Ngày 30/11/2016, Sở Y tế Đắk Lắk tổ chức Hội nghị hưởng ứng “Tháng hành động Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và ngày thế giới phòng chống AIDS năm 2016”.
Tới tham dự Hội nghị có Bà H’Yim Kđok, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk và các đại biểu đại diện các Ban/Ngành, đoàn thể trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk về tham dự Hội nghị.
Bà H’Yim Kđok, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk phát biểu tại Hội nghị.
Báo cáo tại Hội nghị đại diện Sở Y tế Đắk Lắk cho biết: Tại Đắk Lắk, HIV/AIDS vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp và có xu hướng lan rộng ra cộng đồng, hiện có 15/15 huyện, thị xã, thành phố và 162/184 xã, phường, thị trấn có người nhiễm HIV/AIDS. Tính đến tháng 11/2016, toàn tỉnh đã phát hiện 2.137 trường hợp nhiễm HIV, trong đó có 980 trường hợp chuyển sang giai đoạn AIDS và 422 trường hợp đã tử vong do AIDS. Thành phố Buôn Ma Thuột là địa bàn có số người nhiễm HIV/AIDS cao (chiếm 42%).
Chủ đề của Tháng hành động năm nay là “Hướng tới mục tiêu 90-90-90 để kết thúc dịch AIDS tại Việt Nam”. Tháng hành động được triển khai từ ngày 10/11/2016 đến 10/12/2016 nhằm thúc đẩy sự tham gia của cả hệ thống chính trị và của toàn dân thực hiện “Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030”, hướng tới mục tiêu 90-90-90 để kết thúc dịch HIV/AIDS tại Việt Nam vào năm 2030 (90% người nhiễm HIV biết tình trạng nhiễm HIV của mình, 90% người nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc kháng vi rút HIV, 90% số người nhiễm HIV đã được điều trị thuốc kháng vi rút kiểm soát được số lượng vi rút ở mức thấp). Bên cạnh đó, nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là những người dễ tổn thương, người có hành vi nguy cơ cao, người dân đồng bào dân tộc ít người về dự phòng, chăm sóc, điều trị HIV/AIDS và điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone. Đồng thời, tăng cường truyền thông làm giảm kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS; tăng cường sự hỗ trợ của gia đình, xã hội với người nhiễm HIV/AIDS và trách nhiệm của người nhiễm HIV/AIDS với gia đình, xã hội, đặc biệt là trong dự phòng lây nhiễm HIV và tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.
Toàn cảnh Hội nghị
Kết thúc Hội nghị, ông Doãn Hữu Long, Giám đốc Sở Y tế đã khẳng định vai trò quan trọng của công tác thông tin tuyên truyền của mỗi ban ngành, đoàn thể và mỗi cá nhân trong cộng đồng. Hoạt động phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS không chỉ dừng lại trong một tháng mà phong trào sẽ thường xuyên được duy trì tinh thần của Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS, góp phần đẩy nhanh đến các mục tiêu 90-90-90 để kết thức đại dịch AIDS tại Việt Nam.
Theo
Ngày 30/11/2016, Sở Y tế Đắk Lắk tổ chức Hội nghị hưởng ứng “Tháng hành động Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và ngày thế giới phòng chống AIDS năm 2016”.
Tới tham dự Hội nghị có Bà H’Yim Kđok, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk và các đại biểu đại diện các Ban/Ngành, đoàn thể trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk về tham dự Hội nghị.
Bà H’Yim Kđok, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk phát biểu tại Hội nghị.
Báo cáo tại Hội nghị đại diện Sở Y tế Đắk Lắk cho biết: Tại Đắk Lắk, HIV/AIDS vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp và có xu hướng lan rộng ra cộng đồng, hiện có 15/15 huyện, thị xã, thành phố và 162/184 xã, phường, thị trấn có người nhiễm HIV/AIDS. Tính đến tháng 11/2016, toàn tỉnh đã phát hiện 2.137 trường hợp nhiễm HIV, trong đó có 980 trường hợp chuyển sang giai đoạn AIDS và 422 trường hợp đã tử vong do AIDS. Thành phố Buôn Ma Thuột là địa bàn có số người nhiễm HIV/AIDS cao (chiếm 42%).
Chủ đề của Tháng hành động năm nay là “Hướng tới mục tiêu 90-90-90 để kết thúc dịch AIDS tại Việt Nam”. Tháng hành động được triển khai từ ngày 10/11/2016 đến 10/12/2016 nhằm thúc đẩy sự tham gia của cả hệ thống chính trị và của toàn dân thực hiện “Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030”, hướng tới mục tiêu 90-90-90 để kết thúc dịch HIV/AIDS tại Việt Nam vào năm 2030 (90% người nhiễm HIV biết tình trạng nhiễm HIV của mình, 90% người nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc kháng vi rút HIV, 90% số người nhiễm HIV đã được điều trị thuốc kháng vi rút kiểm soát được số lượng vi rút ở mức thấp). Bên cạnh đó, nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là những người dễ tổn thương, người có hành vi nguy cơ cao, người dân đồng bào dân tộc ít người về dự phòng, chăm sóc, điều trị HIV/AIDS và điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone. Đồng thời, tăng cường truyền thông làm giảm kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS; tăng cường sự hỗ trợ của gia đình, xã hội với người nhiễm HIV/AIDS và trách nhiệm của người nhiễm HIV/AIDS với gia đình, xã hội, đặc biệt là trong dự phòng lây nhiễm HIV và tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.
Toàn cảnh Hội nghị
Kết thúc Hội nghị, ông Doãn Hữu Long, Giám đốc Sở Y tế đã khẳng định vai trò quan trọng của công tác thông tin tuyên truyền của mỗi ban ngành, đoàn thể và mỗi cá nhân trong cộng đồng. Hoạt động phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS không chỉ dừng lại trong một tháng mà phong trào sẽ thường xuyên được duy trì tinh thần của Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS, góp phần đẩy nhanh đến các mục tiêu 90-90-90 để kết thức đại dịch AIDS tại Việt Nam.
Theo