HARDI
  • vi Tiếng Việt
  • en English
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin tức
  • Đào tạo
  • Đọc Mỗi Ngày
  • Tài nguyên
  • Liên hệ
No Result
View All Result
SUBSCRIBE
HARDI
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin tức
  • Đào tạo
  • Đọc Mỗi Ngày
  • Tài nguyên
  • Liên hệ
No Result
View All Result
HARDI
No Result
View All Result
Home Tin tức

‘Chúng ta đã đến với nhau vì cùng một ước mong giúp nhiều người bệnh vượt qua hiểm nguy’

Admin by Admin
in Tin tức
0
‘Chúng ta đã đến với nhau vì cùng một ước mong giúp nhiều người bệnh vượt qua hiểm nguy’
74
SHARES
1.2k
VIEWS
Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter

 Đó là chia sẻ của BS. Phạm Lê Duy – Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh nhân ngày đặc biệt của anh và các đồng nghiệp – ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2.

BS. Duy cũng như hơn 3000 y bác sĩ của “mô hình chăm sóc F0 dựa vào cộng đồng” đã có những tháng ngày không thể quên trong đời. Họ đã cứu sống hàng nghìn bệnh nhân đã đồng hành, đã sát cánh đã sẻ chia lúc bệnh nhân ở vào thời điểm cam go nhất khi đại dịch ập đến.

Mô hình chăm sóc F0 dựa vào cộng đồng của Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh vừa được là 1 trong 10 Thành tựu y khoa dành cho thập thể được Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh trao giải như là một lời tri ân với hơn 3000 y bác sĩ của mạng lưới. Có lẽ đây là giải thưởng được dành cho nhiều người nhất trong các giải tập thể. 

“Vinh dự này không thuộc về một cá nhân nào, mà thuộc về hơn 3000 con người đã cùng thức, cùng trăn trở để giúp đỡ những bệnh nhân F0 vượt qua đại dịch. Chúng ta đã đến với nhau không phải vì để được trả công, không phải để được tuyên dương, và càng không phải vì bất kỳ một giải thưởng nào, chúng ta đã đến với nhau vì cùng một nỗi lòng là ước mong giúp thật nhiều người bệnh vượt qua nguy hiểm. Sau 3 tháng cùng nhau chống dịch, chúng ta lại trở về với công việc thường ngày, với những vai trò xã hội mà ta đang đảm trách, khép lại những kỷ niệm không mấy vui vẻ nhưng thật đáng tự hào vì ta một phần nào thực hiện được chức trách của người thầy thuốc”, BS Duy trải lòng.

Vào đầu tháng 7 năm 2021, khi dịch COVID-19 tại TP.HCM bùng lên mạnh mẽ, bệnh viện quá tải nên Sở YT TP.HCM chỉ đạo các cơ sở y tế hỗ trợ cho người bệnh F0 điều trị tại nhà. Lúc đó, Khoa Y ĐHYD đã huy động các bác sĩ, giảng viên và sinh viên y khoa thành lập đội chăm sóc F0 từ xa, bằng các nền tảng di động như zalo, viber.

Ban đầu, team chỉ có khoảng 100 người là lực lượng của ĐHYD TP.HCM thành lập lên để hỗ trợ cho người bệnh ở Quận 10.

Sau đó số lượng bệnh nhân gia tăng theo cấp số nhân, ĐHYD đảm nhận phụ trách thêm bệnh nhân ở quận 8, quận Bình Tân. Nhân lực của riêng ĐHYD không còn đủ để hỗ trợ bệnh nhân nữa, nên đã kêu gọi sự tình nguyện của các đồng nghiệp, các em sinh viên. Sau lời kêu gọi ấy, hàng ngàn bác sĩ, giảng viên, sinh viên khắp nơi trên đất nước, từ Thái Nguyên, Thái Bình, Hà Nội, cho đến Cần Thơ, Cà Mau… đã đăng ký tình nguyện tham gia hỗ trợ điều trị cho các bệnh nhân tại TP.HCM.

Mỗi khi bệnh nhân trở nặng, bác sĩ, sinh viên phải thức cùng bệnh nhân, theo dõi nhịp thở, oxy máu, huyết áp, nếu bệnh nhân ổn thì mới có thể an tâm phần nào, còn bệnh nhân không ổn thì phải tìm nguồn oxy, hoặc tìm nơi để chuyển bệnh nhân đi cấp cứu.

Nhớ lại thời điểm đó, bác sĩ Duy cho biết, ngày nào team cũng họp đến 9-10 giờ tối, để các BS chuyên khoa cùng nhau tập huấn, trao đổi về các bước hỗ trợ người bệnh, bàn phương án chuyển bệnh hay cấp cứu tại hiện trường, sau đó là tiếp tục công việc chăm sóc bệnh nhân.

Hơn 3000 con người tham gia 3 mặt trận, hầu như chưa biết hết mặt nhau, nhưng có cùng nhau 1 trái tim cháy bỏng là làm sao có thể giúp được nhiều người bệnh nhất có thể, cùng chia sẻ niềm vui khi bệnh nhân ổn, cùng lau nước mắt khi có người không qua khỏi, để rồi động viên nhau tiếp tục mạnh mẽ lên vì còn rất nhiều bệnh nhân nữa cần đến mình. Cảm động nhất là những bác sĩ, sinh viên ở những địa phương khác, họ phải vừa làm công việc hàng ngày, vừa phải túc trực bên chiếc điện thoại 24/24 để theo dõi nhóm bệnh nhân mà mình đang điều trị, có lẽ họ đã rất căng thẳng, rất vất vả, nhưng vì tình thương với bệnh nhân mà họ đã vượt qua và đi đến cùng với chúng tôi.

“Khi kêu gọi tình nguyện, chúng tôi không dám hứa hẹn một điều gì, thế mà đã nhận được sự nhiệt tình tham gia của rất nhiều đồng nghiệp, đó là một tinh thần đoàn kết, một trái tim nhân ái, yêu thương người bệnh, yêu thương đồng bào. Khi tình hình dịch ổn, mọi người cũng trở về với cuộc sống thường nhật.  Điều quý báu nhất mà 3000 con người nhận được không phải là lời tuyên dương, không phải là khoản tiền hỗ trợ, là bằng khen hay một giải thưởng nào, mà là những kỷ niệm, những kinh nghiệm, những tình cảm mà chúng tôi nhận được từ đồng nghiệp và từ bệnh nhân. Một điều quan trọng nữa là, chúng tôi cảm thấy mình xứng đáng với chiếc áo blouse trắng, xứng đáng với trọng trách mà xã hội giao phó.”, Bs Duy nói.

Thành tựu to lớn nhất mà họ đạt được có lẽ không phải là giải thưởng, mà là sự bình phục của hàng chục ngàn bệnh nhân, là sự hồi sinh của TP.HCM. Thành tựu này, không phải của 1 cá nhân, một tập thể, mà của cả một cộng đồng thầy thuốc và sinh viên y khoa từ mọi miền Tổ quốc. 

“Giải thưởng này là một cột mốc, một kỉ niệm đáng nhớ để thấy bản thân mình trưởng thành hơn một bước nữa, thấy được trách nhiệm cao cả với sứ mệnh mà mình đang mang trên người”, bác sĩ Duy tâm sự.

Nguồn: SKĐS

Bạn cũng có thể thích

Hưởng ứng Ngày An toàn người bệnh Thế giới năm 2024 với thông điệp “CHẨN ĐOÁN CHÍNH XÁC-ĐIỀU TRỊ AN TOÀN”

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca

Sự cống hiến – năng lực và lòng nhân ái của người điều dưỡng

 Đó là chia sẻ của BS. Phạm Lê Duy – Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh nhân ngày đặc biệt của anh và các đồng nghiệp – ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2.

BS. Duy cũng như hơn 3000 y bác sĩ của “mô hình chăm sóc F0 dựa vào cộng đồng” đã có những tháng ngày không thể quên trong đời. Họ đã cứu sống hàng nghìn bệnh nhân đã đồng hành, đã sát cánh đã sẻ chia lúc bệnh nhân ở vào thời điểm cam go nhất khi đại dịch ập đến.

Mô hình chăm sóc F0 dựa vào cộng đồng của Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh vừa được là 1 trong 10 Thành tựu y khoa dành cho thập thể được Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh trao giải như là một lời tri ân với hơn 3000 y bác sĩ của mạng lưới. Có lẽ đây là giải thưởng được dành cho nhiều người nhất trong các giải tập thể. 

“Vinh dự này không thuộc về một cá nhân nào, mà thuộc về hơn 3000 con người đã cùng thức, cùng trăn trở để giúp đỡ những bệnh nhân F0 vượt qua đại dịch. Chúng ta đã đến với nhau không phải vì để được trả công, không phải để được tuyên dương, và càng không phải vì bất kỳ một giải thưởng nào, chúng ta đã đến với nhau vì cùng một nỗi lòng là ước mong giúp thật nhiều người bệnh vượt qua nguy hiểm. Sau 3 tháng cùng nhau chống dịch, chúng ta lại trở về với công việc thường ngày, với những vai trò xã hội mà ta đang đảm trách, khép lại những kỷ niệm không mấy vui vẻ nhưng thật đáng tự hào vì ta một phần nào thực hiện được chức trách của người thầy thuốc”, BS Duy trải lòng.

