Là thành phố trung tâm khu vực miền Trung nên những năm qua, ngành Y tế Đà Nẵng luôn chú trọng công tác đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức về quản lý chất thải y tế cho cán bộ, nhân viên trong và ngoài ngành. Từ đó, vấn đề chất thải y tế được quản lý chặt chẽ, góp phần tạo nên môi trường trong sạch, nâng cao chất lượng sống cho người dân.
Ngành Y tế Đà Nẵng đã mở các lớp tập huấn, phổ biến các quy định về phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ chất thải y tế cho các cán bộ y tế tại các cơ sở y tế trên địa bàn.
Điểm sáng Bệnh viện Đà Nẵng
Cứ đều đặn các buổi chiều, tại Bệnh viện Đà Nẵng, những nhân viên được thuê thu gom chất thải tại bệnh viện lại hối hả tập kết, phân loại các loại rác để chờ xe của công ty môi trường đến vận chuyển, đưa đi xử lý. Chị Hà- một nhân viên thu gom cho biết: “Chúng tôi được Bệnh viện Đà Nẵng đào tạo, được tham gia các lớp tập huấn nên chúng tôi hiểu rất rõ tầm quan trọng của vấn đề quản lý chất thải y tế. Hàng ngày, chúng tôi có mặt từ sáng sớm để thu gom các loại chất thải. Công việc này được thực hiện bài bản, được quản lý chặt chẽ từ khâu phân loại tại các nguồn đến khâu vận chuyển ra đến khu chứa, lưu trữ và đưa đi xử lý”.
Theo bác sĩ Vũ Thị Thu Hiền- Quyền Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn (Bệnh viện Đà Nẵng) thì trong những năm qua, bệnh viện đã mở nhiều lớp đào tạo, tập huấn cho cán bộ, nhân viên của bệnh viện và các nhân viên làm vệ sinh của Công ty vệ sinh môi trường mà bệnh viện thuê. Ngoài ra, bệnh viện còn tham gia đào tạo cho nhân viên các bệnh viện tuyến dưới ở quận, huyện thông qua các chương trình liên kết của Sở Y tế và Trung tâm đào tạo. Nội dung đào tạo, tập huấn chủ yếu về cách phân loại chất thải tại nguồn, cách vận chuyển, thu gom như thế nào để an toàn, hợp lý; cách xử lý rác thải đúng quy trình.
“Một năm có khoảng hơn 100 học viên được cấp chứng chỉ về nâng cao năng lực thực hành về quản lý chất thải y tế. Trong quá trình đào tạo, chúng tôi thấy một bất cập cần điều chỉnh bổ sung ngay. Đó là việc thiếu tài liệu chuẩn để đào tạo. Tài liệu hiện nay giữa lý thuyết và thực tế đang có chỗ “chênh” nhau! Ví dụ như, giảng về vấn đề phân loại chất thải thì bình thường chỉ có chất thải thùng màu xanh hoặc màu vàng là phổ biến, còn lại là thùng màu trắng và màu đen. Nhưng trên thị trường muốn mua thùng màu trắng hoặc màu đen thì không có; thùng màu xanh, màu vàng cũng phải đặt mới có; riêng thùng để đựng chất thải phóng xạ là không có, không biết mua ở đâu. Bệnh viện phải nghĩ cách để làm thùng cho phù hợp”, bác sĩ Vũ Thị Thu Hiền nói.
Tiếp tục đào tạo, mở thêm các lớp tập huấn
Theo bà Ngô Thị Kim Yến, Giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng, Sở Y tế đã phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan trên địa bàn thành phố tổ chức các lớp tập huấn, phổ biến các quy định về phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ chất thải y tế cho các cán bộ y tế tại các cơ sở y tế trên địa bàn. Thực hiện truyền thông nâng cao nhận thức, phổ biến thông tin về quản lý, xử lý chất thải y tế, những tác hại do chất thải y tế gây nên bằng áp phích, tờ rơi, hình ảnh theo từng nhóm đối tượng khác nhau.
Bên cạnh đó, Sở Y tế đã phối hợp với Sở TN&MT, Sở KH&CN chỉ đạo, kiểm tra, giám sát công tác thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu hủy chất thải y tế, các loại chất thải y tế nguy hại khác. Các bệnh viện trên địa bàn đã tổ chức tốt các việc phân loại, thu gom, vận chuyển chất thải rắn theo quy định của Bộ Y tế. Tất các các cơ sở khám chữa bệnh đã hợp đồng với các Công ty Môi trường đô thị Đà Nẵng thực hiện vận chuyển và xử lý chất thải rắn.
“Để làm tốt hơn công tác này, Sở Y tế Đà Nẵng đề nghị Bộ Y tế tiếp tục quan tâm hỗ trợ kinh phí đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực quản lý và xử lý chất thải y tế. UBND TP Đà Nẵng cần quan tâm đầu tư nâng cấp các hệ thống xử lý chất thải y tế đối với các bệnh viện có tăng quy mô giường bệnh làm quá tải công suất xử lý nước thải đã được đầu tư…”, bà Ngô Thị Kim Yến nói.
Nguồn: Báo Gia đình & Xã hội
Là thành phố trung tâm khu vực miền Trung nên những năm qua, ngành Y tế Đà Nẵng luôn chú trọng công tác đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức về quản lý chất thải y tế cho cán bộ, nhân viên trong và ngoài ngành. Từ đó, vấn đề chất thải y tế được quản lý chặt chẽ, góp phần tạo nên môi trường trong sạch, nâng cao chất lượng sống cho người dân.
Ngành Y tế Đà Nẵng đã mở các lớp tập huấn, phổ biến các quy định về phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ chất thải y tế cho các cán bộ y tế tại các cơ sở y tế trên địa bàn.
Điểm sáng Bệnh viện Đà Nẵng
Cứ đều đặn các buổi chiều, tại Bệnh viện Đà Nẵng, những nhân viên được thuê thu gom chất thải tại bệnh viện lại hối hả tập kết, phân loại các loại rác để chờ xe của công ty môi trường đến vận chuyển, đưa đi xử lý. Chị Hà- một nhân viên thu gom cho biết: “Chúng tôi được Bệnh viện Đà Nẵng đào tạo, được tham gia các lớp tập huấn nên chúng tôi hiểu rất rõ tầm quan trọng của vấn đề quản lý chất thải y tế. Hàng ngày, chúng tôi có mặt từ sáng sớm để thu gom các loại chất thải. Công việc này được thực hiện bài bản, được quản lý chặt chẽ từ khâu phân loại tại các nguồn đến khâu vận chuyển ra đến khu chứa, lưu trữ và đưa đi xử lý”.
Theo bác sĩ Vũ Thị Thu Hiền- Quyền Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn (Bệnh viện Đà Nẵng) thì trong những năm qua, bệnh viện đã mở nhiều lớp đào tạo, tập huấn cho cán bộ, nhân viên của bệnh viện và các nhân viên làm vệ sinh của Công ty vệ sinh môi trường mà bệnh viện thuê. Ngoài ra, bệnh viện còn tham gia đào tạo cho nhân viên các bệnh viện tuyến dưới ở quận, huyện thông qua các chương trình liên kết của Sở Y tế và Trung tâm đào tạo. Nội dung đào tạo, tập huấn chủ yếu về cách phân loại chất thải tại nguồn, cách vận chuyển, thu gom như thế nào để an toàn, hợp lý; cách xử lý rác thải đúng quy trình.
“Một năm có khoảng hơn 100 học viên được cấp chứng chỉ về nâng cao năng lực thực hành về quản lý chất thải y tế. Trong quá trình đào tạo, chúng tôi thấy một bất cập cần điều chỉnh bổ sung ngay. Đó là việc thiếu tài liệu chuẩn để đào tạo. Tài liệu hiện nay giữa lý thuyết và thực tế đang có chỗ “chênh” nhau! Ví dụ như, giảng về vấn đề phân loại chất thải thì bình thường chỉ có chất thải thùng màu xanh hoặc màu vàng là phổ biến, còn lại là thùng màu trắng và màu đen. Nhưng trên thị trường muốn mua thùng màu trắng hoặc màu đen thì không có; thùng màu xanh, màu vàng cũng phải đặt mới có; riêng thùng để đựng chất thải phóng xạ là không có, không biết mua ở đâu. Bệnh viện phải nghĩ cách để làm thùng cho phù hợp”, bác sĩ Vũ Thị Thu Hiền nói.
Tiếp tục đào tạo, mở thêm các lớp tập huấn
Theo bà Ngô Thị Kim Yến, Giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng, Sở Y tế đã phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan trên địa bàn thành phố tổ chức các lớp tập huấn, phổ biến các quy định về phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ chất thải y tế cho các cán bộ y tế tại các cơ sở y tế trên địa bàn. Thực hiện truyền thông nâng cao nhận thức, phổ biến thông tin về quản lý, xử lý chất thải y tế, những tác hại do chất thải y tế gây nên bằng áp phích, tờ rơi, hình ảnh theo từng nhóm đối tượng khác nhau.
Bên cạnh đó, Sở Y tế đã phối hợp với Sở TN&MT, Sở KH&CN chỉ đạo, kiểm tra, giám sát công tác thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu hủy chất thải y tế, các loại chất thải y tế nguy hại khác. Các bệnh viện trên địa bàn đã tổ chức tốt các việc phân loại, thu gom, vận chuyển chất thải rắn theo quy định của Bộ Y tế. Tất các các cơ sở khám chữa bệnh đã hợp đồng với các Công ty Môi trường đô thị Đà Nẵng thực hiện vận chuyển và xử lý chất thải rắn.
“Để làm tốt hơn công tác này, Sở Y tế Đà Nẵng đề nghị Bộ Y tế tiếp tục quan tâm hỗ trợ kinh phí đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực quản lý và xử lý chất thải y tế. UBND TP Đà Nẵng cần quan tâm đầu tư nâng cấp các hệ thống xử lý chất thải y tế đối với các bệnh viện có tăng quy mô giường bệnh làm quá tải công suất xử lý nước thải đã được đầu tư…”, bà Ngô Thị Kim Yến nói.
Nguồn: Báo Gia đình & Xã hội