Chiều 20/5, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19 đã họp trực tuyến với Bắc Giang và Bắc Ninh – 2 khu vực dịch bệnh diễn biến phức tạp, với số ca mắc mới tăng nhanh trong các khu công nghiệp và cộng đồng.
Công suất xét nghiệm 100.000 mẫu gộp/ ngày
Báo cáo từ điểm cầu UBND tỉnh Bắc Giang, ông Lê Ánh Dương- Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, tỉnh thực hiện quản lý đến từng người, trong đó đã quản lý công nhân, những hộ dân sinh sống quanh khu công nghiệp cũng đã quản lý, giám sát chặt nên tạm yên tâm. Tuy nhiên đã xuất hiện tình trạng, công nhân có biểu hiện lây trong gia đình.
Trước khi có sự hỗ trợ của Bộ Y tế, tỉnh khá vất vả, lúng túng khi dịch bùng phát nhanh. Tuy nhiên, từ khi có sự hỗ trợ của Bộ Y tế, đặc biệt là Tổ công tác của chuyên gia Bộ Y tế đã giúp, hỗ trợ tỉnh rất nhiều trong triển khai các giải pháp phòng chống dịch.
Hiện năng lực xét nghiệm của tỉnh Bắc Giang đã nâng lên, trước đây sau 3 ngày mới trả kết quả. Cùng với sự hỗ trợ của Bộ Y tế, hôm nay Học viện Quân y hỗ trợ thêm 1 giàn xét nghiệm PCR. Do đó, năng lực xét nghiệm của tỉnh từ 14.000 mẫu đơn/ngày, hôm nay đã nâng lên 24.000 mẫu đơn/ ngày. Nếu mẫu gộp là trên 100.000 mẫu/ ngày.
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang trao đổi cùng PGS. TS Trần Như Dương
“Hiện đang tồn 20.000 mẫu xét nghiệm của ngày hôm qua, sẽ trả kết quả trong hôm nay. Với công suất hiện có, tỉnh tạm yên tâm về vấn đề xét nghiệm và phấn đấu từ ngày mai trả kết quả ngay trong ngày”- ông Lê Ánh Dương nói.
Cũng về xét nghiệm, PGS.TS Trần Như Dương- Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ TW thường trực tại Bắc Giang cho hay trong những ngày đầu nóng bỏng, khó khăn nhất là chỉ huy về xét nghiệm. Hiện nay Bắc Giang đã giao cho 1 đồng chí Phó Chủ tịch tỉnh cùng với tổ chuyên gia của Bộ Y tế điều phối về xét nghiệm nên vấn đề điều phối xét nghiệm đã ổn hơn.
Về cách ly, Chủ tịch tỉnh Bắc Giang cho biết, tỉnh đã chấn chỉnh lại hoạt động của các khu cách ly. 5 khu cách ly tập trung của tỉnh công suất 5000 người, hiện chưa sử dụng hết. Tại các huyện, các khu cách ly có thể thu dung khoảng 25.000 người, hiện chưa sử dụng hết công suất.
Số ca mắc COVID-19 sẽ tăng thêm
Cũng theo Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương, số ca F0 trên địa bàn tỉnh đang tiếp tục tăng. Từ đêm 19/5 đến sáng 20/5, đã tăng 61 ca so với ngày trước đó. Trong đó, ổ dịch tại xã Phương Sơn, huyện Lục Nam (liên quan đến Bệnh viện K Hà Nội) có 6 F0 và đã được khống chế, không còn khả năng bùng phát ra cộng đồng.
Có một số ca lây nhiễm ngoài cộng đồng, gồm 2 trường hợp học sinh lây từ ổ dịch Mão Điền, Thuận Thành, Bắc Ninh; một trường hợp là giáo viên trường THPT Yên Dũng số 1 liên quan đến ổ dịch ở khu công nghiệp Vân Trung; và 5 ca F0 trong 1 gia đình ở xã Mỹ An, Lục Ngạn, liên quan đến ổ dịch Hosiden.
Ngoài ra, có 2 trường hợp là giáo viên mầm non trong tổ truy vết COVID-19 cộng đồng tại xã Song Khê phát hiện mắc COVID-19 trong ngày 19/5. Đây là những ca lây nhiễm ngoài khu cộng nghiệp và tất cả đều đã được khoanh vùng, cách ly y tế và lấy mẫu xét nghiệm diện rộng. “Đến nay, chưa phát hiện thêm ca mắc mới”, ông Dương cho biết.
