Những ngày cận Tết Nguyên đán, khoa điều trị bệnh nhân COVID-19 thể vừa và nhẹ của bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (cơ sở 2, xã Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội) chật kín người.
Lẽ thường tình, người bận rộn sẽ là y, bác sĩ nhưng trong phòng điều trị, cách ly bệnh nhân, chị Trần Nguyệt Thơ (SN 1971, ở Tây Hồ, Hà Nội) cũng bận rộn hơn cả.
Căn phòng điều trị, cách ly bệnh nhân có diện tích chỉ khoảng 50m2 nhưng chị Trần Nguyệt Thơ chạy đôn, chạy đáo vừa hỏi han vừa bóp chân, bóp tay một cụ ông đang trải mình trên giường bệnh. Đó là bố đẻ của chị Thơ, năm nay vừa tròn 82 tuổi.
Chị Trần Nguyệt Thơ là bệnh nhân COVID-19. Trước đó, vào những ngày đầu tháng 1/2022, gia đình chị Thơ có 4 người bất ngờ có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2. Duy chỉ còn 2 cháu nhỏ may mắn cho có kết quả âm tính.
Vì tuổi cao sức yếu, bố đẻ của chị Thơ được chuyển đến bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TƯ (cơ sở 2) để điều trị. Riêng chị Thơ lại được chuyển điều trị tại bệnh viện Đa khoa Sóc Sơn.
Phần vì lo lắng đến sức khỏe của bố đẻ, phần vì muốn làm một điều ý nghĩa khi bản thân là bệnh nhân COVID-19, chị Thơ đã xin được chuyển tuyến, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (cơ sở 2) để vừa có thể chăm sóc người thân, vừa hỗ trợ y, bác sĩ trong công tác điều trị, chăm sóc bệnh nhân COVID-19.
Chị Thơ cho biết: “Tôi rất muốn được làm cái gì đó để hỗ trợ y, bác sĩ bởi thời gian qua, các anh chị bác sĩ đã chăm sóc, điều trị cho bố của tôi. Ông năm nay bước sang tuổi 82, sức khỏe yếu lại bị COVID-19 có diễn tiến nặng, chỉ số oxy trong máu (SPO2) thấp, không thể tự ngồi ăn, sinh hoạt trong buồng bệnh, mọi sự đều trông cậy vào y, bác sĩ”.
“Tôi biết, đợt dịch này, Hà Nội có rất nhiều ca dương tính. Các y, bác sĩ thực sự là quá tải, bản thân bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương thiếu nhân lực chăm sóc bệnh nhân nặng nên tôi đã thống nhất với gia đình, xin vào đây để vừa chăm sóc người nhà, vừa là hỗ trợ phần nào các điều dưỡng, y tá đã vất vả chăm sóc bố tôi”, chị Thơ trải lòng.
Vừa nhìn điều dưỡng viên làm thuốc, chị Thơ rưng rưng, nói: “Họ đã quá vất vả, họ vừa điều trị thuốc men, vừa chăm sóc người bệnh đến cho ăn, vệ sinh cả ngày lẫn đêm. Thậm chí, họ còn là chuyên gia tâm lý cho những bệnh nhân như bố tôi. Người già có phải cũng dễ ăn dễ uống đâu. Rồi cũng chính các y bác sĩ đó lại dỗ dành người lớn tuổi từng miếng ăn, giấc ngủ. Có phải gia đình nào cũng có người thân vào được buồng bệnh để hỗ trợ bác sĩ đâu. Chỉ có người F0 nhẹ như chúng tôi. Tôi thương các bạn. Vào đây rồi mới thấm, mới chứng kiến hết sự vất vả của các bạn. Thật sự quá sức tưởng tượng của tôi”.
Chị Nguyễn Thị Hồng Anh (1994, ở Cửa Nam, Hoàn Kiếm) thì may mắn hơn chị Thơ là vừa trở về trạng thái âm tính với SARS-CoV-2 được hai ngày nhưng cùng tình cảnh là có bà nội dương tính, nhập viện điều trị. Chị Hồng Anh đã xin vào viện để vừa chăm sóc bà nội, vừa hỗ trợ y, bác sĩ.
Chị Hồng Anh cho biết: “Tôi vừa điều trị COVID-19, từ dương tính đã trở về âm tính nên không còn sợ nữa. Tôi xin vào bệnh viện để vừa chăm bà, vừa đỡ đần phần nào y, bác sĩ. Thực tế, từ khi tôi vào chăm bà thì tất cả những việc chăm sóc bà tôi đã cáng đáng hết. Tôi muốn để các y, bác sĩ có thời gian để làm thuốc, dành thời gian chăm sóc bệnh nhân nặng và nguy kịch hơn”.
Người cha ruột 82 tuổi của chị Thơ đã yếu hơn, bà nội hơn 70 tuổi của chị Hồng Anh cũng chưa thể ngồi dậy và Tết Nguyên đán Nhâm dần 2022 đang đến rất gần, hai người phụ nữ dương tính nguyện vào buồng bệnh để sẻ chia đều không biết đến ngày về. Có thể, khoảnh khắc đón giao thừa của họ sẽ diễn ra ở ngay nơi buồng bệnh này.
Tuy nhiên, ở thời khắc giao thừa đang cận kề, họ vừa mong mỏi ngày được trở về để cùng gia đình đón Xuân mới, vừa mong dịch giảm hơn để sự vất vả không còn đè nén lên đôi vai gầy ruộc của các y bác sĩ. Song, để có được điều kỳ diệu ấy, hai người phụ nữ đều hiểu rằng, họ sẽ nỗ lực hơn nữa vừa để bản thân, người thân khỏe mạnh, vừa giúp sức các y, bác sĩ.
Dịch bệnh COVID-19 khó có thể trở về “zero” nhưng để “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả COVID-19”, hơn lúc nào hết, chị Trần Nguyệt Thơ và chị Nguyễn Thị Hồng Anh đều mong muốn dịch chóng qua cho mọi hoạt động được trở lại bình thường. Các y bác sĩ phải khỏe. Bởi có sức khỏe mới có thể lo được cho bản thân, cho bệnh nhân.
Thông qua báo Sức khỏe & Đời sống, chị Trần Nguyệt Thơ bày tỏ lòng biết ơn, đồng thời gửi lời cảm ơn từ đáy lòng mình đến các y bác sĩ, đã chăm sóc cứu chữa cho gia đình chị và các bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TƯ này,
Nguồn: SKĐS
Những ngày cận Tết Nguyên đán, khoa điều trị bệnh nhân COVID-19 thể vừa và nhẹ của bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (cơ sở 2, xã Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội) chật kín người.
Lẽ thường tình, người bận rộn sẽ là y, bác sĩ nhưng trong phòng điều trị, cách ly bệnh nhân, chị Trần Nguyệt Thơ (SN 1971, ở Tây Hồ, Hà Nội) cũng bận rộn hơn cả.
Căn phòng điều trị, cách ly bệnh nhân có diện tích chỉ khoảng 50m2 nhưng chị Trần Nguyệt Thơ chạy đôn, chạy đáo vừa hỏi han vừa bóp chân, bóp tay một cụ ông đang trải mình trên giường bệnh. Đó là bố đẻ của chị Thơ, năm nay vừa tròn 82 tuổi.
Chị Trần Nguyệt Thơ là bệnh nhân COVID-19. Trước đó, vào những ngày đầu tháng 1/2022, gia đình chị Thơ có 4 người bất ngờ có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2. Duy chỉ còn 2 cháu nhỏ may mắn cho có kết quả âm tính.
Vì tuổi cao sức yếu, bố đẻ của chị Thơ được chuyển đến bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TƯ (cơ sở 2) để điều trị. Riêng chị Thơ lại được chuyển điều trị tại bệnh viện Đa khoa Sóc Sơn.
Phần vì lo lắng đến sức khỏe của bố đẻ, phần vì muốn làm một điều ý nghĩa khi bản thân là bệnh nhân COVID-19, chị Thơ đã xin được chuyển tuyến, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (cơ sở 2) để vừa có thể chăm sóc người thân, vừa hỗ trợ y, bác sĩ trong công tác điều trị, chăm sóc bệnh nhân COVID-19.
Chị Thơ cho biết: “Tôi rất muốn được làm cái gì đó để hỗ trợ y, bác sĩ bởi thời gian qua, các anh chị bác sĩ đã chăm sóc, điều trị cho bố của tôi. Ông năm nay bước sang tuổi 82, sức khỏe yếu lại bị COVID-19 có diễn tiến nặng, chỉ số oxy trong máu (SPO2) thấp, không thể tự ngồi ăn, sinh hoạt trong buồng bệnh, mọi sự đều trông cậy vào y, bác sĩ”.
“Tôi biết, đợt dịch này, Hà Nội có rất nhiều ca dương tính. Các y, bác sĩ thực sự là quá tải, bản thân bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương thiếu nhân lực chăm sóc bệnh nhân nặng nên tôi đã thống nhất với gia đình, xin vào đây để vừa chăm sóc người nhà, vừa là hỗ trợ phần nào các điều dưỡng, y tá đã vất vả chăm sóc bố tôi”, chị Thơ trải lòng.
Vừa nhìn điều dưỡng viên làm thuốc, chị Thơ rưng rưng, nói: “Họ đã quá vất vả, họ vừa điều trị thuốc men, vừa chăm sóc người bệnh đến cho ăn, vệ sinh cả ngày lẫn đêm. Thậm chí, họ còn là chuyên gia tâm lý cho những bệnh nhân như bố tôi. Người già có phải cũng dễ ăn dễ uống đâu. Rồi cũng chính các y bác sĩ đó lại dỗ dành người lớn tuổi từng miếng ăn, giấc ngủ. Có phải gia đình nào cũng có người thân vào được buồng bệnh để hỗ trợ bác sĩ đâu. Chỉ có người F0 nhẹ như chúng tôi. Tôi thương các bạn. Vào đây rồi mới thấm, mới chứng kiến hết sự vất vả của các bạn. Thật sự quá sức tưởng tượng của tôi”.
Chị Nguyễn Thị Hồng Anh (1994, ở Cửa Nam, Hoàn Kiếm) thì may mắn hơn chị Thơ là vừa trở về trạng thái âm tính với SARS-CoV-2 được hai ngày nhưng cùng tình cảnh là có bà nội dương tính, nhập viện điều trị. Chị Hồng Anh đã xin vào viện để vừa chăm sóc bà nội, vừa hỗ trợ y, bác sĩ.
Chị Hồng Anh cho biết: “Tôi vừa điều trị COVID-19, từ dương tính đã trở về âm tính nên không còn sợ nữa. Tôi xin vào bệnh viện để vừa chăm bà, vừa đỡ đần phần nào y, bác sĩ. Thực tế, từ khi tôi vào chăm bà thì tất cả những việc chăm sóc bà tôi đã cáng đáng hết. Tôi muốn để các y, bác sĩ có thời gian để làm thuốc, dành thời gian chăm sóc bệnh nhân nặng và nguy kịch hơn”.
Người cha ruột 82 tuổi của chị Thơ đã yếu hơn, bà nội hơn 70 tuổi của chị Hồng Anh cũng chưa thể ngồi dậy và Tết Nguyên đán Nhâm dần 2022 đang đến rất gần, hai người phụ nữ dương tính nguyện vào buồng bệnh để sẻ chia đều không biết đến ngày về. Có thể, khoảnh khắc đón giao thừa của họ sẽ diễn ra ở ngay nơi buồng bệnh này.
Tuy nhiên, ở thời khắc giao thừa đang cận kề, họ vừa mong mỏi ngày được trở về để cùng gia đình đón Xuân mới, vừa mong dịch giảm hơn để sự vất vả không còn đè nén lên đôi vai gầy ruộc của các y bác sĩ. Song, để có được điều kỳ diệu ấy, hai người phụ nữ đều hiểu rằng, họ sẽ nỗ lực hơn nữa vừa để bản thân, người thân khỏe mạnh, vừa giúp sức các y, bác sĩ.
Dịch bệnh COVID-19 khó có thể trở về “zero” nhưng để “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả COVID-19”, hơn lúc nào hết, chị Trần Nguyệt Thơ và chị Nguyễn Thị Hồng Anh đều mong muốn dịch chóng qua cho mọi hoạt động được trở lại bình thường. Các y bác sĩ phải khỏe. Bởi có sức khỏe mới có thể lo được cho bản thân, cho bệnh nhân.
Thông qua báo Sức khỏe & Đời sống, chị Trần Nguyệt Thơ bày tỏ lòng biết ơn, đồng thời gửi lời cảm ơn từ đáy lòng mình đến các y bác sĩ, đã chăm sóc cứu chữa cho gia đình chị và các bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TƯ này,
Nguồn: SKĐS