HARDI
  • vi Tiếng Việt
  • en English
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin tức
  • Đào tạo
  • Đọc Mỗi Ngày
  • Tài nguyên
  • Liên hệ
No Result
View All Result
SUBSCRIBE
HARDI
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin tức
  • Đào tạo
  • Đọc Mỗi Ngày
  • Tài nguyên
  • Liên hệ
No Result
View All Result
HARDI
No Result
View All Result
Home Tin tức

Chùm ca bệnh ở BV Phụ sản TW có thể đã qua 2-3 chu kỳ lây nhiễm, cần tăng tốc xét nghiệm

Admin by Admin
in Tin tức
0
Chùm ca bệnh ở BV Phụ sản TW có thể đã qua 2-3 chu kỳ lây nhiễm, cần tăng tốc xét nghiệm
74
SHARES
1.2k
VIEWS
Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter

Từ 2 bệnh nhân chỉ sốt nhẹ và ho, Bệnh viện Phụ sản Trung ương phát hiện 25 ca mắc COVID-19. Toà nhà BC gồm 11 tầng và nhiều khoa khác nhau phải phong toả.

Cuối giờ chiều 3/12, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh Nguyễn Trọng Khoa và các phòng chức năng của Cục có cuộc làm việc trực tuyến với Bệnh viện Phụ sản Trung ương liên quan công tác xử lý ổ dịch vừa phát hiện tại đây.

Từ 2 bệnh nhân chỉ sốt nhẹ và ho, phát hiện 25 ca mắc COVID-19

Theo báo cáo của viện, 8h ngày 1/12, qua sàng lọc đo thân nhiệt hàng ngày, cán bộ y tế phát hiện 2 bệnh nhân tại phòng 502, khoa Sản bệnh lý, toà nhà BC bị sốt và ho. Kết quả test nhanh của hai bệnh nhân này dương tính. Bệnh viện tiếp tục lấy mẫu test nhanh cho các trường hợp còn lại ở buồng bệnh này phát hiện 15 ca dương tính.

Trong ngày 1/12, có 22 ca dương tính trong tổng số 681 trường hợp lấy mẫu xét nghiệm RT-PCR. Đến ngày 3/12, tổng số mẫu xét nghiệm đã thực hiện là 2.081 (gồm nhân viên y tế, người nhà bệnh nhân và bệnh nhân), phát hiện 25 ca dương tính (trong đó có 1 nữ bác sĩ nội trú) ở tầng 4 và 5 (đều thuộc khoa Sản bệnh lý).

Tất cả các F0 đã được chuyển sang Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 và cơ sở điều trị người bệnh COVID-19 tại Hoàng Mai của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.

Toà nhà BC gồm 11 tầng đã được phong toả, đặc biệt là tầng 4-5, khử khuẩn toàn bộ. Kết quả truy vết có 260 người liên quan, trong đó có 87 trường hợp F1 (gồm 39 nhân viên y tế đang ở viện và 10 nhân viên đang ở nhà).

Theo PGS.TS Trần Danh Cường, Giám đốc Bệnh viện, hai buồng bệnh số 502 và 513 gồm 28 bệnh nhân và người nhà. Đây là những thai phụ mắc các bệnh lý như rau tiền đạo, rau cài răng lược…, đã điều trị lâu ngày. Toà nhà BC gồm các khoa khác nhau, nằm tách biệt hẳn so với các khu vực khác của bệnh viện.

Từ ngày 1/12 đến nay, toàn bộ nhân viên y tế, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân trong toà nhà BC được yêu cầu ở lại đây, thực hiện 4 tại chỗ. Các F1 là nhân viên y tế đang chăm sóc, điều trị cho các F1 là người bệnh. Tất cả nhân viên y tế trong toà nhà BC hiện đã âm tính lần 1. Dự kiến trưa mai, 4/12, Bệnh viện sẽ lấy mẫu xét nghiệm lần thứ 2 cho toàn bộ bệnh nhân, người nhà và cán bộ nhân viên y tế tại toà nhà BC này.

Ngoại trừ việc phong toả toà nhà BC, các hoạt động khám chữa bệnh khác của Bệnh viện Phụ sản Trung ương vẫn diễn ra bình thường.

Có thể ổ dịch đã qua 2-3 chu kỳ lây nhiễm

Tại cuộc họp, TS Nguyễn Trọng Khoa đánh giá cao tinh thần cảnh giác của Bệnh viện khi có bệnh nhân có triệu chứng đã lấy mẫu test nhanh ngay. Trong 3 ngày liên tiếp, bệnh viện liên tục lấy hơn 2.000 mẫu gửi đi xét nghiệm RT-PCR.

Từ ca chỉ điểm đầu tiên và phát hiện “ổ dịch” với 25 ca mắc, theo nhận định của TS Khoa, có thể ổ dịch ở bệnh viện này đã qua 2 đến 3 chu kỳ, nguy cơ lây lan dịch trong toàn viện rất dễ xảy ra. Do đó, việc xét nghiệm càng phải đẩy nhanh, ít nhất 3 ngày phải làm một lần để nhanh chóng bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng, nếu có khả năng thì viện có thể làm hàng ngày.

Phó Cục trưởng ủng hộ phương án bệnh viện giãn cách tối đa người đang ở lại toà nhà BC, và đề nghị Bệnh viện khi đã thực hiện phong toả toà nhà này cần tuân thủ nghiêm “ai ở đâu ở yên đấy”. Tuyệt đối không giao lưu trong các khoa, phòng với nhau.

Với hơn 15 ca COVID-19 là các bệnh nhân mắc các bệnh lý sản khoa có nguy cơ tăng nặng, TS Khoa đề nghị Bệnh viện Phụ sản Trung ương liên tục hội chẩn, phối hợp Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương (cơ sở 2) để điều trị cho các trường hợp này.

Phản hồi về vấn đề này, PGS Trần Danh Cường cho hay hiện các F0 này có sức khoẻ ổn định, chưa có triệu chứng. Nữ bác sĩ nội trú mắc COVID-19 có tải lượng virus thấp cũng tình nguyện ở lại nơi các sản phụ F0 điều trị để trực tiếp thăm khám cho các bệnh nhân này. Hai kíp mổ gồm các bác sĩ là F1 đang cách ly ở Bệnh viện Phụ sản Trung ương sẵn sàng di chuyển sang Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương để phẫu thuật khi cần.

TS Nguyễn Trọng Khoa cũng đề nghị các bộ phận khác trong bệnh viện, ngoại trừ toà nhà BC, cần phân luồng người bệnh tới khám chặt chẽ, kiểm soát vấn đề thăm nuôi. Tất cả các trường hợp có triệu chứng phải lấy mẫu xét nghiệm ngay.   

Nhấn mạnh việc phòng chống dịch trong trạng thái “thích ứng an toàn, linh hoạt”, đặc biệt trong bối cảnh ca COVID-19 cộng đồng ở Hà Nội tăng cao, TS Nguyễn Trọng Khoa lưu ý các bệnh viện Trung ương trên địa bàn (trong đó có Bệnh viện Phụ sản Trung ương) càng phải cảnh giác hơn nữa.

Bệnh viện cần rà soát người bệnh điều trị tại viện chưa được tiêm vaccine để có phương án bảo vệ tối đa bởi đây là nhóm người dễ bị tăng nặng nếu mắc COVID-19. Vấn đề bảo đảm dinh dưỡng cho bệnh nhân, những người trong khu phong toả toà nhà BC phải đảm bảo. Đặc biệt, bệnh viện cần có phương án nhân lực thay thế trong tình huống có thêm các nhân viên y tế mắc COVID-19.

Nguồn: SKĐS

Bạn cũng có thể thích

Hưởng ứng Ngày An toàn người bệnh Thế giới năm 2024 với thông điệp “CHẨN ĐOÁN CHÍNH XÁC-ĐIỀU TRỊ AN TOÀN”

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca

Sự cống hiến – năng lực và lòng nhân ái của người điều dưỡng

Từ 2 bệnh nhân chỉ sốt nhẹ và ho, Bệnh viện Phụ sản Trung ương phát hiện 25 ca mắc COVID-19. Toà nhà BC gồm 11 tầng và nhiều khoa khác nhau phải phong toả.

Cuối giờ chiều 3/12, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh Nguyễn Trọng Khoa và các phòng chức năng của Cục có cuộc làm việc trực tuyến với Bệnh viện Phụ sản Trung ương liên quan công tác xử lý ổ dịch vừa phát hiện tại đây.

Từ 2 bệnh nhân chỉ sốt nhẹ và ho, phát hiện 25 ca mắc COVID-19

Theo báo cáo của viện, 8h ngày 1/12, qua sàng lọc đo thân nhiệt hàng ngày, cán bộ y tế phát hiện 2 bệnh nhân tại phòng 502, khoa Sản bệnh lý, toà nhà BC bị sốt và ho. Kết quả test nhanh của hai bệnh nhân này dương tính. Bệnh viện tiếp tục lấy mẫu test nhanh cho các trường hợp còn lại ở buồng bệnh này phát hiện 15 ca dương tính.

Trong ngày 1/12, có 22 ca dương tính trong tổng số 681 trường hợp lấy mẫu xét nghiệm RT-PCR. Đến ngày 3/12, tổng số mẫu xét nghiệm đã thực hiện là 2.081 (gồm nhân viên y tế, người nhà bệnh nhân và bệnh nhân), phát hiện 25 ca dương tính (trong đó có 1 nữ bác sĩ nội trú) ở tầng 4 và 5 (đều thuộc khoa Sản bệnh lý).

Tất cả các F0 đã được chuyển sang Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 và cơ sở điều trị người bệnh COVID-19 tại Hoàng Mai của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.

Toà nhà BC gồm 11 tầng đã được phong toả, đặc biệt là tầng 4-5, khử khuẩn toàn bộ. Kết quả truy vết có 260 người liên quan, trong đó có 87 trường hợp F1 (gồm 39 nhân viên y tế đang ở viện và 10 nhân viên đang ở nhà).

Theo PGS.TS Trần Danh Cường, Giám đốc Bệnh viện, hai buồng bệnh số 502 và 513 gồm 28 bệnh nhân và người nhà. Đây là những thai phụ mắc các bệnh lý như rau tiền đạo, rau cài răng lược…, đã điều trị lâu ngày. Toà nhà BC gồm các khoa khác nhau, nằm tách biệt hẳn so với các khu vực khác của bệnh viện.

Từ ngày 1/12 đến nay, toàn bộ nhân viên y tế, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân trong toà nhà BC được yêu cầu ở lại đây, thực hiện 4 tại chỗ. Các F1 là nhân viên y tế đang chăm sóc, điều trị cho các F1 là người bệnh. Tất cả nhân viên y tế trong toà nhà BC hiện đã âm tính lần 1. Dự kiến trưa mai, 4/12, Bệnh viện sẽ lấy mẫu xét nghiệm lần thứ 2 cho toàn bộ bệnh nhân, người nhà và cán bộ nhân viên y tế tại toà nhà BC này.

Ngoại trừ việc phong toả toà nhà BC, các hoạt động khám chữa bệnh khác của Bệnh viện Phụ sản Trung ương vẫn diễn ra bình thường.

Có thể ổ dịch đã qua 2-3 chu kỳ lây nhiễm

Tại cuộc họp, TS Nguyễn Trọng Khoa đánh giá cao tinh thần cảnh giác của Bệnh viện khi có bệnh nhân có triệu chứng đã lấy mẫu test nhanh ngay. Trong 3 ngày liên tiếp, bệnh viện liên tục lấy hơn 2.000 mẫu gửi đi xét nghiệm RT-PCR.

Từ ca chỉ điểm đầu tiên và phát hiện “ổ dịch” với 25 ca mắc, theo nhận định của TS Khoa, có thể ổ dịch ở bệnh viện này đã qua 2 đến 3 chu kỳ, nguy cơ lây lan dịch trong toàn viện rất dễ xảy ra. Do đó, việc xét nghiệm càng phải đẩy nhanh, ít nhất 3 ngày phải làm một lần để nhanh chóng bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng, nếu có khả năng thì viện có thể làm hàng ngày.

Phó Cục trưởng ủng hộ phương án bệnh viện giãn cách tối đa người đang ở lại toà nhà BC, và đề nghị Bệnh viện khi đã thực hiện phong toả toà nhà này cần tuân thủ nghiêm “ai ở đâu ở yên đấy”. Tuyệt đối không giao lưu trong các khoa, phòng với nhau.

Với hơn 15 ca COVID-19 là các bệnh nhân mắc các bệnh lý sản khoa có nguy cơ tăng nặng, TS Khoa đề nghị Bệnh viện Phụ sản Trung ương liên tục hội chẩn, phối hợp Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương (cơ sở 2) để điều trị cho các trường hợp này.

Phản hồi về vấn đề này, PGS Trần Danh Cường cho hay hiện các F0 này có sức khoẻ ổn định, chưa có triệu chứng. Nữ bác sĩ nội trú mắc COVID-19 có tải lượng virus thấp cũng tình nguyện ở lại nơi các sản phụ F0 điều trị để trực tiếp thăm khám cho các bệnh nhân này. Hai kíp mổ gồm các bác sĩ là F1 đang cách ly ở Bệnh viện Phụ sản Trung ương sẵn sàng di chuyển sang Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương để phẫu thuật khi cần.

TS Nguyễn Trọng Khoa cũng đề nghị các bộ phận khác trong bệnh viện, ngoại trừ toà nhà BC, cần phân luồng người bệnh tới khám chặt chẽ, kiểm soát vấn đề thăm nuôi. Tất cả các trường hợp có triệu chứng phải lấy mẫu xét nghiệm ngay.   

Nhấn mạnh việc phòng chống dịch trong trạng thái “thích ứng an toàn, linh hoạt”, đặc biệt trong bối cảnh ca COVID-19 cộng đồng ở Hà Nội tăng cao, TS Nguyễn Trọng Khoa lưu ý các bệnh viện Trung ương trên địa bàn (trong đó có Bệnh viện Phụ sản Trung ương) càng phải cảnh giác hơn nữa.

Bệnh viện cần rà soát người bệnh điều trị tại viện chưa được tiêm vaccine để có phương án bảo vệ tối đa bởi đây là nhóm người dễ bị tăng nặng nếu mắc COVID-19. Vấn đề bảo đảm dinh dưỡng cho bệnh nhân, những người trong khu phong toả toà nhà BC phải đảm bảo. Đặc biệt, bệnh viện cần có phương án nhân lực thay thế trong tình huống có thêm các nhân viên y tế mắc COVID-19.

Nguồn: SKĐS

Share30Tweet19
Admin

Admin

Có thể bạn quan tâm

Hưởng ứng Ngày An toàn người bệnh Thế giới năm 2024 với thông điệp “CHẨN ĐOÁN CHÍNH XÁC-ĐIỀU TRỊ AN TOÀN”

by Admin
0
Hưởng ứng Ngày An toàn người bệnh Thế giới năm 2024 với thông điệp “CHẨN ĐOÁN CHÍNH XÁC-ĐIỀU TRỊ AN TOÀN”

Ngày An Toàn người bệnh Thế giới là một trong những Ngày sức khỏe cộng đồng quan trọng do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đề xuất,...

Read more

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca

by Tran Thanh Long
0

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây máu đông (Chinhphu.vn) – Trước thông tin AstraZeneca lần đầu tiên thừa nhận vaccine COVID-19...

Read more

Sự cống hiến – năng lực và lòng nhân ái của người điều dưỡng

by Tran Thanh Long
0
Sự cống hiến – năng lực và lòng nhân ái của người điều dưỡng

💐💐💐Hôm nay, trong những ngày đầu tháng 5 - tháng tôn vinh vai trò người điều dưỡng, hộ sinh, tôi xin giới thiệu giải thưởng❤️ DAISY Honoree❤️ dành...

Read more

Top 10 chuyên ngành bác sĩ có tỷ lệ trầm cảm cao nhất tại Hoa Kỳ

by Tran Thanh Long
0
Top 10 chuyên ngành bác sĩ có tỷ lệ trầm cảm cao nhất tại Hoa Kỳ

Top 10 chuyên ngành bác sĩ có tỷ lệ trầm cảm cao nhất tại Hoa Kỳ By Sara Berg, MS, News Editor AMA RECOVERY PLAN FOR PHYSICIAN Giờ...

Read more

Giải thưởng DAISY dành trái tim Điều dưỡng nhân hậu

by Tran Thanh Long
0
Giải thưởng DAISY dành trái tim Điều dưỡng nhân hậu

Món quà dành cho tháng 5 "tháng nhận thức về sức khỏe tinh thần" và trái tim nhân hậu. Tôi muốn giới thiệu về giải thưởng DAISY Honoree...

Read more
Next Post
TP.HCM: Từ 13/12 học sinh trung học sẽ học trực tiếp thế nào?

TP.HCM: Từ 13/12 học sinh trung học sẽ học trực tiếp thế nào?

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin liên quan

F0 không triệu chứng nên ăn gì để nhanh khỏi?

F0 không triệu chứng nên ăn gì để nhanh khỏi?

Hà Nội nhận gần 73.000 liều vaccine Moderna, dự kiến tiêm cho trẻ 5-11 tuổi từ 17/4

BVĐK Hà Tĩnh: Cứu sống hàng trăm bệnh nhân từ ngân hàng máu sống

Chuyên mục

  • Đọc Mỗi Ngày
  • Hoạt động
  • Tài nguyên
  • Tin tức
HARDI

Chuyên mục

  • Đọc Mỗi Ngày
  • Hoạt động
  • Tài nguyên
  • Tin tức

Chính sách

  • Chính sách bảo mật

© 2022 Hardi.vn - Viện Đánh giá Chất lượng và Phát triển nguồn nhân lực Y tế.

  • vi Tiếng Việt
  • en English
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin tức
  • Đào tạo
  • Đọc Mỗi Ngày
  • Tài nguyên
  • Liên hệ

© 2022 Hardi.vn - Viện Đánh giá Chất lượng và Phát triển nguồn nhân lực Y tế.

Are you sure want to unlock this post?
Unlock left : 0
Are you sure want to cancel subscription?