Tiếp và làm việc với đoàn về phía UBND tỉnh Quảng Bình có Đồng chí Trần Tiến Dũng – Phó Chủ tịch UBND Quảng Bình cùng đại diện lãnh đạo các Sở/Ban/Ngành liên quan trên địa bàn tỉnh.
Toàn cảnh buổi làm việc
Báo cáo của Sở Y tế tại buổi làm việc nêu rõ: Nhờ sự chỉ đạo kịp thời của tỉnh, sự phối hợp triển khai đồng bộ của các ban, ngành liên quan nên từ khi xảy ra sự cố môi trường biển đến nay, trên địa bàn chưa xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm có liên quan đến cá biển chết. Đồng thời, thông qua công tác tuyên truyền, ngành Y tế đã kịp thời thông tin sâu rộng đến cộng đồng về tình trạng cá chết chưa rõ nguyên nhân, nhằm nâng cao ý thức của người tiêu dùng trong việc tự bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình; không thu gom, sử dụng cá chết làm thực phẩm. Đặc biệt, hoạt động thanh, kiểm tra đơn ngành, liên ngành về an toàn thực phẩm được triển khai liên tục, tập trung vào nhóm các cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy hải sản, dịch vụ ăn uống; không để xảy ra tình trạng sử dụng cá chết làm thực phẩm…
Tuy nhiên, sau sự cố môi trường biển, vấn đề an sinh xã hội đang đặt ra nhiều thách thức. Tại buổi làm việc, các đại biểu đã quan tâm, trao đổi và đưa ra những giải pháp trước mắt cũng như lâu dài cho các tỉnh miền Trung, trong đó, Quảng Bình là tỉnh chịu thiệt hại nặng nề nhất.
Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long chia sẻ những khó khăn, vất vả của tỉnh mà trực tiếp là ngư dân sau sự cố môi trường biển. Đồng thời đánh giá cao những nỗ lực của tỉnh trong việc chuẩn bị khá kỹ các phương án phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân, chưa để xảy ra sự cố nào về vệ sinh an toàn thực phẩm. Liên quan đến công tác y tế trong thời gian tới, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long đề nghị tỉnh có kế hoạch theo dõi, giám sát sức khỏe nhân dân, nhất là vùng có nguy cơ ảnh hưởng; có kế hoạch quan trắc môi trường sống (trong đó chú trọng những yếu tố tác động đến sức khỏe người dân); cần rà soát lại các cơ sở sản xuất nước mắm, chế biến hải sản để có xét nghiệm và công bố chất lượng, nếu cơ sở nào không bảo đảm thì kiên quyết xử lý, tiêu hủy.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cũng khẳng định: Bộ Y tế sẽ giao cho Hội Thầy thuốc trẻ Trung ương chủ động phối hợp với Sở Y tế Quảng Bình khám sức khỏe cho nhân dân vùng biển; nhất trí và ủng hộ chủ trương vấn đề bảo hiểm y tế cho ngư dân; Bộ Y tế sẽ có đánh giá và công bố về độ an toàn của nước biển trong thời gian sớm nhất để người dân yên tâm đồng thời sẽ giúp tỉnh trong việc xét nghiệm các lô thủy sản còn tồn đọng, cũng như hải sản tươi sống để đưa ra thị trường tiêu thụ…
Thay mặt lãnh đạo tỉnh, đồng chí Trần Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình đã cảm ơn sự quan tâm, chia sẻ, hỗ trợ kịp thời của Bộ Y tế đối với tỉnh Quảng Bình trong thời gian qua; đồng thời mong muốn từ chuyến khảo sát thực tế này, Bộ Y tế sẽ có những chính sách ưu tiên, giúp đỡ thiết thực hơn nữa để người dân sớm ổn định đời sống, sản xuất sau sự cố môi trường biển.
Trước đó đoàn công tác của Bộ Y tế cũng đã có chuyến khảo sát thực địa tại Cảng cá Nhật Lệ và làm việc với UBND xã vùng biển Nhân Trạch – huyện Bố Trạch.
Một số hình ảnh của đoàn công tác
Thứ trưởng cùng đoàn công tác thăm kho đông bảo quản cá của các cơ sở thu mua(ảnh NH)
Đoàn công tác Bộ Y tế làm việc tại Cảng cá Nhật Lệ(ảnh NH)
Đoàn công tác Bộ Y tế làm việc với UBND xã vùng biển Nhân Trạch – huyện Bố Trạch (ảnh NH)
Theo
Tiếp và làm việc với đoàn về phía UBND tỉnh Quảng Bình có Đồng chí Trần Tiến Dũng – Phó Chủ tịch UBND Quảng Bình cùng đại diện lãnh đạo các Sở/Ban/Ngành liên quan trên địa bàn tỉnh.
