Thừa ủy quyền của GS.TS Nguyễn Thanh Long- Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế, sáng ngày 24/10/2020, Đoàn công tác của Bộ Y tế do TS Đặng Quang Tấn- Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cùng lãnh đạo các Vụ/ Cục/ Viện/ Bệnh viện đã đến Quảng Trị làm việc về công tác khắc phục hậu quả mưa lũ của ngành y tế trên địa bàn.
Báo cáo với Đoàn công tác, ông Đỗ Văn Hùng- Giám đốc Sở Y tế Quảng Trị cho biết, trước khi xảy ra bão lũ, ngành Y tế Quảng Trị cho biết đã chuẩn bị các kế hoạch ứng phó, do đó đã giảm thiểu được tối đa thiệt hại.
Tuy nhiên do ảnh hưởng của mưa lũ rất lớn nên nhiều trạm y tế bị ngập lụt, hệ thống mái che bị thấm dột, một số trang thiết bị y tế bị hư hỏng; Một số trạm y tế bị cô lập, chia cắt và vùi lấp, thiệt hại do ảnh hưởng của mưa lũ.
Đoàn công tác của Bộ Y tế, Sở Y tế Quảng Trị làm việc tại cơ sở 2 của Trung tâm y tế huyện Triệu Phong
Toàn tỉnh có 41 trạm y tế bị ngập lụt, 43 trạm y tế bị hư hỏng. Về công tác cứu hộ, cấp cứu ngoại viện, trong thời gian mưa lũ, Sở Y tế Quảng Trị đã điều động tổ cấp cứu lưu động thường trực 24/24h tại Cảng Cửa Việt phục vụ y tế hỗ trợ tìm kiếm cứu nạn tàu đắm, chết máy.
Đã cứu hộ 39 người, trong đó 12 trường hợp được sơ cứu tại chỗ và bàn giao cho lực lượng cứu nạn của Cảng Cửa Việt; 27 người được chuyển cấp cứu tại các cơ sở y tế trên địa bàn (trong đó có 19 trường hợp có yếu tố dịch tễ với COVID-19 được cách ly y tế tại BV chuyên khoa Lao và bệnh phổi tỉnh)
Hiện đến thời điểm này một đoàn công tác của Trung tâm y tế huyện Hướng Hoá đi tiếp cận cơ sở- trạm y tế xã Hướng Phùng) bị vùi lấp, thiệt hại nặng) vẫn chưa về được vì giao thông chia cắt, tuy nhiên hiện sức khỏe của đoàn an toàn.
Theo lãnh đạo Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Quảng Trị, vấn đề môi trường sau mưa lũ rất báo động, mặc dù chính quyền các cấp và người dân đã rất nỗ lực thu gom nhưng xác động vật, rác thải, bùn non vẫn đang còn khá nhiều trong các đường làng, ngõ xóm.
Lo ngại các dịch bệnh sau lũ gia tăng như bệnh sốt xuất huyết, bệnh đường tiêu hoá, bệnh về da, tay chân miệng… ngành Y tế Quảng Trị đã thành lập các đoàn công tác ngay sau khi mưa lũ rút về giám sát vệ sinh môi trường và công tác phòng chống dịch tại các địa bàn bị ngập lụt sâu…
Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị hiện đang lưu hành một số dịch bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết, tay chân miệng, bạch hầu (23 ca). Không ghi nhận trường hợp nào nghi ngờ nhiễm COVID-19 trên địa bàn tỉnh. Tính đến ngày 23/10/2020, có 61 trường hợp đang cách ly tập trung tại các khu cách ly của tỉnh theo quy định.
Phát biểu tại buổi làm việc, thay mặt đoàn công tác của Bộ Y tế, TS Đặng Quang Tấn gửi lời chia sẻ đến những khó khăn vất vả của ngành Y tế Quảng Trị trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, đặc biệt trong đợt mưa lũ, trong cứu hộ, cứu nạn, phòng chống dịch.
Nhấn mạnh công tác vệ sinh môi trường sau bão lũ rất quan trọng vì nguy cơ bệnh truyền nhiễm xuất hiện và gia tăng, đặc biệt là bệnh liên quan đến tiêu hoá, bệnh đường ruột, bệnh ngoài da, bệnh do dinh dưỡng không đáp ứng, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng đề nghị ngành Y tế địa phương cần quan tâm tiếp tục đến vấn đề này, tránh để dịch bệnh sau mưa lũ bùng phát.
“Song song với khắc phục hậu quả bão lũ, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ, tỉnh Quảng Trị cũng cần chú trọng đến công tác phòng chống dịch COVID-19 bởi hiện nay dù chúng ta đang kiểm soát tốt dịch bệnh nhưng tình hình dịch trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp. Công tác giám sát, cách ly phòng chống dịch COVID-19, đặc biệt là người nhập cảnh phải được thực hiện đúng quy định”- TS Đặng Quang Tấn nhấn mạnh
BSCK II Võ Thanh Tâm – Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Triệu Phong cho biết, Trung tâm y tế huyện Triệu Phong cơ sở 2 phục vụ chăm sóc sức khỏe và thăm khám cho 50000 người dân 9 xã của huyện Triệu Phong. Tại thời điểm nước ngập có 36 cán bộ y tế và 25 bệnh nhân đang điều trị tại đây.
Trong mấy ngày ngập phải có thuyền nhỏ đưa đồ ăn vào bệnh viện cho người bệnh và cán bộ, nước sinh hoạt thì hứng nước mưa, nước ăn thì mua để phục vụ người bệnh, y bác sĩ của bệnh viện. Trong đợt mưa lũ này, toàn bộ các xã quanh khu vực Trung tâm y tế Triệu Phong 2 đều bị ngập, tuy nhiên công tác khám chữa bệnh cho nhân dân vẫn được thực hiện đầy đủ.
Đại diện Đoàn công tác của Bộ Y tế và Sở Y tế Quảng Trị tặng quà, động viên gia đình bị thiệt hại do ảnh hưởng của mưa lũ tại huyện Triệu Phong
“Đội cấp cứu cơ động của Trung tâm y tế cùng y tế xã và công an huyện đi ca nô đến vùng ngập lụt chuyển 8 trường hợp phụ nữ mang thai đi sinh, 1 trường hợp viên phế quản và 1 trường hợp bị suy thận nặng lên vùng thuận lợi là BVKV Triệu Hải và BVĐK tỉnh để cấp cứu”- BSCK II Võ Thanh Tâm cho biết.
Nhân dịp này, để chia sẻ và hỗ trợ ngành y tế Quảng Trị khắc phục hậu quả bão lũ, đoàn công tác của Bộ Y tế đã tặng ngành y tế Quảng Trị 100 cơ số thuốc, 700.000 viên khử khuẩn nước Aquatabs; 50 bộ dụng cụ phòng chống lụt bão, 600 kg sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ em, thực phẩm trị giá 150 triệu và 100 triệu đồng.
Đoàn công tác của Bộ Y tế đã đến thăm, động viên và tặng quà 5 gia đình có hoàn cảnh khó khăn và bị ngập sâu trong đợt mưa lũ này./.
Thừa ủy quyền của GS.TS Nguyễn Thanh Long- Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế, sáng ngày 24/10/2020, Đoàn công tác của Bộ Y tế do TS Đặng Quang Tấn- Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cùng lãnh đạo các Vụ/ Cục/ Viện/ Bệnh viện đã đến Quảng Trị làm việc về công tác khắc phục hậu quả mưa lũ của ngành y tế trên địa bàn.
Báo cáo với Đoàn công tác, ông Đỗ Văn Hùng- Giám đốc Sở Y tế Quảng Trị cho biết, trước khi xảy ra bão lũ, ngành Y tế Quảng Trị cho biết đã chuẩn bị các kế hoạch ứng phó, do đó đã giảm thiểu được tối đa thiệt hại.
Tuy nhiên do ảnh hưởng của mưa lũ rất lớn nên nhiều trạm y tế bị ngập lụt, hệ thống mái che bị thấm dột, một số trang thiết bị y tế bị hư hỏng; Một số trạm y tế bị cô lập, chia cắt và vùi lấp, thiệt hại do ảnh hưởng của mưa lũ.
Đoàn công tác của Bộ Y tế, Sở Y tế Quảng Trị làm việc tại cơ sở 2 của Trung tâm y tế huyện Triệu Phong
Toàn tỉnh có 41 trạm y tế bị ngập lụt, 43 trạm y tế bị hư hỏng. Về công tác cứu hộ, cấp cứu ngoại viện, trong thời gian mưa lũ, Sở Y tế Quảng Trị đã điều động tổ cấp cứu lưu động thường trực 24/24h tại Cảng Cửa Việt phục vụ y tế hỗ trợ tìm kiếm cứu nạn tàu đắm, chết máy.
Đã cứu hộ 39 người, trong đó 12 trường hợp được sơ cứu tại chỗ và bàn giao cho lực lượng cứu nạn của Cảng Cửa Việt; 27 người được chuyển cấp cứu tại các cơ sở y tế trên địa bàn (trong đó có 19 trường hợp có yếu tố dịch tễ với COVID-19 được cách ly y tế tại BV chuyên khoa Lao và bệnh phổi tỉnh)
Hiện đến thời điểm này một đoàn công tác của Trung tâm y tế huyện Hướng Hoá đi tiếp cận cơ sở- trạm y tế xã Hướng Phùng) bị vùi lấp, thiệt hại nặng) vẫn chưa về được vì giao thông chia cắt, tuy nhiên hiện sức khỏe của đoàn an toàn.
