Nhờ có Đề án 1816 mà các bệnh viện, trung tâm y tế ở Hà Giang đã được tiếp nhận, chuyển giao nhiều kỹ thuật mới, chuyên sâu, nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, đưa các dịch vụ y tế chất lượng cao tới gần người dân.
Tiếp nhận nhiều kỹ thuật cao
Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang đã đón nhiều lượt cán bộ từ BV Việt Đức Hà Nội, Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Tim Hà Nội… đến chuyển giao các kỹ thuật cao.
Nhờ vậy, những năm qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang đã từng bước nâng cao hiệu quả trong khám, chữa bệnh (KCB) mang lại hiệu quả trong chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân.
Theo đó, hàng loạt kỹ thuật mới đã được triển khai ứng dụng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang trên nhiều lĩnh vực như: Nội soi niệu quản ngược dòng bằng ống soi mềm tán sỏi thận bằng laser; nội soi cầm máu bằng clip trong chảy máu đường tiêu hoá; cắt lớp vi tính 128 dãy; chụp động mạch các loại kim chọc trực tiếp số hóa xóa nền; mở thông dạ dày qua số xóa nền; chụp và nút mạch điều trị u gan số hóa xóa nền; đặt Longline cho trẻ sơ sinh non tháng…
Máy chụp cắt lớp vi tính 128 dãy chẩn đoán bệnh chấn thương sọ não, bụng, cột sống, u phổi, u não…
Chia sẻ tại buổi lễ trao tặng Bằng khen cho nhóm Giáo sư, Tiến sĩ có thành tích xuất sắc trong công tác hỗ trợ chuyên môn và chương trình chuyển giao kỹ thuật cho cán bộ, y bác sĩ của tỉnh Hà Giang, ông Trần Đức Quý, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang cho rằng, nhiều năm qua, các Giáo sư, Tiến sĩ, Giảng viên của các đơn vị Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Trường Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã chuyển giao nhiều kỹ thuật mới hiện đại, chuyên khoa, chuyên sâu cho ngành y tế tỉnh Hà Giang. Qua đó, góp phần xây dựng Bệnh viện Đa khoa tỉnh trở thành bệnh viện hạng một, nhân dân được hưởng thụ nhiều kỹ thuật mới, hiện đại trong công tác khám, chữa bệnh, nhiều ca trọng bệnh được cấp cứu kịp thời không phải chuyển tuyến trên…
Nhờ sự giúp đỡ của các bệnh viện tuyến T.Ư, bệnh viện vệ tinh và sự quan tâm của tỉnh Hà Giang, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang đã được đầu tư nhiều máy móc, thiết bị y tế để phục vụ cho công tác khám, điều trị bệnh nhân. Đơn cử hệ thống chụp mạch số hóa xóa nền DSA được đưa vào sử dụng từ tháng 1/2021 nên nhờ đó, các bệnh lý tim và mạch được chẩn đoán chính xác, đưa ra quyết định điều trị ngay từ giai đoạn đầu. Được biết, để thực hiện hệ thống DSA, các bác sĩ, điều dưỡng trong khoa đã được các bác sỹ Bệnh viện E, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đào tạo, chuyển giao kỹ thuật. Và các y bác sĩ đã làm chủ được kỹ thuật trên và thực hiện thủ thuật can thiệp cho nhiều ca bệnh khó. Trong đó, có những trường hợp nặng không phải chuyển tuyến trung ương.
Người dân vùng cao hưởng lợi
Khi chia sẻ về ứng dụng kỹ thuật mới vào khám, chữa bệnh, lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang cho rằng; Hiện bệnh viện đã áp dụng các kỹ thuật mới, hiện đại và đã triển khai đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực khám, điều trị của bệnh viện.
Nếu trước kia, khi chưa có các kỹ thuật mới, hiện đại, việc chẩn đoán bệnh cho bệnh nhân còn thiếu chính xác, gặp nhiều khó khăn khiến bệnh tình của bệnh nhân chuyển nặng. Tuy nhiên, sau khi các kỹ thuật mới, tiên tiến, hiện đại được triển khai thì việc chẩn đoán bệnh dễ dàng hơn, giảm thời gian bệnh cho người bệnh, giảm chi phí khám chữa bệnh, chất lượng được nâng cao.
Hàng loạt kỹ thuật mới đã được triển khai ứng dụng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang trên nhiều lĩnh vực.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh cũng đã thực hiện tốt việc tiếp nhận các kỹ thuật chuyển giao từ tuyến Trung ương theo Đề án 1816, trở thành bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Tim Hà Nội (Với các chuyên ngành Ngoại chấn thương, Tim mạch…) qua đó, được chuyển giao nhiều kỹ thuật mới giúp cho người bệnh tiếp cận, thụ hưởng những dịch vụ kỹ thuật cao ngay tại tỉnh nhà, tỷ lệ người bệnh đến khám và điều trị ngày càng cao, giảm tỷ lệ chuyển tuyến.
Tại buổi làm việc tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Giang vừa qua, GS.TS Trần Bình Giang, Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đánh giá rất cao về những kết quả trong công tác thực hiện đề án bệnh viện vệ tinh 1816 của Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Giang như: giảm bớt số lượng người bệnh chấn thương sọ não, áp xe não, dị tật đường tiêu hóa, tiết niệu nhi, tán sỏi nội soi, cắt gan do chấn thương… Đây là những bước tiến mới để Bệnh viện Đa khoa tỉnh sẽ tiếp tục thực hiện chuyển giao những kỹ thuật mới trong thời gian tới.
Chia sẻ về vấn đề này, ông Vũ Mạnh Hà, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đánh giá cao ngành Y tế tỉnh đã chủ động tham mưu cho tỉnh các nhiệm vụ, giải pháp phù hợp trong chỉ đạo triển khai mạnh mẽ công tác phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm, trong đó tập trung giám sát, kiểm soát và phòng chống dịch COVID-19. Thông qua các hoạt động tuyên truyền đã góp phần nâng cao nhận thức của người dân chủ động phòng chống dịch, giảm mạnh ca bệnh diễn biến nặng và hạn chế tối đa tử vong; không ngừng phát triển các dịch vụ kỹ thuật cao, chuyên sâu tại các tuyến, đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số trong ngành Y tế…
Ngoài ra, được sự hỗ trợ của nhiều bệnh viện tuyến trung ương nói chung đến nay, BV Đa khoa tỉnh Hà Giang đã được chuyển giao kỹ thuật trong điều trị khám, chữa bệnh nên người dân tỉnh Hà Giang được thụ hưởng dịch vụ y tế chất lượng cao ngay tại Bệnh viện vệ tinh, không phải chuyển tuyến về các bệnh viện Trung ương, giảm khó khăn cho người bệnh, cho ngân sách địa phương, tiết kiệm chi phí cho gia đình người bệnh.
Bên cạnh đó, các bác sĩ bệnh viện đa khoa tỉnh có điều kiện được nâng cao chuyên môn kỹ thuật, cập nhật các kiến thức mới góp phần cải thiện chất lượng khám chữa bệnh, nâng cao uy tín của bác sĩ; Giảm sai sót chuyên môn trong điều trị người bệnh, đặc biệt là những ca bệnh khó, ca bệnh cấp cứu.
Có thể nói, những năm qua, nhờ Đề án 1816 mà ngành y tế Hà Giang đã đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của người dân và cũng nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân trên địa bàn tỉnh vùng cao còn nhiều khó khăn này.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn
Nhờ có Đề án 1816 mà các bệnh viện, trung tâm y tế ở Hà Giang đã được tiếp nhận, chuyển giao nhiều kỹ thuật mới, chuyên sâu, nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, đưa các dịch vụ y tế chất lượng cao tới gần người dân.
Tiếp nhận nhiều kỹ thuật cao
Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang đã đón nhiều lượt cán bộ từ BV Việt Đức Hà Nội, Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Tim Hà Nội… đến chuyển giao các kỹ thuật cao.
Nhờ vậy, những năm qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang đã từng bước nâng cao hiệu quả trong khám, chữa bệnh (KCB) mang lại hiệu quả trong chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân.
Theo đó, hàng loạt kỹ thuật mới đã được triển khai ứng dụng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang trên nhiều lĩnh vực như: Nội soi niệu quản ngược dòng bằng ống soi mềm tán sỏi thận bằng laser; nội soi cầm máu bằng clip trong chảy máu đường tiêu hoá; cắt lớp vi tính 128 dãy; chụp động mạch các loại kim chọc trực tiếp số hóa xóa nền; mở thông dạ dày qua số xóa nền; chụp và nút mạch điều trị u gan số hóa xóa nền; đặt Longline cho trẻ sơ sinh non tháng…
Máy chụp cắt lớp vi tính 128 dãy chẩn đoán bệnh chấn thương sọ não, bụng, cột sống, u phổi, u não…
Chia sẻ tại buổi lễ trao tặng Bằng khen cho nhóm Giáo sư, Tiến sĩ có thành tích xuất sắc trong công tác hỗ trợ chuyên môn và chương trình chuyển giao kỹ thuật cho cán bộ, y bác sĩ của tỉnh Hà Giang, ông Trần Đức Quý, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang cho rằng, nhiều năm qua, các Giáo sư, Tiến sĩ, Giảng viên của các đơn vị Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Trường Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã chuyển giao nhiều kỹ thuật mới hiện đại, chuyên khoa, chuyên sâu cho ngành y tế tỉnh Hà Giang. Qua đó, góp phần xây dựng Bệnh viện Đa khoa tỉnh trở thành bệnh viện hạng một, nhân dân được hưởng thụ nhiều kỹ thuật mới, hiện đại trong công tác khám, chữa bệnh, nhiều ca trọng bệnh được cấp cứu kịp thời không phải chuyển tuyến trên…
Nhờ sự giúp đỡ của các bệnh viện tuyến T.Ư, bệnh viện vệ tinh và sự quan tâm của tỉnh Hà Giang, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang đã được đầu tư nhiều máy móc, thiết bị y tế để phục vụ cho công tác khám, điều trị bệnh nhân. Đơn cử hệ thống chụp mạch số hóa xóa nền DSA được đưa vào sử dụng từ tháng 1/2021 nên nhờ đó, các bệnh lý tim và mạch được chẩn đoán chính xác, đưa ra quyết định điều trị ngay từ giai đoạn đầu. Được biết, để thực hiện hệ thống DSA, các bác sĩ, điều dưỡng trong khoa đã được các bác sỹ Bệnh viện E, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đào tạo, chuyển giao kỹ thuật. Và các y bác sĩ đã làm chủ được kỹ thuật trên và thực hiện thủ thuật can thiệp cho nhiều ca bệnh khó. Trong đó, có những trường hợp nặng không phải chuyển tuyến trung ương.
Người dân vùng cao hưởng lợi
Khi chia sẻ về ứng dụng kỹ thuật mới vào khám, chữa bệnh, lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang cho rằng; Hiện bệnh viện đã áp dụng các kỹ thuật mới, hiện đại và đã triển khai đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực khám, điều trị của bệnh viện.
Nếu trước kia, khi chưa có các kỹ thuật mới, hiện đại, việc chẩn đoán bệnh cho bệnh nhân còn thiếu chính xác, gặp nhiều khó khăn khiến bệnh tình của bệnh nhân chuyển nặng. Tuy nhiên, sau khi các kỹ thuật mới, tiên tiến, hiện đại được triển khai thì việc chẩn đoán bệnh dễ dàng hơn, giảm thời gian bệnh cho người bệnh, giảm chi phí khám chữa bệnh, chất lượng được nâng cao.
Hàng loạt kỹ thuật mới đã được triển khai ứng dụng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang trên nhiều lĩnh vực.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh cũng đã thực hiện tốt việc tiếp nhận các kỹ thuật chuyển giao từ tuyến Trung ương theo Đề án 1816, trở thành bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Tim Hà Nội (Với các chuyên ngành Ngoại chấn thương, Tim mạch…) qua đó, được chuyển giao nhiều kỹ thuật mới giúp cho người bệnh tiếp cận, thụ hưởng những dịch vụ kỹ thuật cao ngay tại tỉnh nhà, tỷ lệ người bệnh đến khám và điều trị ngày càng cao, giảm tỷ lệ chuyển tuyến.
Tại buổi làm việc tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Giang vừa qua, GS.TS Trần Bình Giang, Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đánh giá rất cao về những kết quả trong công tác thực hiện đề án bệnh viện vệ tinh 1816 của Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Giang như: giảm bớt số lượng người bệnh chấn thương sọ não, áp xe não, dị tật đường tiêu hóa, tiết niệu nhi, tán sỏi nội soi, cắt gan do chấn thương… Đây là những bước tiến mới để Bệnh viện Đa khoa tỉnh sẽ tiếp tục thực hiện chuyển giao những kỹ thuật mới trong thời gian tới.
Chia sẻ về vấn đề này, ông Vũ Mạnh Hà, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đánh giá cao ngành Y tế tỉnh đã chủ động tham mưu cho tỉnh các nhiệm vụ, giải pháp phù hợp trong chỉ đạo triển khai mạnh mẽ công tác phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm, trong đó tập trung giám sát, kiểm soát và phòng chống dịch COVID-19. Thông qua các hoạt động tuyên truyền đã góp phần nâng cao nhận thức của người dân chủ động phòng chống dịch, giảm mạnh ca bệnh diễn biến nặng và hạn chế tối đa tử vong; không ngừng phát triển các dịch vụ kỹ thuật cao, chuyên sâu tại các tuyến, đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số trong ngành Y tế…
Ngoài ra, được sự hỗ trợ của nhiều bệnh viện tuyến trung ương nói chung đến nay, BV Đa khoa tỉnh Hà Giang đã được chuyển giao kỹ thuật trong điều trị khám, chữa bệnh nên người dân tỉnh Hà Giang được thụ hưởng dịch vụ y tế chất lượng cao ngay tại Bệnh viện vệ tinh, không phải chuyển tuyến về các bệnh viện Trung ương, giảm khó khăn cho người bệnh, cho ngân sách địa phương, tiết kiệm chi phí cho gia đình người bệnh.
Bên cạnh đó, các bác sĩ bệnh viện đa khoa tỉnh có điều kiện được nâng cao chuyên môn kỹ thuật, cập nhật các kiến thức mới góp phần cải thiện chất lượng khám chữa bệnh, nâng cao uy tín của bác sĩ; Giảm sai sót chuyên môn trong điều trị người bệnh, đặc biệt là những ca bệnh khó, ca bệnh cấp cứu.
Có thể nói, những năm qua, nhờ Đề án 1816 mà ngành y tế Hà Giang đã đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của người dân và cũng nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân trên địa bàn tỉnh vùng cao còn nhiều khó khăn này.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn