Dù nhiệm vụ được giao đã hoàn thành nhưng nhiều “chiến sĩ áo trắng” vẫn tiếp tục ở lại đồng hành cùng bệnh nhân COVID-19 tại TP. Hồ Chí Minh. Họ mong muốn có một hành trình chống dịch trọn vẹn rồi mới trở về cùng người thân và bạn bè.
Mong muốn một “hành trình” trọn vẹn
Khi những đồng đội đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hỗ trợ TP. Hồ Chí Minh phòng, chống dịch bệnh COVID-19, và trở về trong sự chào đón của người thân và đồng nghiệp thì vẫn còn những “chiến sĩ áo trắng” khác tình nguyện ở lại cùng TP. Hồ Chí Minh với quyết tâm ngày về thành phố này đã “hết ốm”.
Chia sẻ cùng phóng viên Báo Sức khỏe & Đời sống (Bộ Y tế), Bác sĩ Cao Xuân Thành (SN 1987) công tác tại Khoa Phụ khoa, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cuba Đồng Hới (Quảng Bình) hiện đang thực hiện nhiệm vụ tại Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 trực thuộc Bệnh viện Trung ương Huế tại quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh cho biết, anh đã cùng 3 đồng nghiệp tình nguyện ở lại với đoàn công tác vừa tăng cường tiếp tục hỗ trợ TP. Hồ Chí Minh chống dịch.
Trước đó, khi ngày nhiệm vụ được giao đã hoàn thành, ngày về đã đến gần, bác sĩ Thành vẫn trăn trở khi cho rằng “hành trình” của mình vẫn chưa trọn vẹn bởi TP. Hồ Chí Minh dù đã qua những ngày tháng cam go nhất nhưng lượng bệnh nhân vẫn đông.
Hơn 2 tháng thực hiện nhiệm vụ, bác sĩ Thành đã cảm nhận được những vất vả của đồng nghiệp, những đau đớn của bệnh nhân nên trong tâm thức vị bác sĩ ấy luôn muốn cống hiến thêm đến khi còn có thể.
Sau khi có ý định tiếp tục ở lại chống dịch, bác sĩ Thành cùng 3 đồng nghiệp đã xin ý kiến Ban Giám đốc bệnh viện và được thu xếp công việc ở đơn vị, tiếp tục nhiệm vụ hỗ trợ chống dịch tại TP. Hồ Chí Minh.
Bác sĩ Thành tâm sự, tuy có nhiều vất vả nhưng vì bệnh nhân, bản thân anh và đồng nghiệp sẽ nỗ lực nhiều hơn. Trong khoảng thời gian ấy, nhiều kinh nghiệm đã được anh và đồng nghiệp đúc rút sẽ được anh hướng dẫn và chia sẻ cho đoàn công tác vừa được tăng cường từ Quảng Bình.
Động lực lớn từ người thân và đồng nghiệp
Là một bác sĩ, nhưng anh thành còn mang trên vai trách nhiệm của một người con, người chồng người cha… nên khi có ý định tiếp tục ở lại TP. Hồ Chí Minh chống dịch anh đã có những tâm sự cùng ba mẹ và vợ.
“Khi biết mình xin tiếp tục ở lại, ba mẹ muốn mình về bởi lo lắng cho con trai. Vợ cũng là cán bộ y tế nên hiểu cho chồng và giúp chồng giải thích và chăm sóc ba mẹ và con nhỏ. Khi hiểu được mong muốn của mình, người thân và đồng nghiệp đã gửi những lời động viên”, anh Thành cho biết.
Cùng bác sĩ Thành và các đồng nghiệp khác tình nguyện ở lại hỗ trợ TP. Hồ Chí Minh chống dịch, chị Nguyễn Thị Thanh Trà, Hộ sinh Trưởng, Khoa Phụ Khoa cũng phải tạm gác mong muốn trở về vui vầy cùng chồng con.
Chị Trà cho biết, chồng chị là cán bộ Biên phòng thường xuyên phải thực hiện nhiệm vụ. Ngày chị lên đường vào TP. Hồ Chí Minh chống dịch đã có dặn dò để hai con tự bảo bạn, chăm sóc nhau giúp ba mẹ an tâm làm nhiệm vụ.
Trong những quãng ngắn nghỉ ngơi, chị Trà thường xuyên gọi điện cho chồng và con để kể cho các con nghe những câu chuyện về bệnh nhân mắc COVID-19. Chị mong muốn các con hiểu được lý do mẹ tình nguyện ở tiếp tục hỗ trợ TP. Hồ Chí Minh chống dịch và cố gắng hơn trong học tập và cuộc sống.