Theo lãnh đạo Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Quảng Trị, vấn đề môi trường sau mưa lũ rất báo động, mặc dù chính quyền các cấp và người dân đã rất nỗ lực thu gom nhưng xác động vật, rác thải, bùn non vẫn đang còn khá nhiều trong các đường làng, ngõ xóm.
Lo ngại các dịch bệnh sau lũ gia tăng như bệnh sốt xuất huyết, bệnh đường tiêu hoá, bệnh về da, tay chân miệng… ngành Y tế Quảng Trị đã thành lập các đoàn công tác ngay sau khi mưa lũ rút về giám sát vệ sinh môi trường và công tác phòng chống dịch tại các địa bàn bị ngập lụt sâu…
Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị hiện đang lưu hành một số dịch bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết, tay chân miệng, bạch hầu (23 ca). Không ghi nhận trường hợp nào nghi ngờ nhiễm COVID-19 trên địa bàn tỉnh. Tính đến ngày 23/10/2020, có 61 trường hợp đang cách ly tập trung tại các khu cách ly của tỉnh theo quy định.
Phát biểu tại buổi làm việc, thay mặt đoàn công tác của Bộ Y tế, TS Đặng Quang Tấn gửi lời chia sẻ đến những khó khăn vất vả của ngành Y tế Quảng Trị trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, đặc biệt trong đợt mưa lũ, trong cứu hộ, cứu nạn, phòng chống dịch.
Nhấn mạnh công tác vệ sinh môi trường sau bão lũ rất quan trọng vì nguy cơ bệnh truyền nhiễm xuất hiện và gia tăng, đặc biệt là bệnh liên quan đến tiêu hoá, bệnh đường ruột, bệnh ngoài da, bệnh do dinh dưỡng không đáp ứng, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng đề nghị ngành Y tế địa phương cần quan tâm tiếp tục đến vấn đề này, tránh để dịch bệnh sau mưa lũ bùng phát.
“Song song với khắc phục hậu quả bão lũ, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ, tỉnh Quảng Trị cũng cần chú trọng đến công tác phòng chống dịch COVID-19 bởi hiện nay dù chúng ta đang kiểm soát tốt dịch bệnh nhưng tình hình dịch trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp. Công tác giám sát, cách ly phòng chống dịch COVID-19, đặc biệt là người nhập cảnh phải được thực hiện đúng quy định”- TS Đặng Quang Tấn nhấn mạnh
BSCK II Võ Thanh Tâm – Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Triệu Phong cho biết, Trung tâm y tế huyện Triệu Phong cơ sở 2 phục vụ chăm sóc sức khỏe và thăm khám cho 50000 người dân 9 xã của huyện Triệu Phong. Tại thời điểm nước ngập có 36 cán bộ y tế và 25 bệnh nhân đang điều trị tại đây.
Trong mấy ngày ngập phải có thuyền nhỏ đưa đồ ăn vào bệnh viện cho người bệnh và cán bộ, nước sinh hoạt thì hứng nước mưa, nước ăn thì mua để phục vụ người bệnh, y bác sĩ của bệnh viện. Trong đợt mưa lũ này, toàn bộ các xã quanh khu vực Trung tâm y tế Triệu Phong 2 đều bị ngập, tuy nhiên công tác khám chữa bệnh cho nhân dân vẫn được thực hiện đầy đủ.
Đại diện Đoàn công tác của Bộ Y tế và Sở Y tế Quảng Trị tặng quà, động viên gia đình bị thiệt hại do ảnh hưởng của mưa lũ tại huyện Triệu Phong
“Đội cấp cứu cơ động của Trung tâm y tế cùng y tế xã và công an huyện đi ca nô đến vùng ngập lụt chuyển 8 trường hợp phụ nữ mang thai đi sinh, 1 trường hợp viên phế quản và 1 trường hợp bị suy thận nặng lên vùng thuận lợi là BVKV Triệu Hải và BVĐK tỉnh để cấp cứu”- BSCK II Võ Thanh Tâm cho biết.
Nhân dịp này, để chia sẻ và hỗ trợ ngành y tế Quảng Trị khắc phục hậu quả bão lũ, đoàn công tác của Bộ Y tế đã tặng ngành y tế Quảng Trị 100 cơ số thuốc, 700.000 viên khử khuẩn nước Aquatabs; 50 bộ dụng cụ phòng chống lụt bão, 600 kg sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ em, thực phẩm trị giá 150 triệu và 100 triệu đồng.
Đoàn công tác của Bộ Y tế đã đến thăm, động viên và tặng quà 5 gia đình có hoàn cảnh khó khăn và bị ngập sâu trong đợt mưa lũ này./.