HARDI
  • vi Tiếng Việt
  • en English
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin tức
  • Đào tạo
  • Đọc Mỗi Ngày
  • Tài nguyên
  • Liên hệ
No Result
View All Result
SUBSCRIBE
HARDI
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin tức
  • Đào tạo
  • Đọc Mỗi Ngày
  • Tài nguyên
  • Liên hệ
No Result
View All Result
HARDI
No Result
View All Result
Home Tin tức

Chuyên gia phân tích mức độ nguy hiểm của chủng virus SARS-CoV-2 mới

Admin by Admin
in Tin tức
0
74
SHARES
1.2k
VIEWS
Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter

COVID-19:

Số ca lây nhiễm trong nước từ 27/4 đến nay

4095

Tỉnh thành       Hôm nay          Tổng

Bắc Giang        +43      2161

Hà Nội +15      297

Lạng Sơn         +3        65

Bắc Ninh         0          804

TP. HCM         0          157

Đà Nẵng          0          156

Vĩnh Phúc        0          89

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW 0          58

Điện Biên        0          58

Hải Dương       0          48

Bệnh viện K TW          0          44

Hà Nam           0          42

Hưng Yên        0          37

Thái Bình         0          20

Hòa Bình         0          7

Nam Định        0          6

Thanh Hóa       0          5

Huế      0          5

Ninh Bình        0          4

Long An          0          3

Thái Nguyên    0          3

Quảng Nam     0          3

Phú Thọ           0          3

Quảng Trị        0          3

Đắk Lắk           0          3

Hải Phòng        0          3

Quảng Ninh     0          2

Gia Lai 0          1

Bạc Liêu          0          1

Nghệ An          0          1

Quảng Ngãi      0          1

Yên Bái           0          1

Sơn La 0          1

Tuyên Quang   0          1

Đồng Nai         0          1

Tây Ninh         0          1

Việt Nam đang trải qua đợt dịch COVID-19 thứ 4 với những diễn biến khó lường. Chỉ trong vòng 1 tháng qua, nước ta đã ghi nhận hơn 4.000 trường hợp mắc COVID-19, với các biến thể mới. Số lượng ca bệnh đang gia tăng nhanh chóng trong những ngày qua, đặc biệt là tại các khu vực điểm nóng như Bắc Giang, Bắc Ninh.

Qua phân tích mẫu bệnh phẩm các ca mắc COVID-19 tại Bắc Ninh đều là biến thể Ấn Độ, biến thể mới này có khả năng lây nhiễm cao hơn các biến thể khác, khiến nhiều người mắc bệnh. Vậy cơ chế lây lan của chủng virus SARS-CoV-2  lần này có mức độ nguy hiểm như thế nào?

TS.BS Hoàng Minh Đức – Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã có những đánh giá, phân tích rõ hơn về mức độ nguy hiểm của chủng virus mới.

– Là thành viên trong đoàn công tác của Bộ Y tế đồng hành cùng Bắc Ninh tham gia phòng, chống dịch COVID-19 trong suốt những ngày vừa qua, ông có thể cho biết khái quát về tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh hiện nay được kiểm soát ở mức độ nào?

TS.BS Hoàng Minh Đức: Đến tối 30/5, toàn tỉnh Bắc Ninh ghi nhận 804 ca bệnh COVID-19, có thể chia thành 2 nhóm chính: cộng đồng (chiếm khoảng 80%) và khu công nghiệp (chiếm khoảng 20%).

Nhóm lây nhiễm tại cộng đồng:

Các ca bệnh được ghi nhận tại tất cả 8 huyện, thị xã, thành phố với nhiều nguồn lây nhiễm khác nhau, trong đó có một số ổ dịch chưa xác định rõ nguồn lây như ở xã Nguyệt Đức, xã Đại Đồng Thành, xã Nghĩa Đạo… Các ca bệnh ghi nhận phần lớn tại huyện Thuận Thành (chiếm khoảng 70%), tiếp đó là TP. Bắc Ninh và huyện Yên Phong. Có hai chuỗi lây nhiễm ghi nhận số ca mắc lớn 1) liên quan tới đám cưới tại thôn Đông, xã Mão Điền và 2) đám tang tại thôn Lê Xá, xã Nguyệt Đức.

