Ngày 22/12/2023, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã phối hợp với Tổ chức PATH đã tổ chức hội thảo tổng kết Dự án “Chuyển đổi đáp ứng với Bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam” do quỹ Access Accerelated tài trợ. Dự án được triển khai từ năm 2019 đến 2022 tại 120 xã, phường thuộc 8 quận, huyện trên địa bàn các tỉnh, thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Khánh Hòa và Tây Ninh.
TS. Hoàng Minh Đức – Phó cục trưởng Cục Y tế dự phòng phát biểu tại hội nghị
Việt Nam đang phải đối mặt với gánh nặng bệnh tật và tử vong rất lớn và ngày càng gia tăng của các bệnh không lây nhiễm. Số trường hợp tử vong do các căn bệnh này đang chiếm hơn 2/3 số trường hợp tử vong trên toàn quốc. Trong các bệnh không lây nhiễm, tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu gây tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim và các bệnh tim mạch khác. Theo thống kê STEPS 2021, hiện tại nước ta có khoảng 15,1 triệu người mắc tăng huyết áp (chiếm 23,3% dân số người trưởng thành) và 4,5 triệu người đang mắc đái tháo đường (chiếm 7.06% dân số người trưởng thành).
Dự án Chuyển đổi đáp ứng với bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam nhằm hai mục tiêu chính: (1) Tăng cường năng lực hệ thống y tế cơ sở về dự phòng, phát hiện sớm, quản lý điều trị và chăm sóc người bệnh tăng huyết áp (THA), đái tháo đường (ĐTĐ); (2) Tăng cường hiệu quả dịch vụ phát hiện nguy cơ, quản lý điều trị và chăm sóc người bệnh THA, ĐTĐ tại tuyến y tế (TYT) và tại cộng đồng. TS. Trương Đình Bắc, nguyên Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế – là lãnh đạo đầu tiên của Cục tiếp nhận dự án – cho biết : “Dự án Chuyển đổi đáp ứng với bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam là một dự án thiết thực, phù hợp với chiến lược của Việt Nam là ưu tiên tăng cường dự phòng, phát hiện sớm, quản lý hiệu quả tăng huyết áp và đái tháo đường tại tuyến y tế cơ sở nhằm ứng phó với sự gia tăng bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam. Dự án có cách tiếp cận toàn diện, áp dụng nhiều sáng kiến mới từ dự phòng đến chăm sóc, quản lý điều trị liên tục“
Qua hơn ba năm triển khai, dự án đã xây dựng nhiều tài liệu đào tạo và công cụ theo hướng chuẩn hóa để nâng cao năng lực cho cán bộ y tế, đặc biệt là tuyến y tế cơ sở. Dự án đã tập huấn cho hơn 1.700 lượt người về chuyên môn cho cán bộ chuyên trách chương trình phòng chống bệnh không lây nhiễm tuyến huyện, tuyến xã, y tế thôn bản và cộng tác viên. Dự án cũng cung cấp các trang thiết bị thiết yếu như máy đo huyết áp, máy đo và que thử đường huyết để thúc đẩy các hoạt động sàng lọc phát hiện sớm, quản lý điều trị bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường hiệu quả tại cộng đồng và tuyến y tế cơ sở. Dự án cũng đã tiên phong ứng dụng công nghệ thông qua việc phát triển và thực nghiệm ứng dụng “Sống khỏe“ dùng trên điện thoại thông minh dành cho người dân trong cộng đồng tự quản lý sức khỏe và phát hiện nguy cơ tăng huyết áp và đái tháo đường cũng như dành cho cán bộ y tế giúp kết nối và quản lý hiệu quả người có nguy cơ tăng huyết áp và đái tháo đường, tăng cường sự gắn kết giữa người dân với các cơ sở y tế. Mặc dù dự án bị gián đoạn do tác động của đại dịch COVID–19, nhưng tính đến 15/12/2022 đã có 248.000 người đã được sàng lọc nguy cơ tăng huyết áp và đái tháo đường; 22.600 ca mắc tăng huyết áp được phát hiện và 5.924 người được phát hiện mắc đái tháo đường. Trong số người được chẩn đoán, 94,3% được đưa vào điều trị ngay để kiểm soát bệnh. Hệ thống y tế cơ sở cũng thực hiện các hoạt động chăm sóc tại nhà và cộng đồng, bao gồm tư vấn thay đổi lối sống, dinh dưỡng, luyện tập thể lực, tuân thủ điều trị, hỗ trợ theo dõi chỉ số huyết áp, đường huyết, kiểm soát thừa cân cho 32.910 người mắc tăng huyết áp và đái tháo đường, giúp kiểm soát bệnh hiệu quả và dự phòng biến chứng, tử vong. Sau một thời gian ngắn đưa vào thử nghiệm, ứng dụng Sống khỏe đã thu hút được hơn 10.000 người dân và hơn 700 cán bộ y tế cài đặt và sử dụng và nhận được những phản hồi tích cực từ người dùng.
Quang cảnh hội nghị
Bên cạnh đó, dự án đã khảo sát thực trạng hệ thống thông tin y tế trong quản lý bệnh không lây nhiễm, thực trạng của chuỗi cung ứng thuốc thiết yếu cho chương trình phòng, chống tăng huyết áp và đái tháo đường tại tuyến y tế cơ sở. Qua đó, đơn vị y tế cấp tỉnh, huyện, xã đã nhận được các khuyến nghị thực tế và khả thi nhằm cải thiện chất lượng của hệ thống thông tin, hệ thống cung ứng thuốc, công tác quản lý và đáp ứng can thiệp tại tuyến y tế cơ sở đối với diễn biến của các bệnh không lây nhiễm.
Dự án Chuyển đổi đáp ứng với các bệnh không lây nhiễm là một trong số ít các dự án góp phần không nhỏ vào công cuộc phòng, chống tăng huyết áp và đái tháo đường tài Việt Nam. Cục Y tế dự phòng cùng với các Viện Y tế dự phòng quốc gia và khu vực, các đơn vị y tế địa phương và tổ chức PATH đã nỗ lực rất nhiều, không ngừng sáng tạo để áp dụng các sáng kiến, công cụ mới nhằm mở rộng để có thể mang dịch vụ sàng lọc phát hiện sớm, kết nối và chăm sóc người bệnh đến gần hơn nơi người dân sinh sống và giúp họ tuân thủ điều trị cũng như thực hành các lối sống có lợi cho sức khỏe.
TS. Hoàng Minh Đức, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế chia sẻ: “Dự án chuyển đổi đáp ứng với bệnh không lây nhiễm do Access Acelerated và tổ chức PATH hỗ trợ đã góp phần không nhỏ giúp Bộ Y tế thực hiện chiến lược quốc gia. Chúng tôi đánh giá cao vai trò kỹ thuật và sự hỗ trợ nhiệt tình, có trách nhiệm của tổ chức PATH trong việc thiết kế, đề xuất các mô hình can thiệp có tính toàn diện, tiên phong ứng dụng công nghệ số để tăng cường hiệu quả chương trình. Mô hình can thiệp và các sản phẩm được xây dựng, triển khai trong khuôn khổ dự án sẽ tiếp tục được kế thừa và nhân rộng ở Việt Nam.”./.
Ngày 22/12/2023, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã phối hợp với Tổ chức PATH đã tổ chức hội thảo tổng kết Dự án “Chuyển đổi đáp ứng với Bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam” do quỹ Access Accerelated tài trợ. Dự án được triển khai từ năm 2019 đến 2022 tại 120 xã, phường thuộc 8 quận, huyện trên địa bàn các tỉnh, thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Khánh Hòa và Tây Ninh.
TS. Hoàng Minh Đức – Phó cục trưởng Cục Y tế dự phòng phát biểu tại hội nghị
Việt Nam đang phải đối mặt với gánh nặng bệnh tật và tử vong rất lớn và ngày càng gia tăng của các bệnh không lây nhiễm. Số trường hợp tử vong do các căn bệnh này đang chiếm hơn 2/3 số trường hợp tử vong trên toàn quốc. Trong các bệnh không lây nhiễm, tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu gây tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim và các bệnh tim mạch khác. Theo thống kê STEPS 2021, hiện tại nước ta có khoảng 15,1 triệu người mắc tăng huyết áp (chiếm 23,3% dân số người trưởng thành) và 4,5 triệu người đang mắc đái tháo đường (chiếm 7.06% dân số người trưởng thành).
Dự án Chuyển đổi đáp ứng với bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam nhằm hai mục tiêu chính: (1) Tăng cường năng lực hệ thống y tế cơ sở về dự phòng, phát hiện sớm, quản lý điều trị và chăm sóc người bệnh tăng huyết áp (THA), đái tháo đường (ĐTĐ); (2) Tăng cường hiệu quả dịch vụ phát hiện nguy cơ, quản lý điều trị và chăm sóc người bệnh THA, ĐTĐ tại tuyến y tế (TYT) và tại cộng đồng. TS. Trương Đình Bắc, nguyên Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế – là lãnh đạo đầu tiên của Cục tiếp nhận dự án – cho biết : “Dự án Chuyển đổi đáp ứng với bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam là một dự án thiết thực, phù hợp với chiến lược của Việt Nam là ưu tiên tăng cường dự phòng, phát hiện sớm, quản lý hiệu quả tăng huyết áp và đái tháo đường tại tuyến y tế cơ sở nhằm ứng phó với sự gia tăng bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam. Dự án có cách tiếp cận toàn diện, áp dụng nhiều sáng kiến mới từ dự phòng đến chăm sóc, quản lý điều trị liên tục“
Qua hơn ba năm triển khai, dự án đã xây dựng nhiều tài liệu đào tạo và công cụ theo hướng chuẩn hóa để nâng cao năng lực cho cán bộ y tế, đặc biệt là tuyến y tế cơ sở. Dự án đã tập huấn cho hơn 1.700 lượt người về chuyên môn cho cán bộ chuyên trách chương trình phòng chống bệnh không lây nhiễm tuyến huyện, tuyến xã, y tế thôn bản và cộng tác viên. Dự án cũng cung cấp các trang thiết bị thiết yếu như máy đo huyết áp, máy đo và que thử đường huyết để thúc đẩy các hoạt động sàng lọc phát hiện sớm, quản lý điều trị bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường hiệu quả tại cộng đồng và tuyến y tế cơ sở. Dự án cũng đã tiên phong ứng dụng công nghệ thông qua việc phát triển và thực nghiệm ứng dụng “Sống khỏe“ dùng trên điện thoại thông minh dành cho người dân trong cộng đồng tự quản lý sức khỏe và phát hiện nguy cơ tăng huyết áp và đái tháo đường cũng như dành cho cán bộ y tế giúp kết nối và quản lý hiệu quả người có nguy cơ tăng huyết áp và đái tháo đường, tăng cường sự gắn kết giữa người dân với các cơ sở y tế. Mặc dù dự án bị gián đoạn do tác động của đại dịch COVID–19, nhưng tính đến 15/12/2022 đã có 248.000 người đã được sàng lọc nguy cơ tăng huyết áp và đái tháo đường; 22.600 ca mắc tăng huyết áp được phát hiện và 5.924 người được phát hiện mắc đái tháo đường. Trong số người được chẩn đoán, 94,3% được đưa vào điều trị ngay để kiểm soát bệnh. Hệ thống y tế cơ sở cũng thực hiện các hoạt động chăm sóc tại nhà và cộng đồng, bao gồm tư vấn thay đổi lối sống, dinh dưỡng, luyện tập thể lực, tuân thủ điều trị, hỗ trợ theo dõi chỉ số huyết áp, đường huyết, kiểm soát thừa cân cho 32.910 người mắc tăng huyết áp và đái tháo đường, giúp kiểm soát bệnh hiệu quả và dự phòng biến chứng, tử vong. Sau một thời gian ngắn đưa vào thử nghiệm, ứng dụng Sống khỏe đã thu hút được hơn 10.000 người dân và hơn 700 cán bộ y tế cài đặt và sử dụng và nhận được những phản hồi tích cực từ người dùng.
Quang cảnh hội nghị
Bên cạnh đó, dự án đã khảo sát thực trạng hệ thống thông tin y tế trong quản lý bệnh không lây nhiễm, thực trạng của chuỗi cung ứng thuốc thiết yếu cho chương trình phòng, chống tăng huyết áp và đái tháo đường tại tuyến y tế cơ sở. Qua đó, đơn vị y tế cấp tỉnh, huyện, xã đã nhận được các khuyến nghị thực tế và khả thi nhằm cải thiện chất lượng của hệ thống thông tin, hệ thống cung ứng thuốc, công tác quản lý và đáp ứng can thiệp tại tuyến y tế cơ sở đối với diễn biến của các bệnh không lây nhiễm.
Dự án Chuyển đổi đáp ứng với các bệnh không lây nhiễm là một trong số ít các dự án góp phần không nhỏ vào công cuộc phòng, chống tăng huyết áp và đái tháo đường tài Việt Nam. Cục Y tế dự phòng cùng với các Viện Y tế dự phòng quốc gia và khu vực, các đơn vị y tế địa phương và tổ chức PATH đã nỗ lực rất nhiều, không ngừng sáng tạo để áp dụng các sáng kiến, công cụ mới nhằm mở rộng để có thể mang dịch vụ sàng lọc phát hiện sớm, kết nối và chăm sóc người bệnh đến gần hơn nơi người dân sinh sống và giúp họ tuân thủ điều trị cũng như thực hành các lối sống có lợi cho sức khỏe.
TS. Hoàng Minh Đức, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế chia sẻ: “Dự án chuyển đổi đáp ứng với bệnh không lây nhiễm do Access Acelerated và tổ chức PATH hỗ trợ đã góp phần không nhỏ giúp Bộ Y tế thực hiện chiến lược quốc gia. Chúng tôi đánh giá cao vai trò kỹ thuật và sự hỗ trợ nhiệt tình, có trách nhiệm của tổ chức PATH trong việc thiết kế, đề xuất các mô hình can thiệp có tính toàn diện, tiên phong ứng dụng công nghệ số để tăng cường hiệu quả chương trình. Mô hình can thiệp và các sản phẩm được xây dựng, triển khai trong khuôn khổ dự án sẽ tiếp tục được kế thừa và nhân rộng ở Việt Nam.”./.