Nguồn: SKĐS
Dù nhiệm vụ được giao đã hoàn thành nhưng nhiều “chiến sĩ áo trắng” vẫn tiếp tục ở lại đồng hành cùng bệnh nhân COVID-19 tại TP. Hồ Chí Minh. Họ mong muốn có một hành trình chống dịch trọn vẹn rồi mới trở về cùng người thân và bạn bè.
Mong muốn một “hành trình” trọn vẹn
Khi những đồng đội đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hỗ trợ TP. Hồ Chí Minh phòng, chống dịch bệnh COVID-19, và trở về trong sự chào đón của người thân và đồng nghiệp thì vẫn còn những “chiến sĩ áo trắng” khác tình nguyện ở lại cùng TP. Hồ Chí Minh với quyết tâm ngày về thành phố này đã “hết ốm”.
Chia sẻ cùng phóng viên Báo Sức khỏe & Đời sống (Bộ Y tế), Bác sĩ Cao Xuân Thành (SN 1987) công tác tại Khoa Phụ khoa, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cuba Đồng Hới (Quảng Bình) hiện đang thực hiện nhiệm vụ tại Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 trực thuộc Bệnh viện Trung ương Huế tại quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh cho biết, anh đã cùng 3 đồng nghiệp tình nguyện ở lại với đoàn công tác vừa tăng cường tiếp tục hỗ trợ TP. Hồ Chí Minh chống dịch.
Trước đó, khi ngày nhiệm vụ được giao đã hoàn thành, ngày về đã đến gần, bác sĩ Thành vẫn trăn trở khi cho rằng “hành trình” của mình vẫn chưa trọn vẹn bởi TP. Hồ Chí Minh dù đã qua những ngày tháng cam go nhất nhưng lượng bệnh nhân vẫn đông.
Hơn 2 tháng thực hiện nhiệm vụ, bác sĩ Thành đã cảm nhận được những vất vả của đồng nghiệp, những đau đớn của bệnh nhân nên trong tâm thức vị bác sĩ ấy luôn muốn cống hiến thêm đến khi còn có thể.
Sau khi có ý định tiếp tục ở lại chống dịch, bác sĩ Thành cùng 3 đồng nghiệp đã xin ý kiến Ban Giám đốc bệnh viện và được thu xếp công việc ở đơn vị, tiếp tục nhiệm vụ hỗ trợ chống dịch tại TP. Hồ Chí Minh.
Bác sĩ Thành tâm sự, tuy có nhiều vất vả nhưng vì bệnh nhân, bản thân anh và đồng nghiệp sẽ nỗ lực nhiều hơn. Trong khoảng thời gian ấy, nhiều kinh nghiệm đã được anh và đồng nghiệp đúc rút sẽ được anh hướng dẫn và chia sẻ cho đoàn công tác vừa được tăng cường từ Quảng Bình.
Động lực lớn từ người thân và đồng nghiệp
Là một bác sĩ, nhưng anh thành còn mang trên vai trách nhiệm của một người con, người chồng người cha… nên khi có ý định tiếp tục ở lại TP. Hồ Chí Minh chống dịch anh đã có những tâm sự cùng ba mẹ và vợ.
“Khi biết mình xin tiếp tục ở lại, ba mẹ muốn mình về bởi lo lắng cho con trai. Vợ cũng là cán bộ y tế nên hiểu cho chồng và giúp chồng giải thích và chăm sóc ba mẹ và con nhỏ. Khi hiểu được mong muốn của mình, người thân và đồng nghiệp đã gửi những lời động viên”, anh Thành cho biết.
Cùng bác sĩ Thành và các đồng nghiệp khác tình nguyện ở lại hỗ trợ TP. Hồ Chí Minh chống dịch, chị Nguyễn Thị Thanh Trà, Hộ sinh Trưởng, Khoa Phụ Khoa cũng phải tạm gác mong muốn trở về vui vầy cùng chồng con.
Chị Trà cho biết, chồng chị là cán bộ Biên phòng thường xuyên phải thực hiện nhiệm vụ. Ngày chị lên đường vào TP. Hồ Chí Minh chống dịch đã có dặn dò để hai con tự bảo bạn, chăm sóc nhau giúp ba mẹ an tâm làm nhiệm vụ.
Trong những quãng ngắn nghỉ ngơi, chị Trà thường xuyên gọi điện cho chồng và con để kể cho các con nghe những câu chuyện về bệnh nhân mắc COVID-19. Chị mong muốn các con hiểu được lý do mẹ tình nguyện ở tiếp tục hỗ trợ TP. Hồ Chí Minh chống dịch và cố gắng hơn trong học tập và cuộc sống.
Nguồn: SKĐS