Toàn cảnh buổi làm việc
Báo cáo của Sở Y tế tại buổi làm việc nêu rõ: Nhờ sự chỉ đạo kịp thời của tỉnh, sự phối hợp triển khai đồng bộ của các ban, ngành liên quan nên từ khi xảy ra sự cố môi trường biển đến nay, trên địa bàn chưa xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm có liên quan đến cá biển chết. Đồng thời, thông qua công tác tuyên truyền, ngành Y tế đã kịp thời thông tin sâu rộng đến cộng đồng về tình trạng cá chết chưa rõ nguyên nhân, nhằm nâng cao ý thức của người tiêu dùng trong việc tự bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình; không thu gom, sử dụng cá chết làm thực phẩm. Đặc biệt, hoạt động thanh, kiểm tra đơn ngành, liên ngành về an toàn thực phẩm được triển khai liên tục, tập trung vào nhóm các cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy hải sản, dịch vụ ăn uống; không để xảy ra tình trạng sử dụng cá chết làm thực phẩm…
Tuy nhiên, sau sự cố môi trường biển, vấn đề an sinh xã hội đang đặt ra nhiều thách thức. Tại buổi làm việc, các đại biểu đã quan tâm, trao đổi và đưa ra những giải pháp trước mắt cũng như lâu dài cho các tỉnh miền Trung, trong đó, Quảng Bình là tỉnh chịu thiệt hại nặng nề nhất.
Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long chia sẻ những khó khăn, vất vả của tỉnh mà trực tiếp là ngư dân sau sự cố môi trường biển. Đồng thời đánh giá cao những nỗ lực của tỉnh trong việc chuẩn bị khá kỹ các phương án phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân, chưa để xảy ra sự cố nào về vệ sinh an toàn thực phẩm. Liên quan đến công tác y tế trong thời gian tới, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long đề nghị tỉnh có kế hoạch theo dõi, giám sát sức khỏe nhân dân, nhất là vùng có nguy cơ ảnh hưởng; có kế hoạch quan trắc môi trường sống (trong đó chú trọng những yếu tố tác động đến sức khỏe người dân); cần rà soát lại các cơ sở sản xuất nước mắm, chế biến hải sản để có xét nghiệm và công bố chất lượng, nếu cơ sở nào không bảo đảm thì kiên quyết xử lý, tiêu hủy.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cũng khẳng định: Bộ Y tế sẽ giao cho Hội Thầy thuốc trẻ Trung ương chủ động phối hợp với Sở Y tế Quảng Bình khám sức khỏe cho nhân dân vùng biển; nhất trí và ủng hộ chủ trương vấn đề bảo hiểm y tế cho ngư dân; Bộ Y tế sẽ có đánh giá và công bố về độ an toàn của nước biển trong thời gian sớm nhất để người dân yên tâm đồng thời sẽ giúp tỉnh trong việc xét nghiệm các lô thủy sản còn tồn đọng, cũng như hải sản tươi sống để đưa ra thị trường tiêu thụ…
Thay mặt lãnh đạo tỉnh, đồng chí Trần Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình đã cảm ơn sự quan tâm, chia sẻ, hỗ trợ kịp thời của Bộ Y tế đối với tỉnh Quảng Bình trong thời gian qua; đồng thời mong muốn từ chuyến khảo sát thực tế này, Bộ Y tế sẽ có những chính sách ưu tiên, giúp đỡ thiết thực hơn nữa để người dân sớm ổn định đời sống, sản xuất sau sự cố môi trường biển.
Trước đó đoàn công tác của Bộ Y tế cũng đã có chuyến khảo sát thực địa tại Cảng cá Nhật Lệ và làm việc với UBND xã vùng biển Nhân Trạch – huyện Bố Trạch.
Một số hình ảnh của đoàn công tác
Thứ trưởng cùng đoàn công tác thăm kho đông bảo quản cá của các cơ sở thu mua(ảnh NH)
Đoàn công tác Bộ Y tế làm việc tại Cảng cá Nhật Lệ(ảnh NH)
Đoàn công tác Bộ Y tế làm việc với UBND xã vùng biển Nhân Trạch – huyện Bố Trạch (ảnh NH)
Theo