Ông Dương nhận định, Bắc Giang đã bắt đầu xuất hiện ổ dịch ngoài cộng đồng, với nguồn lây từ khu công nghiệp và từ Mão Điền, Thuận Thành. Trong đó, trường hợp từ Mão Điền về đã cách ly 17 ngày mới phát bệnh.
“Tất cả các trường hợp này đều đã khoanh vùng, cách ly và trong khu vực phong toả, giãn cách nên không có nguy cơ lây lan ra cộng đồng. Tuy nhiên, trong những ngày tới, đến chu kỳ xét nghiệm lần 2 nên chắc chắn số ca COVID-19 sẽ tăng thêm.”- Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang nói.
Cũng theo ông Lê Ánh Dương, tỉnh Bắc Giang đang tập trung cao cho phòng, chống dịch lây nhiễm trong cộng đồng. Theo đó, tổ chức tuyên truyền cho người dân tự phòng, chống dịch tại gia đình, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm cách ly, giãn cách… “Thắng hay bại là ý thức của người dân”. Đồng thời, xét nghiệm mẫu gộp tầm soát tại khu vực ít nguy cơ. Đưa công nghệ vào phục vụ truy vết và xét nghiệm…
Đã xuất hiện bệnh nhân trẻ, không có bệnh nền nhưng có biểu hiện suy hô hấp
Liên quan đến công tác điều trị, lãnh đạo tỉnh Bắc Giang cho biết tỉnh đã đưa vào vận hành 8 bệnh viện do tỉnh triển khai. Hiện có 1.260 giường, mới sử dụng 1 nửa công suất.
Đối với Bệnh viện dã chiến tại Trung đoàn 851 do Bệnh viện 103- Học viện Quân Y đảm nhiệm, hiện công suất 300 giường, có thể nâng lên 500 giường khi cần. Bên cạnh đó, Bắc Giang đang chuẩn bị thêm cơ sở điều trị khác, khoảng 2 ngày nữa có thể sử dụng với công suất 620 giường phục vụ theo dõi, thu dung bệnh nhân nhẹ không có triệu chứng.
Nhân lực của tỉnh hiện chỉ đáp ứng được 8 cơ sở điều trị, nếu mở rộng thêm về điều trị, cần có chi viện. Tỉnh đã báo cáo với Bộ Y tế để Bộ Y tế điều động.
ThS Nguyễn Trọng Khoa- Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh cho biết, hiện có nhiều lực lượng y tế đã đến giúp Bắc Giang chống dịch
Báo cáo từ điểm cầu Bắc Giang, ThS Nguyễn Trọng Khoa- Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh cho biết, hiện có nhiều lực lượng y tế đã đến giúp Bắc Giang chống dịch. Trong mấy ngày nay, lực lượng điều trị do Bộ Y tế điều động cùng với Bắc Giang đang nỗ lực để đảm bảo công tác điều trị.
Vấn đề lo ngại nhất và cấp thiết nhất là khu vực hồi sức, nhưng hiện các chuyên gia của BV Bạch Mai cùng lực lượng tại chỗ của BV Phổi Bắc Giang thiết lập 58 giường ICU.
“Tại Bắc Giang, trong số các bệnh nhân đang điều trị đã xuất hiện tình trạng người khoẻ mạnh không có bệnh nền đã suy hô hấp nên cần hết sức cảnh giác chủng Ấn Độ, đã có 3 ca. Hiện Bộ Y tế đã huy động thêm nhân lực và trang thiết bị cho điều trị”- ThS Nguyễn Trọng Khoa thông tin.
PGS.TS Trần Như Dương nhận định, số F0 sẽ còn tiếp tục tăng. Theo đúng dự đoán, dịch từ khu công nghiệp đã bắt đầu lây nhiễm ra cộng đồng.
“Trong 3 ngày từ 18-20/5, tại Bắc Giang đã xuất hiện các ca mắc trong cộng đồng lây từ công nhân khu công nghiệp. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp đang phải xác định nguồn lây. Bắc Giang là vùng dịch, đã có sự lây nhiễm trong cộng đồng ở giới hạn nhất định. Theo đó, có thể có nguồn lây lẩn khuất phải truy vết để không bị mất dấu F0. Chúng tôi đề xuất siết chặt giám sát trong cộng đồng, khoanh vùng ngay các ca mắc mới để hạn chế dịch lan rộng”- PGS.TS Trần Như Dương khuyến cáo./.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn
Chiều 20/5, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19 đã họp trực tuyến với Bắc Giang và Bắc Ninh – 2 khu vực dịch bệnh diễn biến phức tạp, với số ca mắc mới tăng nhanh trong các khu công nghiệp và cộng đồng.
Công suất xét nghiệm 100.000 mẫu gộp/ ngày
Báo cáo từ điểm cầu UBND tỉnh Bắc Giang, ông Lê Ánh Dương- Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, tỉnh thực hiện quản lý đến từng người, trong đó đã quản lý công nhân, những hộ dân sinh sống quanh khu công nghiệp cũng đã quản lý, giám sát chặt nên tạm yên tâm. Tuy nhiên đã xuất hiện tình trạng, công nhân có biểu hiện lây trong gia đình.
Trước khi có sự hỗ trợ của Bộ Y tế, tỉnh khá vất vả, lúng túng khi dịch bùng phát nhanh. Tuy nhiên, từ khi có sự hỗ trợ của Bộ Y tế, đặc biệt là Tổ công tác của chuyên gia Bộ Y tế đã giúp, hỗ trợ tỉnh rất nhiều trong triển khai các giải pháp phòng chống dịch.
Hiện năng lực xét nghiệm của tỉnh Bắc Giang đã nâng lên, trước đây sau 3 ngày mới trả kết quả. Cùng với sự hỗ trợ của Bộ Y tế, hôm nay Học viện Quân y hỗ trợ thêm 1 giàn xét nghiệm PCR. Do đó, năng lực xét nghiệm của tỉnh từ 14.000 mẫu đơn/ngày, hôm nay đã nâng lên 24.000 mẫu đơn/ ngày. Nếu mẫu gộp là trên 100.000 mẫu/ ngày.
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang trao đổi cùng PGS. TS Trần Như Dương
“Hiện đang tồn 20.000 mẫu xét nghiệm của ngày hôm qua, sẽ trả kết quả trong hôm nay. Với công suất hiện có, tỉnh tạm yên tâm về vấn đề xét nghiệm và phấn đấu từ ngày mai trả kết quả ngay trong ngày”- ông Lê Ánh Dương nói.
Cũng về xét nghiệm, PGS.TS Trần Như Dương- Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ TW thường trực tại Bắc Giang cho hay trong những ngày đầu nóng bỏng, khó khăn nhất là chỉ huy về xét nghiệm. Hiện nay Bắc Giang đã giao cho 1 đồng chí Phó Chủ tịch tỉnh cùng với tổ chuyên gia của Bộ Y tế điều phối về xét nghiệm nên vấn đề điều phối xét nghiệm đã ổn hơn.
Về cách ly, Chủ tịch tỉnh Bắc Giang cho biết, tỉnh đã chấn chỉnh lại hoạt động của các khu cách ly. 5 khu cách ly tập trung của tỉnh công suất 5000 người, hiện chưa sử dụng hết. Tại các huyện, các khu cách ly có thể thu dung khoảng 25.000 người, hiện chưa sử dụng hết công suất.
Số ca mắc COVID-19 sẽ tăng thêm
Cũng theo Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương, số ca F0 trên địa bàn tỉnh đang tiếp tục tăng. Từ đêm 19/5 đến sáng 20/5, đã tăng 61 ca so với ngày trước đó. Trong đó, ổ dịch tại xã Phương Sơn, huyện Lục Nam (liên quan đến Bệnh viện K Hà Nội) có 6 F0 và đã được khống chế, không còn khả năng bùng phát ra cộng đồng.
Có một số ca lây nhiễm ngoài cộng đồng, gồm 2 trường hợp học sinh lây từ ổ dịch Mão Điền, Thuận Thành, Bắc Ninh; một trường hợp là giáo viên trường THPT Yên Dũng số 1 liên quan đến ổ dịch ở khu công nghiệp Vân Trung; và 5 ca F0 trong 1 gia đình ở xã Mỹ An, Lục Ngạn, liên quan đến ổ dịch Hosiden.
Ngoài ra, có 2 trường hợp là giáo viên mầm non trong tổ truy vết COVID-19 cộng đồng tại xã Song Khê phát hiện mắc COVID-19 trong ngày 19/5. Đây là những ca lây nhiễm ngoài khu cộng nghiệp và tất cả đều đã được khoanh vùng, cách ly y tế và lấy mẫu xét nghiệm diện rộng. “Đến nay, chưa phát hiện thêm ca mắc mới”, ông Dương cho biết.
