HARDI
  • vi Tiếng Việt
  • en English
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin tức
  • Đào tạo
  • Đọc Mỗi Ngày
  • Tài nguyên
  • Liên hệ
No Result
View All Result
SUBSCRIBE
HARDI
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin tức
  • Đào tạo
  • Đọc Mỗi Ngày
  • Tài nguyên
  • Liên hệ
No Result
View All Result
HARDI
No Result
View All Result
Home Tin tức

Cứu sống người mẹ bị ung thư di căn não, chấp nhận hôn mê để sinh con

Admin by Admin
in Tin tức
0
74
SHARES
1.2k
VIEWS
Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter

 

6 tháng trước, câu chuyện xúc động về người bệnh Nguyễn Thị Liên, người mẹ ung thư vú giai đoạn cuối quyết tâm sinh con đã để lại dấu ấn sâu sắc với bạn đọc về tình mẫu tử thiêng liêng của người mẹ quyết tâm giữ con.Hôm nay, Bệnh viện K một lần nữa được ghi nhận câu chuyện đẹp và ý nghĩa như vậy, chị Nguyễn Thị H. 36 tuổi quê tại xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang điều trị ung thư vú ổn định gần 5 năm thì tạm dừng điều trị với mong muốn mang thai. Vui mừng chờ đợi giây phút được làm mẹ nhưng đến tuần 28 khối u phát triển di căn não, chị H.vẫn quyết tâm giữ lại sinh linh bé bỏng đang mang trong mình – đứa trẻ mà chị hy vọng, ngóng chờ nhiều năm qua dù chị biết thậm chí phải đánh đổi cả sinh mệnh của mình. 

Điều trị ung thư vú ổn định hơn 5 năm, khát vọng cháy bỏng được làm mẹ chạm đến trái tim các bác sĩ điều trị. 

Nhớ lại khoảng thời gian phát hiện ra bệnh, chị H. thấy ngực thỉnh thoảng nhói đau, đi khám ở bệnh viện tỉnh thì chị phát hiện có khối u ở vú,ngay sau đó chị lên Bệnh viện K để khám và thực hiện tiểu phẫu, thật không may khi kết quả giải phẫu bệnh được bác sĩ chẩn đoán mắc ung thư vú. 

“Tôi phát hiện bệnh ung thư vú vào tháng 4/2013, thời điểm ấy tôi khủng hoảng, suy sụp hoàn toàn, nhiều khi muốn buông xuôi. Nhưng được gia đình và các bác sĩ động viên, tôi mới xuống điều trị tại Bệnh viện K. Tại đây, chứng kiến nhiều hoàn cảnh bệnh nhân khác khó khăn hơn mình, nan giải hơn mình mà họ vẫn kiên trì lạc quan chữa trị, nên tôi cũng cảm thấy bớt lo lắng về bệnh tình của mình, tin tưởng các bác sĩ, lạc quan chữa trị, không nghĩ ngợi gì nữa.” 

Hình ảnh phim chụp u vú

Khát khao làm mẹ nên sẵn sàng đánh đổi, điều trị ung thư nhưng vẫn quyết định mang thai

“Khát khao được làm mẹ, có lẽ là mong mỏi lớn nhất của chị. Chỉ mong có thể ẵm bồng, ôm con trong vòng tay dù chẳng biết trước ngày mai sẽ ra sao, ngắn ngủi thôi, một thời khắc thôi chị cũng mãn nguyện rồi.”, chị H.chia sẻ.

Điều trị cho chị H. 5 năm, hơn ai hết các bác sĩ, điều dưỡng thấu hiểu nỗi lòng mong mỏi có được mụn con của chị H.. Tại Bệnh viện K, không ít những bệnh nhân đã, đang điều trị ung thư vẫn quyết tâm sinh con, tình mẫu tử luôn thiêng liêng và cao cả như thế.

Hiểu được khát vọng ấy lớn đến nhường nào nhưng các bác sĩ vẫn phải cân nhắc, đánh giá tình hình sức khoẻ và tư vấn kỹ lưỡng cho chị H. về nhiều khả năng có thể xảy ra khi chị mang thai, sinh con.

“Bệnh nhân H.đã điều trị ổn định gần 5 năm nhưng có nguyện vọng tạm dừng điều trị để mang thai. Dù rất chia sẻ nhưng chúng tôi vẫn phải kiểm tra về toàn bộ các chỉ số, đánh giá sức khoẻ của H., hội chẩn kỹ về những hoá chất đã điều trị cho H.có ảnh hưởng gì nếu mang thai hay không”- TS.BS Hàn Thị Thanh Bình, Phó trưởng khoa Nội 5, bác sĩ trực tiếp tiếp nhận bệnh nhân H.từ ngày nhập viện chia sẻ. 

Nghe bác sĩ tư vấn nhiều trường hợp nhưng có lẽ không gì ngăn nổi khát khao được làm mẹ, sự quyết tâm của chị đã chạm đến trái tim, cảm xúc của chính các bác sĩ điều trị cho chị, điều duy nhất, tốt nhất mà các bác sĩ Bệnh viện K có thể mang đến là tư vấn sức khoẻ cho mẹ, phối hợp bác sĩ chuyên khoa sản để chị được theo dõi, chăm sóc suốt thai kỳ. 

Hành trình mang thai gian nan, hôn mê, mất trí nhớ do khối u di căn não, phải đẻ mổ để cứu con và hạnh phúc vỡ òa khi được làm mẹ

Đầu năm 2019, Chị H cảm nhận thấy mình có dấu hiệu mang thai, mong ước làm mẹ bấy lâu nay đã thành hiện thực, chị vẫn hàng ngày đi làm công nhân ở xí nghiệp may, mọi sinh hoạt đều diễn ra bình thường, nhưng không may, đến tháng thứ 7 chị H.cứ ăn vào là nôn, nghĩ là bị nghén vì cơ thể không có biểu hiện khác thường, gia đình đưa chị đến khám tại Bệnh viện Phụ sản TW, Bệnh viện K kiểm tra định kỳ. 

Đánh giá ban đầu, các bác sĩ nhận định trong quá trình mang thai khối u tiếp tục phát triển và di căn lên não. 

“Dù ở tuần 28 có dấu hiệu giảm trí nhớ, nói không biết gì, gia đình phải trợ giúp hoàn toàn nhưng bệnh nhân H.vẫn quyết tâm giữ cháu bé.”- BS.Thanh Bình chia sẻ

Đến tuần thứ 34, trí nhớ suy giảm hoàn toàn, H. vẫn quyết tâm sinh con, chị H.bắt đầu hôn mê, thai có biểu hiện suy tim, ngay lập tức các bác sĩ quyết định mổ cứu hai mẹ con. Ngày 29/10, bé gái Hương Giang nặng 2000gram chào đời trong niềm hạnh phúc của cả gia đình và các bác sĩ tại Bệnh viện Phụ sản TW, nhưng mẹ bé – chị H. được chuyển sang Bệnh viện K để tiếp tục chữa trị. 

Hiệu quả diệu kỳ sau điều trị bằng phương pháp hiện đại xạ phẫu dao Gamma cho người mẹ mới sinh con, bị ung thư di căn não

Với bệnh nhân H.được đánh giá là trường hợp đặc biệt với tổn thương ở phía hố sau cạnh các cấu trúc và kích thước tương đối lớn, nếu xạ phẫu 1 lần duy nhất thì trong tình trạng hôn mê, sức khoẻ bệnh nhân sẽ không đảm bảo, do đó các bác sĩ quyết định xây dựng kế hoạch điều trị chia làm 3 phân liều cách nhau 2 tuần, lần đầu cách đây 6 tuần, điều trị liều đầu tiên, sau đó chuyển ngay phối hợp điều trị miễn dịch với bác sĩ nội khoa ung thư để điều trị hóa chất phối hợp, sau đó 2 tuần sau bệnh nhân chuyển sang khoa Ngoại thần kinh để điều trị dao Gamma đợt 2. Sau 2 tuần, thì ngày 3/12 vừa qua bệnh nhân điều trị đợt cuối.

Tiếp nhận trường hợp chị H.sau sinh, TS.BS Nguyễn Đức Liên, Trưởng khoa Ngoại thần kinh Bệnh viện K cho biết “Đây là trường hợp rất đặc biệt, sản phụ sau sinh được 3 ngày, phải chuyển khẩn cấp sang Bệnh viện K do ung thư vú di căn não. Khi vào viện khối u đã di căn vào não 3 ổ, đặc biệt di căn vào hố sau gây chèn ép, dẫn đến tình trạng hôn mê, chúng tối ngay lập tức quyết định điều trị bằng thuốc và điều trị bằng dao Gamma cho bệnh nhân H.” 

“Ưu điểm của điều trị dao Gamma là có thể tập chúng liều điều trị vào khối u và ít ảnh hưởng cấu trúc não xung quanh, với trường hợp của chị H khối u nằm cạnh hệ thống não thất, có thể dẫn đến tình trạng ứ nước trong não, do vậy chúng tôi chuẩn bị cả phương án mổ phối hợp để dẫn lưu dịch não tủy nếu cần” TS Liên cho biết.Mặc dù cân nhắc kỹ lưỡng nhưng các bác sĩ cũng có nhiều thách thức khi điều trị cho bệnh nhân H. “Khó khăn lớn nhất là phải cân nhắc giữa phẫu thuật mở thông thường và xạ phẫu Gamma Knife, do khối u khá lớn, vị trí 2 khối ở tiểu não, 1 khối ở bán cầu đại não, cả 3 khối cộng vào gây ra triệu chứng cộng hưởng, chúng tôi phải hội chẩn với bác sĩ chuyên khoa về ung bướu thần kinh và u vú, đưa ra phác đồ điều trị phối hợp cùng nhau giúp bệnh nhân hồi phục, vì nếu chỉ tập trung vào điều trị u não thì có thể di căn bộ phận khác, nếu chỉ điều trị bệnh toàn thân thì có thể hôn mê, cơ thể không thể chịu được. Vì vậy, phải phối hợp nhịp nhàng, điều trị não trước, nếu mổ mở có thể chỉ giải quyết được 1 ổ, dao Gamma có thể giải quyết cùng một lúc cả 3 ổ, khối u được khống chế, giảm được thời gian hồi phục 2-3 tuần nếu mổ mở thông thường, tuy nhiên các phương án đều được cân nhắc.“- TS. Liên đánh giá.

Sức khoẻ hai mẹ con ổn định, mẹ tiếp tục được theo dõi, điều trị bổ trợ

Điều kỳ diệu đã đến với mẹ con chị H.sau bao nỗ lực của ekip các bác sĩ Bệnh viện K và nghị lực của chị. Sau khi điều trị với phác đồ bằng dao Gamma 2 ngày chị đã dần phục hồi trí nhớ, tỉnh táo trở lại.

Sau 6 tuần điều trị, bệnh nhân H. đáp ứng thuốc rất tốt, khối u đã giảm 40% thể tích, và được kiểm soát tốt, bên cạnh đó việc phối hợp với điều trị hóa trị đã giúp kiểm soát bệnh rất tốt. Chính vì có điều trị hóa chất nên hiệu quả kiểm soát khối u càng cao hơn, tránh được các đợt di căn khác lên não. Để làm được điều đó, phải nhấn mạnh rằng việc hội chẩn, phối hợp nội khoa, xạ phẫu và các chuyên gia thần kinh, vú đã phối hợp nhịp nhàng và rất chặt chẽ. 

“Lúc ấy tôi cảm thấy rất vui mừng vì tỉnh táo trở lại, cả mẹ cả con đều khỏe, đã có lúc tôi nghĩ mình không qua khỏi nhưng rất may các bác sĩ đã nỗ lực để tôi được hồi sinh lần 2, được trở về với con.”- chị H.chia sẻ sau điều trị bằng dao Gamma.

Hình ảnh trao đổi với TS Liên về phác đồ điều trị

“Hiện tại chị H.đang được điều trị phối hợp nội khoa ung thư, điều trị hóa chất và rất may mắn sức khoẻ bệnh nhân ổn định, đáp ứng điều trị rất tốt.”- TS Bình nhận định.

Hy vọng rằng câu chuyện của mẹ con bệnh nhân H, hay “câu chuyện cổ tích có thực ở đời thường” như mẹ con bé Bình An sẽ trở thành động lực để nhiều chị em phụ nữ mạnh mẽ hơn, lạc quan hơn vượt qua những gian nan mà căn bệnh ung thư để lại, hướng đến một ngày mai tươi sáng hơn, hạnh phúc ấm êm bên gia đình nhỏ, bên những người thân yêu và hơn cả là được ôm ấp, vỗ về, hạnh phúc nghe hai tiếng “Mẹ ơi…”

 

Bạn cũng có thể thích

Hưởng ứng Ngày An toàn người bệnh Thế giới năm 2024 với thông điệp “CHẨN ĐOÁN CHÍNH XÁC-ĐIỀU TRỊ AN TOÀN”

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca

Sự cống hiến – năng lực và lòng nhân ái của người điều dưỡng

 

6 tháng trước, câu chuyện xúc động về người bệnh Nguyễn Thị Liên, người mẹ ung thư vú giai đoạn cuối quyết tâm sinh con đã để lại dấu ấn sâu sắc với bạn đọc về tình mẫu tử thiêng liêng của người mẹ quyết tâm giữ con.Hôm nay, Bệnh viện K một lần nữa được ghi nhận câu chuyện đẹp và ý nghĩa như vậy, chị Nguyễn Thị H. 36 tuổi quê tại xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang điều trị ung thư vú ổn định gần 5 năm thì tạm dừng điều trị với mong muốn mang thai. Vui mừng chờ đợi giây phút được làm mẹ nhưng đến tuần 28 khối u phát triển di căn não, chị H.vẫn quyết tâm giữ lại sinh linh bé bỏng đang mang trong mình – đứa trẻ mà chị hy vọng, ngóng chờ nhiều năm qua dù chị biết thậm chí phải đánh đổi cả sinh mệnh của mình. 

Điều trị ung thư vú ổn định hơn 5 năm, khát vọng cháy bỏng được làm mẹ chạm đến trái tim các bác sĩ điều trị. 

Nhớ lại khoảng thời gian phát hiện ra bệnh, chị H. thấy ngực thỉnh thoảng nhói đau, đi khám ở bệnh viện tỉnh thì chị phát hiện có khối u ở vú,ngay sau đó chị lên Bệnh viện K để khám và thực hiện tiểu phẫu, thật không may khi kết quả giải phẫu bệnh được bác sĩ chẩn đoán mắc ung thư vú. 

“Tôi phát hiện bệnh ung thư vú vào tháng 4/2013, thời điểm ấy tôi khủng hoảng, suy sụp hoàn toàn, nhiều khi muốn buông xuôi. Nhưng được gia đình và các bác sĩ động viên, tôi mới xuống điều trị tại Bệnh viện K. Tại đây, chứng kiến nhiều hoàn cảnh bệnh nhân khác khó khăn hơn mình, nan giải hơn mình mà họ vẫn kiên trì lạc quan chữa trị, nên tôi cũng cảm thấy bớt lo lắng về bệnh tình của mình, tin tưởng các bác sĩ, lạc quan chữa trị, không nghĩ ngợi gì nữa.” 

Hình ảnh phim chụp u vú

Khát khao làm mẹ nên sẵn sàng đánh đổi, điều trị ung thư nhưng vẫn quyết định mang thai

“Khát khao được làm mẹ, có lẽ là mong mỏi lớn nhất của chị. Chỉ mong có thể ẵm bồng, ôm con trong vòng tay dù chẳng biết trước ngày mai sẽ ra sao, ngắn ngủi thôi, một thời khắc thôi chị cũng mãn nguyện rồi.”, chị H.chia sẻ.

Điều trị cho chị H. 5 năm, hơn ai hết các bác sĩ, điều dưỡng thấu hiểu nỗi lòng mong mỏi có được mụn con của chị H.. Tại Bệnh viện K, không ít những bệnh nhân đã, đang điều trị ung thư vẫn quyết tâm sinh con, tình mẫu tử luôn thiêng liêng và cao cả như thế.

Hiểu được khát vọng ấy lớn đến nhường nào nhưng các bác sĩ vẫn phải cân nhắc, đánh giá tình hình sức khoẻ và tư vấn kỹ lưỡng cho chị H. về nhiều khả năng có thể xảy ra khi chị mang thai, sinh con.

“Bệnh nhân H.đã điều trị ổn định gần 5 năm nhưng có nguyện vọng tạm dừng điều trị để mang thai. Dù rất chia sẻ nhưng chúng tôi vẫn phải kiểm tra về toàn bộ các chỉ số, đánh giá sức khoẻ của H., hội chẩn kỹ về những hoá chất đã điều trị cho H.có ảnh hưởng gì nếu mang thai hay không”- TS.BS Hàn Thị Thanh Bình, Phó trưởng khoa Nội 5, bác sĩ trực tiếp tiếp nhận bệnh nhân H.từ ngày nhập viện chia sẻ. 

Nghe bác sĩ tư vấn nhiều trường hợp nhưng có lẽ không gì ngăn nổi khát khao được làm mẹ, sự quyết tâm của chị đã chạm đến trái tim, cảm xúc của chính các bác sĩ điều trị cho chị, điều duy nhất, tốt nhất mà các bác sĩ Bệnh viện K có thể mang đến là tư vấn sức khoẻ cho mẹ, phối hợp bác sĩ chuyên khoa sản để chị được theo dõi, chăm sóc suốt thai kỳ. 

Hành trình mang thai gian nan, hôn mê, mất trí nhớ do khối u di căn não, phải đẻ mổ để cứu con và hạnh phúc vỡ òa khi được làm mẹ

Đầu năm 2019, Chị H cảm nhận thấy mình có dấu hiệu mang thai, mong ước làm mẹ bấy lâu nay đã thành hiện thực, chị vẫn hàng ngày đi làm công nhân ở xí nghiệp may, mọi sinh hoạt đều diễn ra bình thường, nhưng không may, đến tháng thứ 7 chị H.cứ ăn vào là nôn, nghĩ là bị nghén vì cơ thể không có biểu hiện khác thường, gia đình đưa chị đến khám tại Bệnh viện Phụ sản TW, Bệnh viện K kiểm tra định kỳ. 

Đánh giá ban đầu, các bác sĩ nhận định trong quá trình mang thai khối u tiếp tục phát triển và di căn lên não. 

“Dù ở tuần 28 có dấu hiệu giảm trí nhớ, nói không biết gì, gia đình phải trợ giúp hoàn toàn nhưng bệnh nhân H.vẫn quyết tâm giữ cháu bé.”- BS.Thanh Bình chia sẻ

Đến tuần thứ 34, trí nhớ suy giảm hoàn toàn, H. vẫn quyết tâm sinh con, chị H.bắt đầu hôn mê, thai có biểu hiện suy tim, ngay lập tức các bác sĩ quyết định mổ cứu hai mẹ con. Ngày 29/10, bé gái Hương Giang nặng 2000gram chào đời trong niềm hạnh phúc của cả gia đình và các bác sĩ tại Bệnh viện Phụ sản TW, nhưng mẹ bé – chị H. được chuyển sang Bệnh viện K để tiếp tục chữa trị. 

Hiệu quả diệu kỳ sau điều trị bằng phương pháp hiện đại xạ phẫu dao Gamma cho người mẹ mới sinh con, bị ung thư di căn não

Với bệnh nhân H.được đánh giá là trường hợp đặc biệt với tổn thương ở phía hố sau cạnh các cấu trúc và kích thước tương đối lớn, nếu xạ phẫu 1 lần duy nhất thì trong tình trạng hôn mê, sức khoẻ bệnh nhân sẽ không đảm bảo, do đó các bác sĩ quyết định xây dựng kế hoạch điều trị chia làm 3 phân liều cách nhau 2 tuần, lần đầu cách đây 6 tuần, điều trị liều đầu tiên, sau đó chuyển ngay phối hợp điều trị miễn dịch với bác sĩ nội khoa ung thư để điều trị hóa chất phối hợp, sau đó 2 tuần sau bệnh nhân chuyển sang khoa Ngoại thần kinh để điều trị dao Gamma đợt 2. Sau 2 tuần, thì ngày 3/12 vừa qua bệnh nhân điều trị đợt cuối.

Tiếp nhận trường hợp chị H.sau sinh, TS.BS Nguyễn Đức Liên, Trưởng khoa Ngoại thần kinh Bệnh viện K cho biết “Đây là trường hợp rất đặc biệt, sản phụ sau sinh được 3 ngày, phải chuyển khẩn cấp sang Bệnh viện K do ung thư vú di căn não. Khi vào viện khối u đã di căn vào não 3 ổ, đặc biệt di căn vào hố sau gây chèn ép, dẫn đến tình trạng hôn mê, chúng tối ngay lập tức quyết định điều trị bằng thuốc và điều trị bằng dao Gamma cho bệnh nhân H.” 

“Ưu điểm của điều trị dao Gamma là có thể tập chúng liều điều trị vào khối u và ít ảnh hưởng cấu trúc não xung quanh, với trường hợp của chị H khối u nằm cạnh hệ thống não thất, có thể dẫn đến tình trạng ứ nước trong não, do vậy chúng tôi chuẩn bị cả phương án mổ phối hợp để dẫn lưu dịch não tủy nếu cần” TS Liên cho biết.Mặc dù cân nhắc kỹ lưỡng nhưng các bác sĩ cũng có nhiều thách thức khi điều trị cho bệnh nhân H. “Khó khăn lớn nhất là phải cân nhắc giữa phẫu thuật mở thông thường và xạ phẫu Gamma Knife, do khối u khá lớn, vị trí 2 khối ở tiểu não, 1 khối ở bán cầu đại não, cả 3 khối cộng vào gây ra triệu chứng cộng hưởng, chúng tôi phải hội chẩn với bác sĩ chuyên khoa về ung bướu thần kinh và u vú, đưa ra phác đồ điều trị phối hợp cùng nhau giúp bệnh nhân hồi phục, vì nếu chỉ tập trung vào điều trị u não thì có thể di căn bộ phận khác, nếu chỉ điều trị bệnh toàn thân thì có thể hôn mê, cơ thể không thể chịu được. Vì vậy, phải phối hợp nhịp nhàng, điều trị não trước, nếu mổ mở có thể chỉ giải quyết được 1 ổ, dao Gamma có thể giải quyết cùng một lúc cả 3 ổ, khối u được khống chế, giảm được thời gian hồi phục 2-3 tuần nếu mổ mở thông thường, tuy nhiên các phương án đều được cân nhắc.“- TS. Liên đánh giá.

Sức khoẻ hai mẹ con ổn định, mẹ tiếp tục được theo dõi, điều trị bổ trợ

Điều kỳ diệu đã đến với mẹ con chị H.sau bao nỗ lực của ekip các bác sĩ Bệnh viện K và nghị lực của chị. Sau khi điều trị với phác đồ bằng dao Gamma 2 ngày chị đã dần phục hồi trí nhớ, tỉnh táo trở lại.

Sau 6 tuần điều trị, bệnh nhân H. đáp ứng thuốc rất tốt, khối u đã giảm 40% thể tích, và được kiểm soát tốt, bên cạnh đó việc phối hợp với điều trị hóa trị đã giúp kiểm soát bệnh rất tốt. Chính vì có điều trị hóa chất nên hiệu quả kiểm soát khối u càng cao hơn, tránh được các đợt di căn khác lên não. Để làm được điều đó, phải nhấn mạnh rằng việc hội chẩn, phối hợp nội khoa, xạ phẫu và các chuyên gia thần kinh, vú đã phối hợp nhịp nhàng và rất chặt chẽ. 

“Lúc ấy tôi cảm thấy rất vui mừng vì tỉnh táo trở lại, cả mẹ cả con đều khỏe, đã có lúc tôi nghĩ mình không qua khỏi nhưng rất may các bác sĩ đã nỗ lực để tôi được hồi sinh lần 2, được trở về với con.”- chị H.chia sẻ sau điều trị bằng dao Gamma.

Hình ảnh trao đổi với TS Liên về phác đồ điều trị

“Hiện tại chị H.đang được điều trị phối hợp nội khoa ung thư, điều trị hóa chất và rất may mắn sức khoẻ bệnh nhân ổn định, đáp ứng điều trị rất tốt.”- TS Bình nhận định.

Hy vọng rằng câu chuyện của mẹ con bệnh nhân H, hay “câu chuyện cổ tích có thực ở đời thường” như mẹ con bé Bình An sẽ trở thành động lực để nhiều chị em phụ nữ mạnh mẽ hơn, lạc quan hơn vượt qua những gian nan mà căn bệnh ung thư để lại, hướng đến một ngày mai tươi sáng hơn, hạnh phúc ấm êm bên gia đình nhỏ, bên những người thân yêu và hơn cả là được ôm ấp, vỗ về, hạnh phúc nghe hai tiếng “Mẹ ơi…”

 

Share30Tweet19
Admin

Admin

Có thể bạn quan tâm

Hưởng ứng Ngày An toàn người bệnh Thế giới năm 2024 với thông điệp “CHẨN ĐOÁN CHÍNH XÁC-ĐIỀU TRỊ AN TOÀN”

by Admin
0
Hưởng ứng Ngày An toàn người bệnh Thế giới năm 2024 với thông điệp “CHẨN ĐOÁN CHÍNH XÁC-ĐIỀU TRỊ AN TOÀN”

Ngày An Toàn người bệnh Thế giới là một trong những Ngày sức khỏe cộng đồng quan trọng do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đề xuất,...

Read more

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca

by Tran Thanh Long
0

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây máu đông (Chinhphu.vn) – Trước thông tin AstraZeneca lần đầu tiên thừa nhận vaccine COVID-19...

Read more

Sự cống hiến – năng lực và lòng nhân ái của người điều dưỡng

by Tran Thanh Long
0
Sự cống hiến – năng lực và lòng nhân ái của người điều dưỡng

💐💐💐Hôm nay, trong những ngày đầu tháng 5 - tháng tôn vinh vai trò người điều dưỡng, hộ sinh, tôi xin giới thiệu giải thưởng❤️ DAISY Honoree❤️ dành...

Read more

Top 10 chuyên ngành bác sĩ có tỷ lệ trầm cảm cao nhất tại Hoa Kỳ

by Tran Thanh Long
0
Top 10 chuyên ngành bác sĩ có tỷ lệ trầm cảm cao nhất tại Hoa Kỳ

Top 10 chuyên ngành bác sĩ có tỷ lệ trầm cảm cao nhất tại Hoa Kỳ By Sara Berg, MS, News Editor AMA RECOVERY PLAN FOR PHYSICIAN Giờ...

Read more

Giải thưởng DAISY dành trái tim Điều dưỡng nhân hậu

by Tran Thanh Long
0
Giải thưởng DAISY dành trái tim Điều dưỡng nhân hậu

Món quà dành cho tháng 5 "tháng nhận thức về sức khỏe tinh thần" và trái tim nhân hậu. Tôi muốn giới thiệu về giải thưởng DAISY Honoree...

Read more
Next Post

Bệnh viện Lão khoa Trung ương khai trương hệ thống chụp Cộng hưởng từ MRI 1.5 Tesla và chụp Cắt lớp vi tính CT 128 dãy GE

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin liên quan

WHO cảnh báo các quốc gia thận trọng, chỉ mua vắc xin rõ nguồn gốc, được chứng thực

Ngành Y tế Nghệ An: Ký cam kết thực hiện đổi mới phong cách, thái độ phục vụ người bệnh

Tấm gương sáng từ chùa Phước An

Tấm gương sáng từ chùa Phước An

Chuyên mục

  • Đọc Mỗi Ngày
  • Hoạt động
  • Tài nguyên
  • Tin tức
HARDI

Chuyên mục

  • Đọc Mỗi Ngày
  • Hoạt động
  • Tài nguyên
  • Tin tức

Chính sách

  • Chính sách bảo mật

© 2022 Hardi.vn - Viện Đánh giá Chất lượng và Phát triển nguồn nhân lực Y tế.

  • vi Tiếng Việt
  • en English
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin tức
  • Đào tạo
  • Đọc Mỗi Ngày
  • Tài nguyên
  • Liên hệ

© 2022 Hardi.vn - Viện Đánh giá Chất lượng và Phát triển nguồn nhân lực Y tế.

Are you sure want to unlock this post?
Unlock left : 0
Are you sure want to cancel subscription?