Còn nhiều lỏng lẻo khi thực hiện
Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 chiều qua (4/5), qua phân tích một số trường hợp phát bệnh sau khi hoàn thành cách ly tập trung và lây nhiễm cho cộng đồng, Thường trực Ban Chỉ đạo đã thảo luận về việc thực hiện các quy định cách ly tập trung, theo dõi, giám sát y tế tại nhà.
Các ý kiến thống nhất đánh giá, một số cơ sở cách ly tập trung chưa thực hiện đầy đủ các quy định, hướng dẫn của Bộ Y tế, đặc biệt trong xử trí khi phát hiện trường hợp cách ly nhiễm COVID-19.
Công tác bàn giao, tiếp nhận người hoàn thành thời gian cách ly tập trung, sau đó theo dõi, giám sát y tế tại nơi cư trú ở nhiều nơi rất lỏng lẻo.
Nhìn từ thực tế cho thấy, chỉ tính từ ngày 27/4 đến nay, trong số các ca phát hiện dương tính với SARS-CoV-2 ở nước ta, đã có 3 trường hợp sau khi kết thúc cách ly tập trung (đã hoàn thành 14 ngày cách ly, kết qủa xét nghiệm 2-3 lần âm tính) nhưng khi trở về khu cư trú lại có kết quả xét nghiệm dương tính.
Đó là BN 2899 nhập cảnh từ Nhật Bản trên chuyến bay VJ3613 về sân bay Ðà Nẵng ngày 7/4. Ngày 22/4, bệnh nhân hoàn thành cách ly (3 lần xét nghiệm âm tính). Ngày 24/4, bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2.
Khách sạn Như Nguyệt 2 (Yên Bái) – nơi phát hiện 5 ca mắc COVID-19 mang biến thể mới tại Ấn Độ.
Trường hợp thứ 2 là một chuyên gia người Trung Quốc của Công ty Trung Bắc Á, sau khi hoàn thành cách ly tập trung, đã di chuyển qua một số địa phương trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Chuyên gia này có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 sau khi làm thủ tục nhập cảnh từ Việt Nam về Trung Quốc.
Trước đó, trường hợp BN 1342 là nam tiếp viên hàng không của Vietnam Airlines đã vi phạm các quy định phòng dịch khi thực hiện cách ly tập trung và không tuân thủ quy định phòng dịch khi cách ly tại nhà cũng đã khiến bản thân mắc COVID-19 và làm lây lan bệnh cho người khác. Trường hợp này đã bị truy tố hình sự.
Thiếu tuân thủ: hậu quả dịch bệnh hiện hữu
PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam khẳng định: Các quy định về cách ly tập trung của Việt Nam đều rất chặt chẽ, tuy nhiên vấn đề quan trọng nhất là phải tuân thủ thực hiện, chỉ cần buông lỏng 1 khâu dù nhỏ nhất cũng có thể dẫn tới nguy cơ bùng phát dịch COVID-19.
Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, thực tế cho thấy liên quan đến công tác cách ly, tiếp theo các văn bản trước đó hướng dẫn về vấn đề này, ngày 19/1/2021, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 có Công văn Số 425/CV-BCĐ, trong đó có hướng dẫn quản lí những người sau khi hoàn thành cách ly tập trung.
Quy định cách ly tập trung bắt buộc 14 ngày. Sau đó họ cần tiếp tục thực hiện quy định giám sát chặt chẽ tại địa phương 14 ngày: Sở Y tế tỉnh, thành phố nơi người hoàn thành cách ly về lưu trú và các đơn vị liên quan tiếp tục quản lý, theo dõi sức khỏe, giám sát y tế trong 14 ngày tiếp theo.
Người hoàn thành cách ly phải hạn chế tiếp xúc với người xung quanh, đến nơi đông người, thường xuyên thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh theo thông điệp 5K của Bộ Y tế và các biện pháp phòng hộ cá nhân khác.