Trong 3 ngày gần đây, mỗi ngày ghi nhận khoảng từ 30-40 trường hợp mắc rải rác tại các huyện/thị khác nhau. Hiện nay, phần lớn các chùm ca bệnh đã được kiểm soát, các ca bệnh mới là những ca đã được cách ly từ trước hoặc trong vùng phong tỏa. Tuy nhiên, trong 3 ngày trở lại đây, các ổ dịch tại xã Nguyệt Đức, xã Đại Đồng Thành, thuộc huyện Thuận Thành ghi nhận số ca mắc gia tăng trở lại.

TS.BS Hoàng Minh Đức – Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế).

Nhóm lây nhiễm tại khu/cụm công nghiệp, công ty ngoài khu công nghiệp:

Đến nay, các ca bệnh được ghi nhận tại 35 công ty thuộc 6 khu/cụm công nghiệp trên địa bàn 6 huyện/thị xã/thành phố. Các ca bệnh tại 4 khu công nghiệp Yên Phong, Tiên Sơn, Thuận Thành, VSIP đã xác định được nguồn lây liên quan đến ổ dịch xã Mão Điền, huyện Thuận Thành.

2 khu công nghiệp có nguy cơ lây nhiễm cao nhất và cần tăng cường các biện pháp kiểm soát là Khu công nghiệp Quế Võ và đặc biệt tại cụm Công nghiệp Khắc Niệm.

– Theo các chuyên gia, đợt dịch lần này có đặc điểm bùng phát đa nguồn dịch, đa hình thái, đa chủng lây nhiễm. Vậy ông có thể phân tích về cơ chế lây lan của chủng mới này, cũng như tính chất nguy hiểm của nó?

TS.BS Hoàng Minh Đức: Đến nay, Việt Nam đã ghi nhận tổng cộng 7 biến chủng của virus SARS-CoV-2, bao gồm các chủng phổ biến tại Châu Âu, Châu Phi, Anh và Ấn Độ. Trong đợt dịch từ ngày 26/4 đến nay, Việt Nam ghi nhận 2 biến chủng gây quan ngại là biến chủng Ấn Độ (B.1.617.2) và biến chủng Anh (B.1.1.7).

Trong đó, biến chủng Ấn Độ được đánh giá là có khả năng lây lan mạnh được WHO xếp vào nhóm “biến chủng gây quan ngại”. Biến chủng B.1617.2 có khả năng lây truyền cao hơn 40-50% so với biến chủng ở Anh (B.1.1.7). Biến chủng Ấn Độ này đã được ghi nhận tại tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang và một số tỉnh thành khác.

Theo the Lancet và The New England Journal Medicine, biến chủng Ấn Độ có tốc độ lây lan nhanh, thời gian ủ bệnh ngắn, vào khoảng 2-4 ngày; so với các chủng trước đó có thời gian ủ bệnh từ 5-7 ngày. Tức là sau 2-4 ngày tiếp xúc với nguồn bệnh, người bệnh có khả năng lây truyền sang cho người khác.

Thực tế đánh giá đợt dịch lần thứ 4 tại Việt Nam cho thấy, tốc độ lây lan của biến chủng Ấn Độ rất nhanh, đặc biệt trong các môi trường kín, thông khí kém, tập trung đông người như đám cưới, đám ma, quán karaoke, khu công nghiệp. Có những người mới tiếp xúc ca bệnh 1-2 ngày đã có triệu chứng và đã có khả năng lây lan cho người khác.

Như tại Bắc Giang, từ 1 công nhân bị nhiễm bệnh, chỉ sau 5 ngày đã lây lan hàng trăm người khác tại nhiều công ty trong khu công nghiệp. Trên chuyến bay VN160, đã ghi nhận các trường hợp mắc có vị trí ngồi xa so với trường hợp mắc bệnh, khác hẳn so với đợt dịch trước đó.