Ông Dương nhận định, Bắc Giang đã bắt đầu xuất hiện ổ dịch ngoài cộng đồng, với nguồn lây từ khu công nghiệp và từ Mão Điền, Thuận Thành. Trong đó, trường hợp từ Mão Điền về đã cách ly 17 ngày mới phát bệnh.
“Tất cả các trường hợp này đều đã khoanh vùng, cách ly và trong khu vực phong toả, giãn cách nên không có nguy cơ lây lan ra cộng đồng. Tuy nhiên, trong những ngày tới, đến chu kỳ xét nghiệm lần 2 nên chắc chắn số ca COVID-19 sẽ tăng thêm.”- Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang nói.
Cũng theo ông Lê Ánh Dương, tỉnh Bắc Giang đang tập trung cao cho phòng, chống dịch lây nhiễm trong cộng đồng. Theo đó, tổ chức tuyên truyền cho người dân tự phòng, chống dịch tại gia đình, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm cách ly, giãn cách… “Thắng hay bại là ý thức của người dân”. Đồng thời, xét nghiệm mẫu gộp tầm soát tại khu vực ít nguy cơ. Đưa công nghệ vào phục vụ truy vết và xét nghiệm…
Đã xuất hiện bệnh nhân trẻ, không có bệnh nền nhưng có biểu hiện suy hô hấp
Liên quan đến công tác điều trị, lãnh đạo tỉnh Bắc Giang cho biết tỉnh đã đưa vào vận hành 8 bệnh viện do tỉnh triển khai. Hiện có 1.260 giường, mới sử dụng 1 nửa công suất.
Đối với Bệnh viện dã chiến tại Trung đoàn 851 do Bệnh viện 103- Học viện Quân Y đảm nhiệm, hiện công suất 300 giường, có thể nâng lên 500 giường khi cần. Bên cạnh đó, Bắc Giang đang chuẩn bị thêm cơ sở điều trị khác, khoảng 2 ngày nữa có thể sử dụng với công suất 620 giường phục vụ theo dõi, thu dung bệnh nhân nhẹ không có triệu chứng.
Nhân lực của tỉnh hiện chỉ đáp ứng được 8 cơ sở điều trị, nếu mở rộng thêm về điều trị, cần có chi viện. Tỉnh đã báo cáo với Bộ Y tế để Bộ Y tế điều động.
ThS Nguyễn Trọng Khoa- Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh cho biết, hiện có nhiều lực lượng y tế đã đến giúp Bắc Giang chống dịch
Báo cáo từ điểm cầu Bắc Giang, ThS Nguyễn Trọng Khoa- Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh cho biết, hiện có nhiều lực lượng y tế đã đến giúp Bắc Giang chống dịch. Trong mấy ngày nay, lực lượng điều trị do Bộ Y tế điều động cùng với Bắc Giang đang nỗ lực để đảm bảo công tác điều trị.
Vấn đề lo ngại nhất và cấp thiết nhất là khu vực hồi sức, nhưng hiện các chuyên gia của BV Bạch Mai cùng lực lượng tại chỗ của BV Phổi Bắc Giang thiết lập 58 giường ICU.
“Tại Bắc Giang, trong số các bệnh nhân đang điều trị đã xuất hiện tình trạng người khoẻ mạnh không có bệnh nền đã suy hô hấp nên cần hết sức cảnh giác chủng Ấn Độ, đã có 3 ca. Hiện Bộ Y tế đã huy động thêm nhân lực và trang thiết bị cho điều trị”- ThS Nguyễn Trọng Khoa thông tin.
PGS.TS Trần Như Dương nhận định, số F0 sẽ còn tiếp tục tăng. Theo đúng dự đoán, dịch từ khu công nghiệp đã bắt đầu lây nhiễm ra cộng đồng.
“Trong 3 ngày từ 18-20/5, tại Bắc Giang đã xuất hiện các ca mắc trong cộng đồng lây từ công nhân khu công nghiệp. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp đang phải xác định nguồn lây. Bắc Giang là vùng dịch, đã có sự lây nhiễm trong cộng đồng ở giới hạn nhất định. Theo đó, có thể có nguồn lây lẩn khuất phải truy vết để không bị mất dấu F0. Chúng tôi đề xuất siết chặt giám sát trong cộng đồng, khoanh vùng ngay các ca mắc mới để hạn chế dịch lan rộng”- PGS.TS Trần Như Dương khuyến cáo./.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn