biệt. Theo bác sĩ Chung ấn tượng về những ngày làm ở Bắc Giang là trực tiếp điều trị cho nhiều bệnh nhân người già và trẻ em. Những bệnh nhân nhi 7-8 tuổi tuổi nhỏ chưa tự chăm sóc được bản thân và chưa hiểu được hướng dẫn của nhân viên y tế. Bác sĩ Chung, điều dưỡng Học và những cán bộ y tế vừa là thầy thuốc đồng thời là bảo mẫu thương và lo cho các cháu. Khi đó các anh lại đề nghị người thân hoặc người cùng địa phương xếp vào cùng phòng để hỗ trợ thêm cho các bé. Rất may trong số các bệnh nhân nhi không có cháu nào diễn biến nặng, một số ít cháu chỉ thở oxy. Đối với những bệnh nhân cao tuổi thường bị sa sút trí tuệ nên chăm sóc bản thân kém, cán bộ y tế vừa làm công việc chuyên môn kiêm làm vệ sinh, ăn uống chăm sóc người bệnh nên rất vất vả. Niềm vui tại khu điều trị rất nhiều khi bệnh nhân được điều trị khỏi song với mỗi cán bộ y tế đoàn tăng cường cũng không ít lần bùi ngùi, khóc khi những ca bệnh nặng ra đi khi không có người thân ngoài cán bộ y tế ở bên cạnh…
NVYT Hải Dương hỗ trợ điều trị tại Trung tâm ICU tỉnh Bắc Giang
Trong tâm dịch những cán bộ y tế tuy xa nhà, xa người thân nhưng cũng hạnh phúc và ấm áp khi các đồng chí lãnh đạo tỉnh, Sở Y tế và người dân trân trọng và đáp ứng gần như đầy đủ về vật chất. Đại diện ngành Y tế thường xuyên điện hỏi thăm anh em và cũng mang đồ viện trợ sang tận nơi. Chăm lo, quan tâm và động viên gia đình cán bộ tăng cường nên các thành viên của đoàn đều yên tâm công tác. Không phụ công sự tin tưởng của ngành y tế cũng như sự mến yêu từ người dân cũng như sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh Bắc Giang, đoàn cán bộ y tế Hải Dương được ghi nhận và đánh giá cao. Tính chuyên nghiệp từ thành viên của đoàn và các thành viên đoàn tăng cường khác thành một khối thống nhất, tinh thần quyết tâm cao nên tỉ lệ bệnh nhân điều trị khỏi rất cao, tỉ lệ tử vong rất thấp là chỉ có 7 trên tổng số gần 7000 ca nhiễm Covid-19. Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang ghi nhận khi các kỹ thuật hàng đầu về hồi sức ở Việt Nam lọc máu, thở máy và ECMO sẽ được áp dụng sau này tại tỉnh.
Ngày 1.7. Các thành viên đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được UBND tỉnh Bắc Giang tặng bằng khen. Hiện thành viên đoàn đã về Hải Dương đang tiếp tục được cách ly 21 ngày trước khi trở về đoàn tụ cùng gia đình.
Đại diện UBND tỉnh Bắc Giang trao tặng Bằng khen cho CBNVYT Hải Dương tham gia chống dịch
Cuộc chiến chống dịch Covid-19 còn trường kỳ, gian nan và đầy hiểm nguy nên những chiến sĩ áo trắng đã tô đẹp thêm phẩm chất của người thầy thuốc không chùn bước trước hiểm nguy và kẻ thù giết người thầm lặng. Các cán bộ y tế chỉ tạm thời ngưng nghỉ khi dịch bệnh ổn định. Trong cuộc chiến với kẻ thù trước kia ở thời chiến đoàn binh không mọc tóc trong tác phẩm Tây Tiến của nhà văn Quang Dũng tưởng chừng sẽ không xảy ra ở thời bình. Tuy nhiên, những cán bộ y tế trong cuộc chiến chống Covid-19 họ cũng phải cắt tóc cạo nhẵn đầu để lao vào cuộc chiến giành giật sự sống cho người bệnh trước lưỡi hái tử thần của con virus Corona./.
Chiều 2.6, trong cái nắng gay gắt của mùa hè chúng tôi gặp những chiến binh áo trắng trong buổi gặp mặt và chia tay thành viên đoàn sang Bắc Giang làm nhiệm vụ do Sở Y tế tổ chức. Bác sĩ Vũ Văn Lý, Khoa Hồi sức tích cực- Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh tổ trưởng của nhóm cùng các thành viên trong đoàn đều sẵn sàng và chuẩn bị tinh thần vững vàng khi bước vào chiến tuyến chia lửa ở nơi khó khăn và hiểm nguy nhất tại tỉnh Bắc Giang. Nơi đến của các anh là khu điều trị chăm sóc bệnh nhân Covid -19 nặng phải hồi sức tích cực. Ngày 5.6, Trung tâm Hồi sức tích cực (Trung tâm ICU) đặt tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh Bắc Giang đã chính thức vận hành, điều trị cho bệnh nhân nặng mắc Covid-19. ICU có sức chứa 101 giường bệnh với những trang thiết bị hồi sức hiện đại nhất.
Một thành viên trong đoàn y tế của Hải Dương được cử đi hỗ trợ điều trị tại Trung tâm ICU cho biết đoàn Hải Dương là một trong những đơn vị được Bộ Y tế phân công nhiệm vụ làm việc vào ngày đầu tiên khi Trung tâm ICU chính thức hoạt động. Các thành viên của đoàn Hải Dương được bố trí ở vị trí quan trọng, trực tiếp chăm sóc những ca bệnh nặng có dấu hiệu tổn thương phổi. 5 thành viên trong đoàn được chia ở cùng các nhóm với thành viên đến từ các tỉnh, thành phố khác như Thừa Thiên – Huế, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc. Hàng ngày xe chuyên dụng đón lực lượng y tế tuyến đầu tại một khách sạn cách bệnh viện gần 3KM vào ca. Các anh được trang bị phòng hộ đặc biệt và bước vào bệnh viện điều trị bệnh nhân trong quy trình một chiều khép kín từ khi vào ICU cho đến khi khử khuẩn trở về khách sạn.
Nhân viên Y tế cắt tóc để thực hiện nhiệm vụ thuận lợi
Cử nhân điều dưỡng Nguyễn Thái Học, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương đã gắn bó với công tác chăm sóc người bệnh 16 năm. Điều dưỡng Học cũng là người có kinh nghiệm và thâm niên trong công tác điều dưỡng hồi sức cấp cứu. Bản thân anh cũng từng trải qua và đi tăng cường hoạt động phòng chống dịch bệnh nguy hiểm. Năm 2007, dịch bệnh tả ở Quốc Tuấn (Nam Sách) bùng phát mạnh với nhiều ca mắc trong đó có những ca biến chứng nặng bị hoại tử ruột phải cắt bỏ và cấp cứu lọc máu. Tuy nhiên với vụ dịch Covid-19 này điều dưỡng Học và đồng đội cảm thấy rất tự tin khi được đi chống dịch cho tỉnh bạn. Tại ICU đặt tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh Bắc Giang anh và đồng đội không hề nao núng khi phải đối mặt với thứ virus nguy hiểm chết người, dễ lây nhiễm trong khu điều trị bệnh nhân. Điều dưỡng Học chia sẻ: “Nói chung công việc thì bọn em làm tốt vì mình làm chủ được chuyên môn kỹ thuật. Tuy nhiên cái sợ nhất là phải phòng hộ bản thân không bị nhiễm vì bệnh nhân tại ICU tất cả đều tổn thương phổi, khi đó môi trường xung quang lượng virus rất nhiều. Nếu như mình không cẩn thận là bị phơi nhiễm ngay. Thời gian làm việc dài và khó khăn nhất luôn phải mặc bộ quần áo bảo hộ kín mít trong khi đó thời tiết nóng nên ai làm xong cũng ướt như tắm. Mất nước điện giải sức khỏe mệt nhanh, khẩu trang phải kín tuyệt đối nên khó thở và nịt vào mặt rất khó chịu”.
Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thế Chung, Trung tâm Y tế huyện Tứ Kỳ thành viên của đoàn công tác tăng cường chi viện Bắc Giang xung phong vào tuyến đầu phòng chống dịch. Hai con trai anh Chung còn nhỏ ở nhà đã có vợ và ông bà giúp đỡ. Một tháng ròng rã chăm sóc, điều trị cho người bệnh Covid-19 anh Chung và đồng đội tuy vất vả, hiểm nguy nhưng cũng có những ấn tượng và kỷ niệm sâu sắc tại khu điều trị đặc biệt. Theo bác sĩ Chung ấn tượng về những ngày làm ở Bắc Giang là trực tiếp điều trị cho nhiều bệnh nhân người già và trẻ em. Những bệnh nhân nhi 7-8 tuổi tuổi nhỏ chưa tự chăm sóc được bản thân và chưa hiểu được hướng dẫn của nhân viên y tế. Bác sĩ Chung, điều dưỡng Học và những cán bộ y tế vừa là thầy thuốc đồng thời là bảo mẫu thương và lo cho các cháu. Khi đó các anh lại đề nghị người thân hoặc người cùng địa phương xếp vào cùng phòng để hỗ trợ thêm cho các bé. Rất may trong số các bệnh nhân nhi không có cháu nào diễn biến nặng, một số ít cháu chỉ thở oxy. Đối với những bệnh nhân cao tuổi thường bị sa sút trí tuệ nên chăm sóc bản thân kém, cán bộ y tế vừa làm công việc chuyên môn kiêm làm vệ sinh, ăn uống chăm sóc người bệnh nên rất vất vả. Niềm vui tại khu điều trị rất nhiều khi bệnh nhân được điều trị khỏi song với mỗi cán bộ y tế đoàn tăng cường cũng không ít lần bùi ngùi, khóc khi những ca bệnh nặng ra đi khi không có người thân ngoài cán bộ y tế ở bên cạnh…
NVYT Hải Dương hỗ trợ điều trị tại Trung tâm ICU tỉnh Bắc Giang
Trong tâm dịch những cán bộ y tế tuy xa nhà, xa người thân nhưng cũng hạnh phúc và ấm áp khi các đồng chí lãnh đạo tỉnh, Sở Y tế và người dân trân trọng và đáp ứng gần như đầy đủ về vật chất. Đại diện ngành Y tế thường xuyên điện hỏi thăm anh em và cũng mang đồ viện trợ sang tận nơi. Chăm lo, quan tâm và động viên gia đình cán bộ tăng cường nên các thành viên của đoàn đều yên tâm công tác. Không phụ công sự tin tưởng của ngành y tế cũng như sự mến yêu từ người dân cũng như sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh Bắc Giang, đoàn cán bộ y tế Hải Dương được ghi nhận và đánh giá cao. Tính chuyên nghiệp từ thành viên của đoàn và các thành viên đoàn tăng cường khác thành một khối thống nhất, tinh thần quyết tâm cao nên tỉ lệ bệnh nhân điều trị khỏi rất cao, tỉ lệ tử vong rất thấp là chỉ có 7 trên tổng số gần 7000 ca nhiễm Covid-19. Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang ghi nhận khi các kỹ thuật hàng đầu về hồi sức ở Việt Nam lọc máu, thở máy và ECMO sẽ được áp dụng sau này tại tỉnh.
Ngày 1.7. Các thành viên đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được UBND tỉnh Bắc Giang tặng bằng khen. Hiện thành viên đoàn đã về Hải Dương đang tiếp tục được cách ly 21 ngày trước khi trở về đoàn tụ cùng gia đình.
Đại diện UBND tỉnh Bắc Giang trao tặng Bằng khen cho CBNVYT Hải Dương tham gia chống dịch
Cuộc chiến chống dịch Covid-19 còn trường kỳ, gian nan và đầy hiểm nguy nên những chiến sĩ áo trắng đã tô đẹp thêm phẩm chất của người thầy thuốc không chùn bước trước hiểm nguy và kẻ thù giết người thầm lặng. Các cán bộ y tế chỉ tạm thời ngưng nghỉ khi dịch bệnh ổn định. Trong cuộc chiến với kẻ thù trước kia ở thời chiến đoàn binh không mọc tóc trong tác phẩm Tây Tiến của nhà văn Quang Dũng tưởng chừng sẽ không xảy ra ở thời bình. Tuy nhiên, những cán bộ y tế trong cuộc chiến chống Covid-19 họ cũng phải cắt tóc cạo nhẵn đầu để lao vào cuộc chiến giành giật sự sống cho người bệnh trước lưỡi hái tử thần của con virus Corona./.