Số ca mắc COVID-19 trong cộng đồng ở Đắk Lắk vẫn liên tiếp được ghi nhận. Việc tuân thủ 5K một số nơi vẫn chưa được thực hiện tốt, nhất là ở vùng sâu, vùng xa.
Kết nối chặt chẽ người có uy tín và nhân viên y tế cơ sở
Tính từ 27/4 đến ngày 11/12, trên địa bàn toàn tỉnh Đắk Lắk ghi nhận 9.052 ca mắc COVID-19. Trong đó, đang điều trị 2.346 ca; đã khỏi bệnh 6.657 ca; tử vong 49 ca.
Nhiều nơi phát hiện ca bệnh là tại các buôn làng, ý thức phòng dịch COVID-19 của người dân chưa được nâng cao.
Theo đánh giá của TS Nguyễn Thanh Hà, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Môi trường y tế (Bộ Y tế), từ những ngày bám sát địa bàn Đắk Lắk để hỗ trợ tỉnh này chống dịch cho thấy, việc tuyên truyền cần đẩy mạnh, kết nối chặt chẽ người có uy tín và nhân viên y tế cơ sở.
Các hộ dân ở xã Ea Na (huyện Krông Ana) cho biết, nhiều buôn đã ghi nhận các ca mắc COVID-19 trong cộng đồng như buôn Cuăh; buôn Tơ Lơ…Những buôn này phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số. Vậy nên các già làng, trưởng thôn, nhân viên y tế… cần tham gia vận động mạnh mẽ hơn đến từng gia đình hãy thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống COVID-19, đặc biệt là thông điệp 5K của Bộ Y tế.
Lập nhiều ở “điểm nóng” Buôn Ma Thuột
Trong số các địa phương ở Đắk Lắk thì TP Buôn Ma Thuột là “điểm nóng” với nhiều ca mắc COVID-19 nhất. Từ 27/4 đến 11/12, thành phố này đã ghi nhận tổng cộng 2.436 ca; tử vong 17 ca.
Để ứng phó với dịch bệnh, TP Buôn Ma Thuột đã thành lập 25 Trạm Y tế lưu động, 248 tổ chăm sóc người nhiễm COVID-19 thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà. Thành lập tổ điều phối chuyển bệnh nhân có chuyển biến nặng vào bệnh viện tầng 2 để điều trị.
Trong thời gian tới, Buôn Ma Thuột tiếp tục triển khai thực hiện việc đối với F1, điều trị F0 tại nhà cho những người đủ điều kiện. Chủ động năng cao năng lực của hệ thống y tế cơ sở trong công tác tiếp cận, theo dõi và chăm sóc bệnh nhân. Thực hiện đánh giá cấp độ dịch ở quy mô nhỏ nhất, giảm phạm vi phong tỏa cách ly y tế mức tối thiểu.
Tiếp tục tăng cường tuyên truyền thông điệp 5K và các quy định về phòng chống dịch bệnh COVID-19 cho các khu dân cư. Thống nhất nhận thức và hành động theo phương châm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19. Chú trọng phòng dịch những nơi tập trung đông người như: Cụm, khu công nghiệm, chợ, siêu thị, trường học, dịch vụ ăn uống… Huy động các cơ sở y tế tư nhân trên địa bàn tham gia chống dịch như nhân lực, trang thiết bị y tế.
Phó Chủ tịch UBND TP Buôn Ma Thuột, Lê Đại Thắng nhấn mạnh: “Từng địa phương xã, phường, khu dân cư ở Buôn Ma Thuột phải thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh, kiểm soát được tình hình, ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh trong thời gian sớm nhất. Các ca tử vong hiện đang có xu hướng giảm, song phải xác định tính chất phức tạp, khó lường, khốc liệt của dịch bệnh để tiếp tục có biện pháp phù hợp.
Mọi người dân cũng như các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, thực hiện tốt 5k, nhất là tại các hộ gia đình có F0 đang theo dõi, điều trị tại nhà và F1 đang thực hiện cách ly y tế tại nhà…
Ngành y tế chỉ đạo theo dõi, giám sát chặt chẽ diễn biến các ca bệnh COVID-19 để xử lý điều trị. Thực hiện hiệu quả công tác điều phối, đảm bảo oxy y tế, nhất là việc đảm bảo oxy y tế tại các Trạm Y tế lưu động…”.
Nguồn: SKĐS
Số ca mắc COVID-19 trong cộng đồng ở Đắk Lắk vẫn liên tiếp được ghi nhận. Việc tuân thủ 5K một số nơi vẫn chưa được thực hiện tốt, nhất là ở vùng sâu, vùng xa.
Kết nối chặt chẽ người có uy tín và nhân viên y tế cơ sở
Tính từ 27/4 đến ngày 11/12, trên địa bàn toàn tỉnh Đắk Lắk ghi nhận 9.052 ca mắc COVID-19. Trong đó, đang điều trị 2.346 ca; đã khỏi bệnh 6.657 ca; tử vong 49 ca.
Nhiều nơi phát hiện ca bệnh là tại các buôn làng, ý thức phòng dịch COVID-19 của người dân chưa được nâng cao.
Theo đánh giá của TS Nguyễn Thanh Hà, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Môi trường y tế (Bộ Y tế), từ những ngày bám sát địa bàn Đắk Lắk để hỗ trợ tỉnh này chống dịch cho thấy, việc tuyên truyền cần đẩy mạnh, kết nối chặt chẽ người có uy tín và nhân viên y tế cơ sở.
Các hộ dân ở xã Ea Na (huyện Krông Ana) cho biết, nhiều buôn đã ghi nhận các ca mắc COVID-19 trong cộng đồng như buôn Cuăh; buôn Tơ Lơ…Những buôn này phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số. Vậy nên các già làng, trưởng thôn, nhân viên y tế… cần tham gia vận động mạnh mẽ hơn đến từng gia đình hãy thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống COVID-19, đặc biệt là thông điệp 5K của Bộ Y tế.
Lập nhiều ở “điểm nóng” Buôn Ma Thuột
Trong số các địa phương ở Đắk Lắk thì TP Buôn Ma Thuột là “điểm nóng” với nhiều ca mắc COVID-19 nhất. Từ 27/4 đến 11/12, thành phố này đã ghi nhận tổng cộng 2.436 ca; tử vong 17 ca.
Để ứng phó với dịch bệnh, TP Buôn Ma Thuột đã thành lập 25 Trạm Y tế lưu động, 248 tổ chăm sóc người nhiễm COVID-19 thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà. Thành lập tổ điều phối chuyển bệnh nhân có chuyển biến nặng vào bệnh viện tầng 2 để điều trị.
Trong thời gian tới, Buôn Ma Thuột tiếp tục triển khai thực hiện việc đối với F1, điều trị F0 tại nhà cho những người đủ điều kiện. Chủ động năng cao năng lực của hệ thống y tế cơ sở trong công tác tiếp cận, theo dõi và chăm sóc bệnh nhân. Thực hiện đánh giá cấp độ dịch ở quy mô nhỏ nhất, giảm phạm vi phong tỏa cách ly y tế mức tối thiểu.
Tiếp tục tăng cường tuyên truyền thông điệp 5K và các quy định về phòng chống dịch bệnh COVID-19 cho các khu dân cư. Thống nhất nhận thức và hành động theo phương châm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19. Chú trọng phòng dịch những nơi tập trung đông người như: Cụm, khu công nghiệm, chợ, siêu thị, trường học, dịch vụ ăn uống… Huy động các cơ sở y tế tư nhân trên địa bàn tham gia chống dịch như nhân lực, trang thiết bị y tế.
Phó Chủ tịch UBND TP Buôn Ma Thuột, Lê Đại Thắng nhấn mạnh: “Từng địa phương xã, phường, khu dân cư ở Buôn Ma Thuột phải thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh, kiểm soát được tình hình, ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh trong thời gian sớm nhất. Các ca tử vong hiện đang có xu hướng giảm, song phải xác định tính chất phức tạp, khó lường, khốc liệt của dịch bệnh để tiếp tục có biện pháp phù hợp.
Mọi người dân cũng như các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, thực hiện tốt 5k, nhất là tại các hộ gia đình có F0 đang theo dõi, điều trị tại nhà và F1 đang thực hiện cách ly y tế tại nhà…
Ngành y tế chỉ đạo theo dõi, giám sát chặt chẽ diễn biến các ca bệnh COVID-19 để xử lý điều trị. Thực hiện hiệu quả công tác điều phối, đảm bảo oxy y tế, nhất là việc đảm bảo oxy y tế tại các Trạm Y tế lưu động…”.
Nguồn: SKĐS