Vào đầu tháng 7 năm 2021, khi dịch COVID-19 tại TP.HCM bùng lên mạnh mẽ, bệnh viện quá tải nên Sở YT TP.HCM chỉ đạo các cơ sở y tế hỗ trợ cho người bệnh F0 điều trị tại nhà. Lúc đó, Khoa Y ĐHYD đã huy động các bác sĩ, giảng viên và sinh viên y khoa thành lập đội chăm sóc F0 từ xa, bằng các nền tảng di động như zalo, viber.

Ban đầu, team chỉ có khoảng 100 người là lực lượng của ĐHYD TP.HCM thành lập lên để hỗ trợ cho người bệnh ở Quận 10.

Sau đó số lượng bệnh nhân gia tăng theo cấp số nhân, ĐHYD đảm nhận phụ trách thêm bệnh nhân ở quận 8, quận Bình Tân. Nhân lực của riêng ĐHYD không còn đủ để hỗ trợ bệnh nhân nữa, nên đã kêu gọi sự tình nguyện của các đồng nghiệp, các em sinh viên. Sau lời kêu gọi ấy, hàng ngàn bác sĩ, giảng viên, sinh viên khắp nơi trên đất nước, từ Thái Nguyên, Thái Bình, Hà Nội, cho đến Cần Thơ, Cà Mau… đã đăng ký tình nguyện tham gia hỗ trợ điều trị cho các bệnh nhân tại TP.HCM.

Mỗi khi bệnh nhân trở nặng, bác sĩ, sinh viên phải thức cùng bệnh nhân, theo dõi nhịp thở, oxy máu, huyết áp, nếu bệnh nhân ổn thì mới có thể an tâm phần nào, còn bệnh nhân không ổn thì phải tìm nguồn oxy, hoặc tìm nơi để chuyển bệnh nhân đi cấp cứu.

Nhớ lại thời điểm đó, bác sĩ Duy cho biết, ngày nào team cũng họp đến 9-10 giờ tối, để các BS chuyên khoa cùng nhau tập huấn, trao đổi về các bước hỗ trợ người bệnh, bàn phương án chuyển bệnh hay cấp cứu tại hiện trường, sau đó là tiếp tục công việc chăm sóc bệnh nhân.

Hơn 3000 con người tham gia 3 mặt trận, hầu như chưa biết hết mặt nhau, nhưng có cùng nhau 1 trái tim cháy bỏng là làm sao có thể giúp được nhiều người bệnh nhất có thể, cùng chia sẻ niềm vui khi bệnh nhân ổn, cùng lau nước mắt khi có người không qua khỏi, để rồi động viên nhau tiếp tục mạnh mẽ lên vì còn rất nhiều bệnh nhân nữa cần đến mình. Cảm động nhất là những bác sĩ, sinh viên ở những địa phương khác, họ phải vừa làm công việc hàng ngày, vừa phải túc trực bên chiếc điện thoại 24/24 để theo dõi nhóm bệnh nhân mà mình đang điều trị, có lẽ họ đã rất căng thẳng, rất vất vả, nhưng vì tình thương với bệnh nhân mà họ đã vượt qua và đi đến cùng với chúng tôi.

“Khi kêu gọi tình nguyện, chúng tôi không dám hứa hẹn một điều gì, thế mà đã nhận được sự nhiệt tình tham gia của rất nhiều đồng nghiệp, đó là một tinh thần đoàn kết, một trái tim nhân ái, yêu thương người bệnh, yêu thương đồng bào. Khi tình hình dịch ổn, mọi người cũng trở về với cuộc sống thường nhật.  Điều quý báu nhất mà 3000 con người nhận được không phải là lời tuyên dương, không phải là khoản tiền hỗ trợ, là bằng khen hay một giải thưởng nào, mà là những kỷ niệm, những kinh nghiệm, những tình cảm mà chúng tôi nhận được từ đồng nghiệp và từ bệnh nhân. Một điều quan trọng nữa là, chúng tôi cảm thấy mình xứng đáng với chiếc áo blouse trắng, xứng đáng với trọng trách mà xã hội giao phó.”, Bs Duy nói.

Thành tựu to lớn nhất mà họ đạt được có lẽ không phải là giải thưởng, mà là sự bình phục của hàng chục ngàn bệnh nhân, là sự hồi sinh của TP.HCM. Thành tựu này, không phải của 1 cá nhân, một tập thể, mà của cả một cộng đồng thầy thuốc và sinh viên y khoa từ mọi miền Tổ quốc. 

“Giải thưởng này là một cột mốc, một kỉ niệm đáng nhớ để thấy bản thân mình trưởng thành hơn một bước nữa, thấy được trách nhiệm cao cả với sứ mệnh mà mình đang mang trên người”, bác sĩ Duy tâm sự.

Nguồn: SKĐS

Share30Tweet19
Admin

Admin

Có thể bạn quan tâm

Hưởng ứng Ngày An toàn người bệnh Thế giới năm 2024 với thông điệp “CHẨN ĐOÁN CHÍNH XÁC-ĐIỀU TRỊ AN TOÀN”

by Admin
0
Hưởng ứng Ngày An toàn người bệnh Thế giới năm 2024 với thông điệp “CHẨN ĐOÁN CHÍNH XÁC-ĐIỀU TRỊ AN TOÀN”

Ngày An Toàn người bệnh Thế giới là một trong những Ngày sức khỏe cộng đồng quan trọng do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đề xuất,...

Read more

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca

by Tran Thanh Long
0

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây máu đông (Chinhphu.vn) – Trước thông tin AstraZeneca lần đầu tiên thừa nhận vaccine COVID-19...

Read more

Sự cống hiến – năng lực và lòng nhân ái của người điều dưỡng

by Tran Thanh Long
0
Sự cống hiến – năng lực và lòng nhân ái của người điều dưỡng

💐💐💐Hôm nay, trong những ngày đầu tháng 5 - tháng tôn vinh vai trò người điều dưỡng, hộ sinh, tôi xin giới thiệu giải thưởng❤️ DAISY Honoree❤️ dành...

Read more

Top 10 chuyên ngành bác sĩ có tỷ lệ trầm cảm cao nhất tại Hoa Kỳ

by Tran Thanh Long
0
Top 10 chuyên ngành bác sĩ có tỷ lệ trầm cảm cao nhất tại Hoa Kỳ

Top 10 chuyên ngành bác sĩ có tỷ lệ trầm cảm cao nhất tại Hoa Kỳ By Sara Berg, MS, News Editor AMA RECOVERY PLAN FOR PHYSICIAN Giờ...

Read more

Giải thưởng DAISY dành trái tim Điều dưỡng nhân hậu

by Tran Thanh Long
0
Giải thưởng DAISY dành trái tim Điều dưỡng nhân hậu

Món quà dành cho tháng 5 "tháng nhận thức về sức khỏe tinh thần" và trái tim nhân hậu. Tôi muốn giới thiệu về giải thưởng DAISY Honoree...

Read more
Next Post
Sinh viên ngành y tham gia chống dịch: Cột mốc đáng nhớ trong đời

Sinh viên ngành y tham gia chống dịch: Cột mốc đáng nhớ trong đời

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin liên quan

100% tình nguyện viên tiêm vắc xin phòng COVID-19 Nano Covax của Việt Nam đều sinh miễn dịch

100% tình nguyện viên tiêm vắc xin phòng COVID-19 Nano Covax của Việt Nam đều sinh miễn dịch

Bí thư Thành ủy Hà Nội: Tiếp thu cầu thị, điều chỉnh cấp và kiểm tra giấy đi đường phù hợp với thực tiễn

Bí thư Thành ủy Hà Nội: Tiếp thu cầu thị, điều chỉnh cấp và kiểm tra giấy đi đường phù hợp với thực tiễn

Hà Tĩnh: Chung kết Hội thi Trưởng trạm y tế giỏi Ngành Y tế Hà Tĩnh năm 2018

Chuyên mục

  • Đọc Mỗi Ngày
  • Hoạt động
  • Tài nguyên
  • Tin tức
HARDI

Chuyên mục

  • Đọc Mỗi Ngày
  • Hoạt động
  • Tài nguyên
  • Tin tức

Chính sách

  • Chính sách bảo mật

© 2022 Hardi.vn - Viện Đánh giá Chất lượng và Phát triển nguồn nhân lực Y tế.

  • vi Tiếng Việt
  • en English
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin tức
  • Đào tạo
  • Đọc Mỗi Ngày
  • Tài nguyên
  • Liên hệ

© 2022 Hardi.vn - Viện Đánh giá Chất lượng và Phát triển nguồn nhân lực Y tế.

Are you sure want to unlock this post?
Unlock left : 0
Are you sure want to cancel subscription?