Chẳng hạn, những người nhập cảnh, sau khi về nơi lưu trú họ phải theo dõi sức khoẻ, không tụ tập đông người, hạn chế tiếp xúc với người khác và áp dụng các biện pháp phòng bệnh (khẩu trang, khử khuẩn…). Những trường hợp này chỉ tiếp xúc khi cần thiết.
“Tuy nhiên, một số người chưa tuân thủ các quy định này. Thậm chí, có người sau khi hết cách ly tập trung 14 ngày đã tiếp xúc với nhiều người khác không cần thiết, có người còn vào những nơi đông người như quán karaoke, quán bar… Đây là môi trường rất dễ lây lan dịch bệnh vì không gian kín. Và thực tế đã xảy ra vụ việc đáng tiếc như vừa rồi”, PGS.TS Trần Đắc Phu phân tích.
Điều tra dịch tễ cho thấy trường hợp BN2899 ở Hà Nam đi uống bia, đi đám cưới, ăn uống, tụ tập đông người… Chính vì sự “vô tư” này đã khiến cho ổ dịch Hà Nam đến nay có đến 20 ca bệnh, riêng tại Hà Nam là 14 ca, lây lan sang Hà Nội (3 ca) Hưng Yên (2ca) và TP HCM (1 ca).
Còn với chuyên gia nhập cảnh sau khi hết thời gian cách ly tập trung vẫn có thể làm việc trong trường hợp cần thiết nhưng phải thực hiện các quy định về phòng bệnh và giãn cách trong thời gian làm việc cũng như tiếp xúc với người khác. Đồng thời, họ không được tụ tập đông người, tổ chức liên hoan, sinh nhật, ăn uống. Tuy nhiên trên thực tế đã không như vâỵ, họ đã đến quán bar- karaoke và khi họ dương tính thì ổ dịch Vĩnh Phúc đã ghi nhận 15 ca bệnh, lan sang cả Hà Nội.
Chuyên gia dịch tễ Trần Đắc Phu khẳng định đến nay các quy định về cách ly tập trung của Việt Nam đều rất chặt chẽ. Tuy nhiên ông cũng cho rằng trình độ, khả năng… của người quản lý cơ sở cách ly là rất quan trọng. Người quản lý, các nhân viên cơ sở cách ly phải thực hiện các biện pháp hết sức ngặt nghèo để bảo hộ, bảo vệ bản thân chống lây nhiễm chéo và phải tuân thủ xử lý chất thải như thế nào…
“Để đáp ứng là cơ sở cách ly, người quản lý và nhân viên phải được tập huấn các kỹ năng và xử lý các tình huống thuần thục như một nhân viên y tế. Tất cả đều đã có quy định và nếu cơ sở không đảm bảo thì không được thể đăng ký làm nơi cách ly”- PGS.TS Trần Đắc Phu thẳng thắn nói và khuyến nghị các địa phương phải chấn chỉnh kèm với kiểm tra, tập huấn lại các nhân viên, quản lý cơ sở cách ly.
“Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, vấn đề cần tăng cường lúc này là chống lây nhiễm chéo trong khu cách ly, xem xét lại năng lực, trình độ của người quản lý, lực lượng phục vụ tại khu cách ly dân sự”- Chuyên gia Trần Đắc Phu khuyến cáo.
Với việc quản lý tại nhà sau cách ly y tế tập trung, theo PGS.TS Trần Đắc Phu, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống COVID-19; Bộ Y tế đã nêu rất rõ ràng về trách nhiệm bàn giao và yêu cầu về phòng bệnh 5K đặc biệt là người về nhau sau khi cách ly vẫn phải hạn chế giao tiếp.
Theo ông Phu, nguy cơ lây bệnh sau cách ly vẫn có dù tỷ lệ thấp, với các trường hợp ủ bệnh sau 14 ngày hay xét nghiệm cho kết quả âm tính giả… Do vậy, ý thực hiện và việc giám sát sau cách ly là một yếu tố quan trọng để ngăn chặn dịch bệnh lây lan rộng trong cộng đồng./.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn
Còn nhiều lỏng lẻo khi thực hiện
Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 chiều qua (4/5), qua phân tích một số trường hợp phát bệnh sau khi hoàn thành cách ly tập trung và lây nhiễm cho cộng đồng, Thường trực Ban Chỉ đạo đã thảo luận về việc thực hiện các quy định cách ly tập trung, theo dõi, giám sát y tế tại nhà.
Các ý kiến thống nhất đánh giá, một số cơ sở cách ly tập trung chưa thực hiện đầy đủ các quy định, hướng dẫn của Bộ Y tế, đặc biệt trong xử trí khi phát hiện trường hợp cách ly nhiễm COVID-19.
Công tác bàn giao, tiếp nhận người hoàn thành thời gian cách ly tập trung, sau đó theo dõi, giám sát y tế tại nơi cư trú ở nhiều nơi rất lỏng lẻo.
Nhìn từ thực tế cho thấy, chỉ tính từ ngày 27/4 đến nay, trong số các ca phát hiện dương tính với SARS-CoV-2 ở nước ta, đã có 3 trường hợp sau khi kết thúc cách ly tập trung (đã hoàn thành 14 ngày cách ly, kết qủa xét nghiệm 2-3 lần âm tính) nhưng khi trở về khu cư trú lại có kết quả xét nghiệm dương tính.
Đó là BN 2899 nhập cảnh từ Nhật Bản trên chuyến bay VJ3613 về sân bay Ðà Nẵng ngày 7/4. Ngày 22/4, bệnh nhân hoàn thành cách ly (3 lần xét nghiệm âm tính). Ngày 24/4, bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2.
Khách sạn Như Nguyệt 2 (Yên Bái) – nơi phát hiện 5 ca mắc COVID-19 mang biến thể mới tại Ấn Độ.
Trường hợp thứ 2 là một chuyên gia người Trung Quốc của Công ty Trung Bắc Á, sau khi hoàn thành cách ly tập trung, đã di chuyển qua một số địa phương trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Chuyên gia này có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 sau khi làm thủ tục nhập cảnh từ Việt Nam về Trung Quốc.
Trước đó, trường hợp BN 1342 là nam tiếp viên hàng không của Vietnam Airlines đã vi phạm các quy định phòng dịch khi thực hiện cách ly tập trung và không tuân thủ quy định phòng dịch khi cách ly tại nhà cũng đã khiến bản thân mắc COVID-19 và làm lây lan bệnh cho người khác. Trường hợp này đã bị truy tố hình sự.
Thiếu tuân thủ: hậu quả dịch bệnh hiện hữu
PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam khẳng định: Các quy định về cách ly tập trung của Việt Nam đều rất chặt chẽ, tuy nhiên vấn đề quan trọng nhất là phải tuân thủ thực hiện, chỉ cần buông lỏng 1 khâu dù nhỏ nhất cũng có thể dẫn tới nguy cơ bùng phát dịch COVID-19.
Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, thực tế cho thấy liên quan đến công tác cách ly, tiếp theo các văn bản trước đó hướng dẫn về vấn đề này, ngày 19/1/2021, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 có Công văn Số 425/CV-BCĐ, trong đó có hướng dẫn quản lí những người sau khi hoàn thành cách ly tập trung.
Quy định cách ly tập trung bắt buộc 14 ngày. Sau đó họ cần tiếp tục thực hiện quy định giám sát chặt chẽ tại địa phương 14 ngày: Sở Y tế tỉnh, thành phố nơi người hoàn thành cách ly về lưu trú và các đơn vị liên quan tiếp tục quản lý, theo dõi sức khỏe, giám sát y tế trong 14 ngày tiếp theo.
Người hoàn thành cách ly phải hạn chế tiếp xúc với người xung quanh, đến nơi đông người, thường xuyên thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh theo thông điệp 5K của Bộ Y tế và các biện pháp phòng hộ cá nhân khác.
Chẳng hạn, những người nhập cảnh, sau khi về nơi lưu trú họ phải theo dõi sức khoẻ, không tụ tập đông người, hạn chế tiếp xúc với người khác và áp dụng các biện pháp phòng bệnh (khẩu trang, khử khuẩn…). Những trường hợp này chỉ tiếp xúc khi cần thiết.
“Tuy nhiên, một số người chưa tuân thủ các quy định này. Thậm chí, có người sau khi hết cách ly tập trung 14 ngày đã tiếp xúc với nhiều người khác không cần thiết, có người còn vào những nơi đông người như quán karaoke, quán bar… Đây là môi trường rất dễ lây lan dịch bệnh vì không gian kín. Và thực tế đã xảy ra vụ việc đáng tiếc như vừa rồi”, PGS.TS Trần Đắc Phu phân tích.
Điều tra dịch tễ cho thấy trường hợp BN2899 ở Hà Nam đi uống bia, đi đám cưới, ăn uống, tụ tập đông người… Chính vì sự “vô tư” này đã khiến cho ổ dịch Hà Nam đến nay có đến 20 ca bệnh, riêng tại Hà Nam là 14 ca, lây lan sang Hà Nội (3 ca) Hưng Yên (2ca) và TP HCM (1 ca).
Còn với chuyên gia nhập cảnh sau khi hết thời gian cách ly tập trung vẫn có thể làm việc trong trường hợp cần thiết nhưng phải thực hiện các quy định về phòng bệnh và giãn cách trong thời gian làm việc cũng như tiếp xúc với người khác. Đồng thời, họ không được tụ tập đông người, tổ chức liên hoan, sinh nhật, ăn uống. Tuy nhiên trên thực tế đã không như vâỵ, họ đã đến quán bar- karaoke và khi họ dương tính thì ổ dịch Vĩnh Phúc đã ghi nhận 15 ca bệnh, lan sang cả Hà Nội.
Chuyên gia dịch tễ Trần Đắc Phu khẳng định đến nay các quy định về cách ly tập trung của Việt Nam đều rất chặt chẽ. Tuy nhiên ông cũng cho rằng trình độ, khả năng… của người quản lý cơ sở cách ly là rất quan trọng. Người quản lý, các nhân viên cơ sở cách ly phải thực hiện các biện pháp hết sức ngặt nghèo để bảo hộ, bảo vệ bản thân chống lây nhiễm chéo và phải tuân thủ xử lý chất thải như thế nào…
“Để đáp ứng là cơ sở cách ly, người quản lý và nhân viên phải được tập huấn các kỹ năng và xử lý các tình huống thuần thục như một nhân viên y tế. Tất cả đều đã có quy định và nếu cơ sở không đảm bảo thì không được thể đăng ký làm nơi cách ly”- PGS.TS Trần Đắc Phu thẳng thắn nói và khuyến nghị các địa phương phải chấn chỉnh kèm với kiểm tra, tập huấn lại các nhân viên, quản lý cơ sở cách ly.
“Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, vấn đề cần tăng cường lúc này là chống lây nhiễm chéo trong khu cách ly, xem xét lại năng lực, trình độ của người quản lý, lực lượng phục vụ tại khu cách ly dân sự”- Chuyên gia Trần Đắc Phu khuyến cáo.
Với việc quản lý tại nhà sau cách ly y tế tập trung, theo PGS.TS Trần Đắc Phu, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống COVID-19; Bộ Y tế đã nêu rất rõ ràng về trách nhiệm bàn giao và yêu cầu về phòng bệnh 5K đặc biệt là người về nhau sau khi cách ly vẫn phải hạn chế giao tiếp.
Theo ông Phu, nguy cơ lây bệnh sau cách ly vẫn có dù tỷ lệ thấp, với các trường hợp ủ bệnh sau 14 ngày hay xét nghiệm cho kết quả âm tính giả… Do vậy, ý thực hiện và việc giám sát sau cách ly là một yếu tố quan trọng để ngăn chặn dịch bệnh lây lan rộng trong cộng đồng./.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn