HARDI
  • vi Tiếng Việt
  • en English
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin tức
  • Đào tạo
  • Đọc Mỗi Ngày
  • Tài nguyên
  • Liên hệ
No Result
View All Result
SUBSCRIBE
HARDI
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin tức
  • Đào tạo
  • Đọc Mỗi Ngày
  • Tài nguyên
  • Liên hệ
No Result
View All Result
HARDI
No Result
View All Result
Home Tin tức

Cho trẻ uống kẽm và sắt cùng một lúc có được không? – Chuyên gia dinh dưỡng nói gì?

Admin by Admin
in Tin tức
0
Cho trẻ uống kẽm và sắt cùng một lúc có được không? – Chuyên gia dinh dưỡng nói gì?
74
SHARES
1.2k
VIEWS
Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter

Sắt và kẽm là 2 vi chất vô cùng quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên hiện trẻ thiếu 2 vi chất rất cao và thường thiếu cùng nhau. Vậy có nên cho trẻ uống kẽm và sắt cùng lúc? Cùng lắng nghe giải đáp của chuyên gia dinh dưỡng về vấn đề này.

Tại sao trẻ thiếu kẽm thường đi đôi với thiếu sắt?

Theo Ths.Bs Lê Thị Hải-  Nguyên GĐ Trung tâm khám tư vấn dinh dưỡng trẻ – Viện Dinh dưỡng Quốc gia – Chủ tịch Chi hội Dinh dưỡng Nhi khoa Việt Nam: Theo điều tra của Viện Dinh dưỡng Quốc gia trước đây, có 60% trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi đang thiếu kẽm, cứ 3 trẻ có 1 trẻ thiếu sắt, đặc biệt trẻ thiếu kẽm thường đi đôi với thiếu sắt.

Tại sao lại như vậy? Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, kẽm làm tăng sự hấp thu sắt thông qua việc kích hoạt các chất vận chuyển sắt kim loại hóa trị 2 (DTM1) và ferroportin (FPN1).

Có một điều thú vị là kẽm điều chỉnh sự trao đổi sắt thông qua việc điều chỉnh mức DMT1 và FPN1. Ngoài ra, kẽm đóng vai trò là chất xúc tác trong quá trình chuyển hóa sắt tham gia vào quá trình tổng hợp, cấu tạo nên hồng cầu.

Cho trẻ uống kẽm và sắt cùng một lúc có được không? – Chuyên gia dinh dưỡng nói gì? - Ảnh 1.

Sau 6 tháng, tỷ lệ thiếu kẽm và sắt ở trẻ tăng cao và thường thiếu cùng nhau.

Ths.Bs Hải cho biết thêm: Không phải cứ cho trẻ thức ăn giàu sắt và kẽm là hấp thu 100%. Tỷ lệ hấp thu sắt từ thức ăn khá thấp chỉ từ 5-15%, kẽm từ 10-30%, và các vi chất dinh dưỡng như kẽm –sắt chủ yếu có trong đạm động vật như trứng, thịt bò, ghẹ, hàu… Trong khi trẻ bắt đầu ăn dặm thường tập với với tinh bột trước và các chất đạm tập dần sau với lượng nhỏ. Ngoài chế độ ăn không cung cấp đủ sắt kẽm do hấp thu thấp, trẻ còn dễ bị nhiễm giun sán, rối loạn tiêu hóa thường xuyên cũng là nguyên nhân không nhỏ gây giảm hấp thu sắt, kẽm.

Chính vì vậy, sau 6 tháng, tỷ lệ thiếu kẽm và sắt ở trẻ tăng cao và thường thiếu cùng nhau.

Theo Ths.Bs Hải, để đảm bảo đủ sắt, kẽm cho trẻ, cha mẹ nên chủ động bổ sung dự phòng nhu cầu hàng ngày cho bé dưới dạng vi chất uống để tránh việc thiếu hụt sắt kẽm kéo dài ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của trẻ.

Bổ sung đồng thời sắt và kẽm có gây cạnh tranh hấp thu không?

Nhiều cha mẹ băn khoăn về việc bổ sung cùng lúc cả sắt và kẽm có gây ảnh hưởng gì cho trẻ không. Thạc sĩ Hải cho biết: việc bổ sung kẽm và sắt đồng thời không có sự cạnh tranh hấp thu hay “đánh nhau” giữa hai vi chất này như nhiều cha mẹ nghĩ. Ngược lại, sắt và kẽm còn hỗ trợ hấp thu qua lại lẫn nhau bởi kẽm và sắt thường thiếu cùng nhau do chúng mối tương quan hỗ trợ trong việc hấp thu.

Mặc dù kẽm và sắt cùng là các kim loại ion hóa 2 nhưng không vận chuyển qua cùng kênh DMT1 như sắt, canxi. Kẽm hấp thu qua một thụ thể khác là ZIP4 và khi vào lòng tế bào có vai trò làm tăng hấp thu sắt thông qua việc tăng protein thụ thể DMT1 và mRNA. Không chỉ thế, sắt được hấp thu chủ yếu ở đầu tá tràng, còn kẽm hấp thu ở ruột non. Đặc biệt, khi tỷ lệ sắt và kẽm tương đương dưới 2:1 nhất là khi tỷ lệ 1:1 sẽ không có sự ức chế nào đối với sự hấp thu của 2 vi chất này.

Đồng quan điểm Ths.Bs Hải, PGS.TS.BS Nguyễn Tiến Dũng – Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Khi bổ sung sắt và kẽm, việc cân bằng hàm lượng của hai yếu tố này cực kỳ quan trọng. Nên bổ sung cùng lúc cả sắt và kẽm với tỷ lệ tương đương nhau để cơ thể trẻ hấp thu được tốt nhất.

Cho trẻ uống kẽm và sắt cùng một lúc có được không? – Chuyên gia dinh dưỡng nói gì? - Ảnh 2.

Cơ chế hấp thu kẽm và sắt tại niêm mạc ruột

Bổ sung kẽm sắt đầy đủ cho nhu cầu hàng ngày mang lại nhiều lợi ích cho trẻ

Mặc dù “tồn tại” trong cơ thể với hàm lượng nhỏ nhưng sắt, kẽm đóng vai trò vô cùng quan trọng với sức khỏe, và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ.

Nói về tầm quan trọng của sắt, Ths. Bs Lê Thị Hải cho hay, sắt là nguyên tố cấu tạo nên hồng cầu mang oxy tới các cơ quan. Khi trẻ bị thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu, cơ thể mệt mỏi, xanh xao, ăn không ngon miệng, chậm tăng cân, miễn dịch suy giảm, dễ mắc bệnh, hay cáu kỉnh, khả năng tập trung chú ý kém.

Kẽm tham gia vào thành phần 300 loại enzyme của các phản ứng trong cơ thể cũng như quá trình tiêu hóa thức ăn trong cơ thể. Kẽm vừa là thành phần cũng vừa là xúc tác tăng cường sản xuất ra các yếu tố miễn dịch. Đồng thời kẽm cũng tham gia vào tăng sinh các hóc môn tăng trưởng giúp dài xương. Trẻ thiếu kẽm dẫn tới nhẹ cân, suy dinh dưỡng, thấp còi và nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng, các bệnh do virus tăng cao hơn.

“Quan trọng như vậy nhưng cha mẹ rất khó nhận biết được tình trạng thiếu kẽm và thiếu sắt của ở trẻ mà chỉ nhận biết được khi đã xảy ra hậu quả của thiếu kẽm và thiếu sắt gây ra cho trẻ. Muốn trẻ không bị thiếu 2 vi chất này, cần thường xuyên cung cấp sắt và kẽm trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày cho trẻ” – Ths.BS Lê Thị Hải lưu ý.

Theo Ths.Bs Lê Thị Hải , nước ta đã có chương trình phòng chống thiếu máu, thiếu sắt do Viện Dinh dưỡng Quốc gia chủ trì và triển khai từ những năm 80 nhưng tới hiện tại, tuy nhiên tỷ lệ thiếu sắt vẫn đang ở mức cao. Hiện chưa có chương trình nào về phòng chống thiếu kẽm. Chính vì vậy, tỷ lệ thiếu sắt và kẽm ở trẻ em Việt Nam nhất là trẻ dưới 5 tuổi vẫn đang tồn tại ở mức cao.

Theo Ths.Bs Lê Thị Hải các chuyên gia dinh dưỡng nhận thấy thời điểm tới đây, trong chiến lược truyền thông dinh dưỡng, cần tăng cường truyền thông về việc bổ sung đầy đủ các vi chất dinh dưỡng đặc biệt là sắt và kẽm bởi hai vi chất này đóng vai trò vô cùng quan trọng với sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ.

“Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, các bệnh viện nhi trên toàn quốc luôn trong tình trạng quá tải, việc bổ sung đầy đủ vi chất dinh dưỡng hằng ngày đặc biệt là sắt và kẽm giúp hỗ trợ tăng cường miễn dịch cho trẻ là giải pháp để hạn chế mắc và giảm nhẹ triệu chứng khi trẻ mắc bệnh là yếu tố then chốt”- Ths.Bs Lê Thị Hải nhấn mạnh./.

Nguồn: Suckhoedoisong.vn

 

Bạn cũng có thể thích

Hưởng ứng Ngày An toàn người bệnh Thế giới năm 2024 với thông điệp “CHẨN ĐOÁN CHÍNH XÁC-ĐIỀU TRỊ AN TOÀN”

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca

Sự cống hiến – năng lực và lòng nhân ái của người điều dưỡng

Sắt và kẽm là 2 vi chất vô cùng quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên hiện trẻ thiếu 2 vi chất rất cao và thường thiếu cùng nhau. Vậy có nên cho trẻ uống kẽm và sắt cùng lúc? Cùng lắng nghe giải đáp của chuyên gia dinh dưỡng về vấn đề này.

Tại sao trẻ thiếu kẽm thường đi đôi với thiếu sắt?

Theo Ths.Bs Lê Thị Hải-  Nguyên GĐ Trung tâm khám tư vấn dinh dưỡng trẻ – Viện Dinh dưỡng Quốc gia – Chủ tịch Chi hội Dinh dưỡng Nhi khoa Việt Nam: Theo điều tra của Viện Dinh dưỡng Quốc gia trước đây, có 60% trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi đang thiếu kẽm, cứ 3 trẻ có 1 trẻ thiếu sắt, đặc biệt trẻ thiếu kẽm thường đi đôi với thiếu sắt.

Tại sao lại như vậy? Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, kẽm làm tăng sự hấp thu sắt thông qua việc kích hoạt các chất vận chuyển sắt kim loại hóa trị 2 (DTM1) và ferroportin (FPN1).

Có một điều thú vị là kẽm điều chỉnh sự trao đổi sắt thông qua việc điều chỉnh mức DMT1 và FPN1. Ngoài ra, kẽm đóng vai trò là chất xúc tác trong quá trình chuyển hóa sắt tham gia vào quá trình tổng hợp, cấu tạo nên hồng cầu.

Cho trẻ uống kẽm và sắt cùng một lúc có được không? – Chuyên gia dinh dưỡng nói gì? - Ảnh 1.

Sau 6 tháng, tỷ lệ thiếu kẽm và sắt ở trẻ tăng cao và thường thiếu cùng nhau.

Ths.Bs Hải cho biết thêm: Không phải cứ cho trẻ thức ăn giàu sắt và kẽm là hấp thu 100%. Tỷ lệ hấp thu sắt từ thức ăn khá thấp chỉ từ 5-15%, kẽm từ 10-30%, và các vi chất dinh dưỡng như kẽm –sắt chủ yếu có trong đạm động vật như trứng, thịt bò, ghẹ, hàu… Trong khi trẻ bắt đầu ăn dặm thường tập với với tinh bột trước và các chất đạm tập dần sau với lượng nhỏ. Ngoài chế độ ăn không cung cấp đủ sắt kẽm do hấp thu thấp, trẻ còn dễ bị nhiễm giun sán, rối loạn tiêu hóa thường xuyên cũng là nguyên nhân không nhỏ gây giảm hấp thu sắt, kẽm.

Chính vì vậy, sau 6 tháng, tỷ lệ thiếu kẽm và sắt ở trẻ tăng cao và thường thiếu cùng nhau.

Theo Ths.Bs Hải, để đảm bảo đủ sắt, kẽm cho trẻ, cha mẹ nên chủ động bổ sung dự phòng nhu cầu hàng ngày cho bé dưới dạng vi chất uống để tránh việc thiếu hụt sắt kẽm kéo dài ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của trẻ.

Bổ sung đồng thời sắt và kẽm có gây cạnh tranh hấp thu không?

Nhiều cha mẹ băn khoăn về việc bổ sung cùng lúc cả sắt và kẽm có gây ảnh hưởng gì cho trẻ không. Thạc sĩ Hải cho biết: việc bổ sung kẽm và sắt đồng thời không có sự cạnh tranh hấp thu hay “đánh nhau” giữa hai vi chất này như nhiều cha mẹ nghĩ. Ngược lại, sắt và kẽm còn hỗ trợ hấp thu qua lại lẫn nhau bởi kẽm và sắt thường thiếu cùng nhau do chúng mối tương quan hỗ trợ trong việc hấp thu.

Mặc dù kẽm và sắt cùng là các kim loại ion hóa 2 nhưng không vận chuyển qua cùng kênh DMT1 như sắt, canxi. Kẽm hấp thu qua một thụ thể khác là ZIP4 và khi vào lòng tế bào có vai trò làm tăng hấp thu sắt thông qua việc tăng protein thụ thể DMT1 và mRNA. Không chỉ thế, sắt được hấp thu chủ yếu ở đầu tá tràng, còn kẽm hấp thu ở ruột non. Đặc biệt, khi tỷ lệ sắt và kẽm tương đương dưới 2:1 nhất là khi tỷ lệ 1:1 sẽ không có sự ức chế nào đối với sự hấp thu của 2 vi chất này.

Đồng quan điểm Ths.Bs Hải, PGS.TS.BS Nguyễn Tiến Dũng – Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Khi bổ sung sắt và kẽm, việc cân bằng hàm lượng của hai yếu tố này cực kỳ quan trọng. Nên bổ sung cùng lúc cả sắt và kẽm với tỷ lệ tương đương nhau để cơ thể trẻ hấp thu được tốt nhất.

Cho trẻ uống kẽm và sắt cùng một lúc có được không? – Chuyên gia dinh dưỡng nói gì? - Ảnh 2.

Cơ chế hấp thu kẽm và sắt tại niêm mạc ruột

Bổ sung kẽm sắt đầy đủ cho nhu cầu hàng ngày mang lại nhiều lợi ích cho trẻ

Mặc dù “tồn tại” trong cơ thể với hàm lượng nhỏ nhưng sắt, kẽm đóng vai trò vô cùng quan trọng với sức khỏe, và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ.

Nói về tầm quan trọng của sắt, Ths. Bs Lê Thị Hải cho hay, sắt là nguyên tố cấu tạo nên hồng cầu mang oxy tới các cơ quan. Khi trẻ bị thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu, cơ thể mệt mỏi, xanh xao, ăn không ngon miệng, chậm tăng cân, miễn dịch suy giảm, dễ mắc bệnh, hay cáu kỉnh, khả năng tập trung chú ý kém.

Kẽm tham gia vào thành phần 300 loại enzyme của các phản ứng trong cơ thể cũng như quá trình tiêu hóa thức ăn trong cơ thể. Kẽm vừa là thành phần cũng vừa là xúc tác tăng cường sản xuất ra các yếu tố miễn dịch. Đồng thời kẽm cũng tham gia vào tăng sinh các hóc môn tăng trưởng giúp dài xương. Trẻ thiếu kẽm dẫn tới nhẹ cân, suy dinh dưỡng, thấp còi và nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng, các bệnh do virus tăng cao hơn.

“Quan trọng như vậy nhưng cha mẹ rất khó nhận biết được tình trạng thiếu kẽm và thiếu sắt của ở trẻ mà chỉ nhận biết được khi đã xảy ra hậu quả của thiếu kẽm và thiếu sắt gây ra cho trẻ. Muốn trẻ không bị thiếu 2 vi chất này, cần thường xuyên cung cấp sắt và kẽm trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày cho trẻ” – Ths.BS Lê Thị Hải lưu ý.

Theo Ths.Bs Lê Thị Hải , nước ta đã có chương trình phòng chống thiếu máu, thiếu sắt do Viện Dinh dưỡng Quốc gia chủ trì và triển khai từ những năm 80 nhưng tới hiện tại, tuy nhiên tỷ lệ thiếu sắt vẫn đang ở mức cao. Hiện chưa có chương trình nào về phòng chống thiếu kẽm. Chính vì vậy, tỷ lệ thiếu sắt và kẽm ở trẻ em Việt Nam nhất là trẻ dưới 5 tuổi vẫn đang tồn tại ở mức cao.

Theo Ths.Bs Lê Thị Hải các chuyên gia dinh dưỡng nhận thấy thời điểm tới đây, trong chiến lược truyền thông dinh dưỡng, cần tăng cường truyền thông về việc bổ sung đầy đủ các vi chất dinh dưỡng đặc biệt là sắt và kẽm bởi hai vi chất này đóng vai trò vô cùng quan trọng với sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ.

“Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, các bệnh viện nhi trên toàn quốc luôn trong tình trạng quá tải, việc bổ sung đầy đủ vi chất dinh dưỡng hằng ngày đặc biệt là sắt và kẽm giúp hỗ trợ tăng cường miễn dịch cho trẻ là giải pháp để hạn chế mắc và giảm nhẹ triệu chứng khi trẻ mắc bệnh là yếu tố then chốt”- Ths.Bs Lê Thị Hải nhấn mạnh./.

Nguồn: Suckhoedoisong.vn

 

Share30Tweet19
Admin

Admin

Có thể bạn quan tâm

Hưởng ứng Ngày An toàn người bệnh Thế giới năm 2024 với thông điệp “CHẨN ĐOÁN CHÍNH XÁC-ĐIỀU TRỊ AN TOÀN”

by Admin
0
Hưởng ứng Ngày An toàn người bệnh Thế giới năm 2024 với thông điệp “CHẨN ĐOÁN CHÍNH XÁC-ĐIỀU TRỊ AN TOÀN”

Ngày An Toàn người bệnh Thế giới là một trong những Ngày sức khỏe cộng đồng quan trọng do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đề xuất,...

Read more

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca

by Tran Thanh Long
0

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây máu đông (Chinhphu.vn) – Trước thông tin AstraZeneca lần đầu tiên thừa nhận vaccine COVID-19...

Read more

Sự cống hiến – năng lực và lòng nhân ái của người điều dưỡng

by Tran Thanh Long
0
Sự cống hiến – năng lực và lòng nhân ái của người điều dưỡng

💐💐💐Hôm nay, trong những ngày đầu tháng 5 - tháng tôn vinh vai trò người điều dưỡng, hộ sinh, tôi xin giới thiệu giải thưởng❤️ DAISY Honoree❤️ dành...

Read more

Top 10 chuyên ngành bác sĩ có tỷ lệ trầm cảm cao nhất tại Hoa Kỳ

by Tran Thanh Long
0
Top 10 chuyên ngành bác sĩ có tỷ lệ trầm cảm cao nhất tại Hoa Kỳ

Top 10 chuyên ngành bác sĩ có tỷ lệ trầm cảm cao nhất tại Hoa Kỳ By Sara Berg, MS, News Editor AMA RECOVERY PLAN FOR PHYSICIAN Giờ...

Read more

Giải thưởng DAISY dành trái tim Điều dưỡng nhân hậu

by Tran Thanh Long
0
Giải thưởng DAISY dành trái tim Điều dưỡng nhân hậu

Món quà dành cho tháng 5 "tháng nhận thức về sức khỏe tinh thần" và trái tim nhân hậu. Tôi muốn giới thiệu về giải thưởng DAISY Honoree...

Read more
Next Post
Sức khoẻ bé gái ở Phú Thọ mắc cúm A/H5 đã hồi phục, không còn đặt nội khí quản

Sức khoẻ bé gái ở Phú Thọ mắc cúm A/H5 đã hồi phục, không còn đặt nội khí quản

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin liên quan

Bộ Y tế tiếp nhận ủng hộ 2 tỷ đồng

Công đoàn Y tế Việt Nam tổ chức Kỷ niệm 65 năm ngày thành lập Công đoàn Y tế Việt Nam và Hội nghị biểu dương tập thể, cán bộ công đoàn tiêu biểu trong hoạt động công đoàn

F0 tăng cực cao, Hà Nội dùng chưa đến 50% giường bệnh tầng 2, 3

F0 tăng cực cao, Hà Nội dùng chưa đến 50% giường bệnh tầng 2, 3

Chuyên mục

  • Đọc Mỗi Ngày
  • Hoạt động
  • Tài nguyên
  • Tin tức
HARDI

Chuyên mục

  • Đọc Mỗi Ngày
  • Hoạt động
  • Tài nguyên
  • Tin tức

Chính sách

  • Chính sách bảo mật

© 2022 Hardi.vn - Viện Đánh giá Chất lượng và Phát triển nguồn nhân lực Y tế.

  • vi Tiếng Việt
  • en English
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin tức
  • Đào tạo
  • Đọc Mỗi Ngày
  • Tài nguyên
  • Liên hệ

© 2022 Hardi.vn - Viện Đánh giá Chất lượng và Phát triển nguồn nhân lực Y tế.

Are you sure want to unlock this post?
Unlock left : 0
Are you sure want to cancel subscription?