Về độc lực của biến chủng này, bước đầu cho thấy tỷ lệ người mắc có triệu chứng cao hơn so với các đợt dịch trước. Song, các biểu hiện lâm sàng nặng gây tử vong đang được đánh giá.

– Trước những diễn biến phức tạp và khó lường của tình hình dịch bệnh hiện nay, ông có khuyến cáo gì để bảo đảm an toàn cho chính bản thân, gia đình và cộng đồng trước nguy cơ dịch bệnh?

TS.BS Hoàng Minh Đức: Đối với người dân hiện nay, để bảo đảm sức khỏe cho mọi người trong mùa dịch COVID-19, chúng ta cần phải thực hiện nghiêm những quy định, hướng dẫn về phòng chống dịch COVID-19 của chính quyền địa phương, cơ quan y tế.

Trước hết là thực hiện tốt thông điệp 5K, bao gồm:

– Đeo khẩu trang vải thường xuyên tại nơi công cộng, nơi tập trung đông người; đeo khẩu trang y tế tại các cơ sở y tế, khu cách ly;

– Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay. Vệ sinh các bề mặt/vật dụng thường xuyên tiếp xúc. Giữ vệ sinh, lau rửa và để nhà cửa thông thoáng;

– Giữ khoảng cách khi tiếp xúc với người khác;

– Không tụ tập đông người;

– Khai báo Y tế.

Khi có triệu chứng mắc COVID-19 (sốt, ho, khó thở, mấy khứu giác…), liên lạc ngay với cơ quan Y tế và chính quyền địa phương để được tư vấn, hỗ trợ.

Người dân cần phối hợp, hỗ trợ chính quyền và cơ quan y tế địa phương để triển khai, thực hiện các biện pháp phòng chống dịch trong cộng đồng. Mỗi người dân nâng cao hơn nữa trách nhiệm, ý thức trong công tác phòng, chống dịch bệnh, góp phần cùng tỉnh Bắc Ninh cũng như cả nước sớm đẩy lùi dịch COVID-19, trở về cuộc sống bình thường.

– Xin trân trọng cảm ơn TS.BS Hoàng Minh Đức./.

Nguồn: Suckhoedoisong.vn

Bạn cũng có thể thích

Hưởng ứng Ngày An toàn người bệnh Thế giới năm 2024 với thông điệp “CHẨN ĐOÁN CHÍNH XÁC-ĐIỀU TRỊ AN TOÀN”

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca

Sự cống hiến – năng lực và lòng nhân ái của người điều dưỡng

COVID-19:

Số ca lây nhiễm trong nước từ 27/4 đến nay

4095

Tỉnh thành       Hôm nay          Tổng

Bắc Giang        +43      2161

Hà Nội +15      297

Lạng Sơn         +3        65

Bắc Ninh         0          804

TP. HCM         0          157

Đà Nẵng          0          156

Vĩnh Phúc        0          89

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW 0          58

Điện Biên        0          58

Hải Dương       0          48

Bệnh viện K TW          0          44

Hà Nam           0          42

Hưng Yên        0          37

Thái Bình         0          20

Hòa Bình         0          7

Nam Định        0          6

Thanh Hóa       0          5

Huế      0          5

Ninh Bình        0          4

Long An          0          3

Thái Nguyên    0          3

Quảng Nam     0          3

Phú Thọ           0          3

Quảng Trị        0          3

Đắk Lắk           0          3

Hải Phòng        0          3

Quảng Ninh     0          2

Gia Lai 0          1

Bạc Liêu          0          1

Nghệ An          0          1

Quảng Ngãi      0          1

Yên Bái           0          1

Sơn La 0          1

Tuyên Quang   0          1

Đồng Nai         0          1

Tây Ninh         0          1

Việt Nam đang trải qua đợt dịch COVID-19 thứ 4 với những diễn biến khó lường. Chỉ trong vòng 1 tháng qua, nước ta đã ghi nhận hơn 4.000 trường hợp mắc COVID-19, với các biến thể mới. Số lượng ca bệnh đang gia tăng nhanh chóng trong những ngày qua, đặc biệt là tại các khu vực điểm nóng như Bắc Giang, Bắc Ninh.

Qua phân tích mẫu bệnh phẩm các ca mắc COVID-19 tại Bắc Ninh đều là biến thể Ấn Độ, biến thể mới này có khả năng lây nhiễm cao hơn các biến thể khác, khiến nhiều người mắc bệnh. Vậy cơ chế lây lan của chủng virus SARS-CoV-2  lần này có mức độ nguy hiểm như thế nào?

TS.BS Hoàng Minh Đức – Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã có những đánh giá, phân tích rõ hơn về mức độ nguy hiểm của chủng virus mới.

– Là thành viên trong đoàn công tác của Bộ Y tế đồng hành cùng Bắc Ninh tham gia phòng, chống dịch COVID-19 trong suốt những ngày vừa qua, ông có thể cho biết khái quát về tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh hiện nay được kiểm soát ở mức độ nào?

TS.BS Hoàng Minh Đức: Đến tối 30/5, toàn tỉnh Bắc Ninh ghi nhận 804 ca bệnh COVID-19, có thể chia thành 2 nhóm chính: cộng đồng (chiếm khoảng 80%) và khu công nghiệp (chiếm khoảng 20%).

Nhóm lây nhiễm tại cộng đồng:

Các ca bệnh được ghi nhận tại tất cả 8 huyện, thị xã, thành phố với nhiều nguồn lây nhiễm khác nhau, trong đó có một số ổ dịch chưa xác định rõ nguồn lây như ở xã Nguyệt Đức, xã Đại Đồng Thành, xã Nghĩa Đạo… Các ca bệnh ghi nhận phần lớn tại huyện Thuận Thành (chiếm khoảng 70%), tiếp đó là TP. Bắc Ninh và huyện Yên Phong. Có hai chuỗi lây nhiễm ghi nhận số ca mắc lớn 1) liên quan tới đám cưới tại thôn Đông, xã Mão Điền và 2) đám tang tại thôn Lê Xá, xã Nguyệt Đức.

Trong 3 ngày gần đây, mỗi ngày ghi nhận khoảng từ 30-40 trường hợp mắc rải rác tại các huyện/thị khác nhau. Hiện nay, phần lớn các chùm ca bệnh đã được kiểm soát, các ca bệnh mới là những ca đã được cách ly từ trước hoặc trong vùng phong tỏa. Tuy nhiên, trong 3 ngày trở lại đây, các ổ dịch tại xã Nguyệt Đức, xã Đại Đồng Thành, thuộc huyện Thuận Thành ghi nhận số ca mắc gia tăng trở lại.

TS.BS Hoàng Minh Đức – Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế).

Nhóm lây nhiễm tại khu/cụm công nghiệp, công ty ngoài khu công nghiệp:

Đến nay, các ca bệnh được ghi nhận tại 35 công ty thuộc 6 khu/cụm công nghiệp trên địa bàn 6 huyện/thị xã/thành phố. Các ca bệnh tại 4 khu công nghiệp Yên Phong, Tiên Sơn, Thuận Thành, VSIP đã xác định được nguồn lây liên quan đến ổ dịch xã Mão Điền, huyện Thuận Thành.

2 khu công nghiệp có nguy cơ lây nhiễm cao nhất và cần tăng cường các biện pháp kiểm soát là Khu công nghiệp Quế Võ và đặc biệt tại cụm Công nghiệp Khắc Niệm.

– Theo các chuyên gia, đợt dịch lần này có đặc điểm bùng phát đa nguồn dịch, đa hình thái, đa chủng lây nhiễm. Vậy ông có thể phân tích về cơ chế lây lan của chủng mới này, cũng như tính chất nguy hiểm của nó?

TS.BS Hoàng Minh Đức: Đến nay, Việt Nam đã ghi nhận tổng cộng 7 biến chủng của virus SARS-CoV-2, bao gồm các chủng phổ biến tại Châu Âu, Châu Phi, Anh và Ấn Độ. Trong đợt dịch từ ngày 26/4 đến nay, Việt Nam ghi nhận 2 biến chủng gây quan ngại là biến chủng Ấn Độ (B.1.617.2) và biến chủng Anh (B.1.1.7).

Trong đó, biến chủng Ấn Độ được đánh giá là có khả năng lây lan mạnh được WHO xếp vào nhóm “biến chủng gây quan ngại”. Biến chủng B.1617.2 có khả năng lây truyền cao hơn 40-50% so với biến chủng ở Anh (B.1.1.7). Biến chủng Ấn Độ này đã được ghi nhận tại tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang và một số tỉnh thành khác.

Theo the Lancet và The New England Journal Medicine, biến chủng Ấn Độ có tốc độ lây lan nhanh, thời gian ủ bệnh ngắn, vào khoảng 2-4 ngày; so với các chủng trước đó có thời gian ủ bệnh từ 5-7 ngày. Tức là sau 2-4 ngày tiếp xúc với nguồn bệnh, người bệnh có khả năng lây truyền sang cho người khác.

Thực tế đánh giá đợt dịch lần thứ 4 tại Việt Nam cho thấy, tốc độ lây lan của biến chủng Ấn Độ rất nhanh, đặc biệt trong các môi trường kín, thông khí kém, tập trung đông người như đám cưới, đám ma, quán karaoke, khu công nghiệp. Có những người mới tiếp xúc ca bệnh 1-2 ngày đã có triệu chứng và đã có khả năng lây lan cho người khác.

Như tại Bắc Giang, từ 1 công nhân bị nhiễm bệnh, chỉ sau 5 ngày đã lây lan hàng trăm người khác tại nhiều công ty trong khu công nghiệp. Trên chuyến bay VN160, đã ghi nhận các trường hợp mắc có vị trí ngồi xa so với trường hợp mắc bệnh, khác hẳn so với đợt dịch trước đó.

Về độc lực của biến chủng này, bước đầu cho thấy tỷ lệ người mắc có triệu chứng cao hơn so với các đợt dịch trước. Song, các biểu hiện lâm sàng nặng gây tử vong đang được đánh giá.

– Trước những diễn biến phức tạp và khó lường của tình hình dịch bệnh hiện nay, ông có khuyến cáo gì để bảo đảm an toàn cho chính bản thân, gia đình và cộng đồng trước nguy cơ dịch bệnh?

TS.BS Hoàng Minh Đức: Đối với người dân hiện nay, để bảo đảm sức khỏe cho mọi người trong mùa dịch COVID-19, chúng ta cần phải thực hiện nghiêm những quy định, hướng dẫn về phòng chống dịch COVID-19 của chính quyền địa phương, cơ quan y tế.

Trước hết là thực hiện tốt thông điệp 5K, bao gồm:

– Đeo khẩu trang vải thường xuyên tại nơi công cộng, nơi tập trung đông người; đeo khẩu trang y tế tại các cơ sở y tế, khu cách ly;

– Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay. Vệ sinh các bề mặt/vật dụng thường xuyên tiếp xúc. Giữ vệ sinh, lau rửa và để nhà cửa thông thoáng;

– Giữ khoảng cách khi tiếp xúc với người khác;

– Không tụ tập đông người;

– Khai báo Y tế.

Khi có triệu chứng mắc COVID-19 (sốt, ho, khó thở, mấy khứu giác…), liên lạc ngay với cơ quan Y tế và chính quyền địa phương để được tư vấn, hỗ trợ.

Người dân cần phối hợp, hỗ trợ chính quyền và cơ quan y tế địa phương để triển khai, thực hiện các biện pháp phòng chống dịch trong cộng đồng. Mỗi người dân nâng cao hơn nữa trách nhiệm, ý thức trong công tác phòng, chống dịch bệnh, góp phần cùng tỉnh Bắc Ninh cũng như cả nước sớm đẩy lùi dịch COVID-19, trở về cuộc sống bình thường.

– Xin trân trọng cảm ơn TS.BS Hoàng Minh Đức./.

Nguồn: Suckhoedoisong.vn

Share30Tweet19
Admin

Admin

Có thể bạn quan tâm

Hưởng ứng Ngày An toàn người bệnh Thế giới năm 2024 với thông điệp “CHẨN ĐOÁN CHÍNH XÁC-ĐIỀU TRỊ AN TOÀN”

by Admin
0
Hưởng ứng Ngày An toàn người bệnh Thế giới năm 2024 với thông điệp “CHẨN ĐOÁN CHÍNH XÁC-ĐIỀU TRỊ AN TOÀN”

Ngày An Toàn người bệnh Thế giới là một trong những Ngày sức khỏe cộng đồng quan trọng do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đề xuất,...

Read more

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca

by Tran Thanh Long
0

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây máu đông (Chinhphu.vn) – Trước thông tin AstraZeneca lần đầu tiên thừa nhận vaccine COVID-19...

Read more

Sự cống hiến – năng lực và lòng nhân ái của người điều dưỡng

by Tran Thanh Long
0
Sự cống hiến – năng lực và lòng nhân ái của người điều dưỡng

💐💐💐Hôm nay, trong những ngày đầu tháng 5 - tháng tôn vinh vai trò người điều dưỡng, hộ sinh, tôi xin giới thiệu giải thưởng❤️ DAISY Honoree❤️ dành...

Read more

Top 10 chuyên ngành bác sĩ có tỷ lệ trầm cảm cao nhất tại Hoa Kỳ

by Tran Thanh Long
0
Top 10 chuyên ngành bác sĩ có tỷ lệ trầm cảm cao nhất tại Hoa Kỳ

Top 10 chuyên ngành bác sĩ có tỷ lệ trầm cảm cao nhất tại Hoa Kỳ By Sara Berg, MS, News Editor AMA RECOVERY PLAN FOR PHYSICIAN Giờ...

Read more

Giải thưởng DAISY dành trái tim Điều dưỡng nhân hậu

by Tran Thanh Long
0
Giải thưởng DAISY dành trái tim Điều dưỡng nhân hậu

Món quà dành cho tháng 5 "tháng nhận thức về sức khỏe tinh thần" và trái tim nhân hậu. Tôi muốn giới thiệu về giải thưởng DAISY Honoree...

Read more
Next Post
Tối 30/5: Có 142 ca mắc COVID-19 trong nước, riêng TPHCM ghi nhận nhiều nhất với 49 ca

Tối 30/5: Có 142 ca mắc COVID-19 trong nước, riêng TPHCM ghi nhận nhiều nhất với 49 ca

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin liên quan

Sở Y tế Hà Nội nêu 6 yêu cầu đảm bảo an toàn phòng chống dịch tại các cơ sở khám chữa bệnh

Sở Y tế Hà Nội nêu 6 yêu cầu đảm bảo an toàn phòng chống dịch tại các cơ sở khám chữa bệnh

Thực phẩm nào giúp trẻ phát triển trí thông minh từ tuổi mẫu giáo?

Thực phẩm nào giúp trẻ phát triển trí thông minh từ tuổi mẫu giáo?

“Bàn tay vàng” trong mổ nội soi khớp gối

Chuyên mục

  • Đọc Mỗi Ngày
  • Hoạt động
  • Tài nguyên
  • Tin tức
HARDI

Chuyên mục

  • Đọc Mỗi Ngày
  • Hoạt động
  • Tài nguyên
  • Tin tức

Chính sách

  • Chính sách bảo mật

© 2022 Hardi.vn - Viện Đánh giá Chất lượng và Phát triển nguồn nhân lực Y tế.

  • vi Tiếng Việt
  • en English
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin tức
  • Đào tạo
  • Đọc Mỗi Ngày
  • Tài nguyên
  • Liên hệ

© 2022 Hardi.vn - Viện Đánh giá Chất lượng và Phát triển nguồn nhân lực Y tế.

Are you sure want to unlock this post?
Unlock left : 0
Are you sure want to cancel subscription?