Tham dự có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hòa Hiệp cùng 420 đại biểu là lãnh đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố, các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan và học sinh, sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Đồng Nai cùng các đoàn viên thanh niên Sở Y tế.
Theo Giám đốc Sở Y tế Huỳnh Minh Hoàn, bệnh sốt xuất huyết và bệnh do vi rút Zika là hai bệnh truyền nhiễm được lây truyền từ muỗi vằn, một loài muỗi lưu hành phổ biến tại Đồng Nai. Đồng Nai là một trong những tỉnh có số ca mắc sốt xuất huyết cao nhất cả nước. Trong 3 tháng đầu năm 2016, toàn tỉnh đã có trên 1,3 ngàn trường hợp mắc bệnh và 3 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết tại TP. Biên Hòa, huyện Nhơn Trạch và Định Quán. Bệnh do vi rút Zika tuy chưa ghi nhận trên địa bàn tỉnh nhưng nguy cơ xâm nhập của bệnh là rất lớn. Ngành Y tế đã triển khai nhiều biện pháp phòng chống đồng thời cả 2 bệnh trên. Tuy nhiên, bệnh sốt xuất huyết và bệnh do vi rút Zika đều chưa có vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu. Biện pháp phòng bệnh duy nhất nhất là diệt lăng quăng, phòng tránh muỗi đốt và diệt muỗi. Vì vậy, để chủ động phòng bệnh, mỗi người dân, gia đình hàng tuần hãy dành nửa giờ đồng hồ tự diệt muỗi, lăng quăng bằng các biện pháp đơn giản, như: thả cá bảy màu, vệ sinh các dụng cụ chứa nước, thu dọn các vật phế thải và các hốc tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng (chai, lọ, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp xe cũ,…). Để tránh muỗi đốt và diệt muỗi, hãy ngủ mùng ngay cả ban ngày; dùng mành, rèm che cửa sổ; mặc quần áo dài tay; đốt hương muỗi, sử dụng vợt diệt muỗi; sử dụng kem bôi, thoa để xua muỗi, bình xịt diệt muỗi…
Các đại biểu tham gia lễ phát động.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hòa Hiệp kêu gọi lãnh đạo các ngành, chính quyền các cấp, các tổ chức, đoàn thể và mỗi người dân cùng chung tay thực hiện các biện pháp diệt lăng quăng, diệt muỗi để phòng, chống bệnh do vi rút Zika và sốt xuất huyết. Phó chủ tịch cũng đề nghị: Sở Y tế tích cực phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan và các địa phương tiếp tục triển khai công tác truyền thông, vận động người dân nâng cao ý thức, vệ sinh môi trường, tự giác diệt muỗi, lăng quăng. Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các đơn vị cơ sở y tế, các phòng, ban, UBND các xã, phường, thị trấn trực tiếp giám sát, kiểm tra việc triển khai thực hiện các biện pháp diệt muỗi, diệt lăng quăng của các hộ gia đình trên địa bàn phụ trách, kiên quyết xử lý cá nhân, tổ chức cố tình không hợp tác, có hành vi cản trở, gây khó khăn, đề tồn tại các ổ lăng quăng trong nhà; đồng thời xem xét hỗ trợ trợ kinh phí bổ sung cho công tác phòng chống dịch bệnh tại địa phương. Chính quyền, tổ chức đoàn thể các cấp thông qua phong trào xây dựng nông thôn mới, toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, quan tâm, chỉ đạo sâu sát các cơ quan, các đơn vị, tổ chức, phối hợp với ngành Y tế thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh do vi rút Zika và sốt xuất huyết bằng các hoạt động cụ thể và thiết thực, nhằm chuyển biến về nhận thức của cộng đồng dân cư về các biện pháp phòng bệnh. Đồng thời huy động các đoàn thể, đoàn viên, hội viên tích cực tham gia các hoạt động làm sạch sẽ khu phố, khu dân cư, xóm, ấp, phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh góp phần hạn chế dịch bệnh.
Lãnh đạo UBND các địa phương ký cam kết với Sở Y tế tăng cường các biện pháp phòng, chống bệnh do vi rút Zika và sốt xuất huyết.
Tại lễ phát động, lãnh đạo UBND 11 huyện, thị xã, thành phố và Sở Y tế đã tiến hành ký cam kết tăng cường chỉ đạo, huy động cộng đồng thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh do vi rút Zika và sốt xuất huyết. Theo đó, Sở Y tế cam kết sẽ cung ứng đầy đủ trang thiết bị, vật tư, hóa chất, thuốc và dịch truyền phục vụ cho việc chẩn đoán, điều trị và phòng chống dịch tại các cơ sở y tế và cộng đồng. Lãnh đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố ký cam kết tạo điều kiện cho các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, đặc biệt tổ trưởng tổ dân phố, ấp, công an viên, cộng tác viên…và người dân tham gia các hoạt động diệt muỗi, diệt lăng quăng. Song song đó sẽ đẩy mạnh kiểm tra, giám sát và xử phạt hành chính theo Nghị định 176 đối với hành vi phát sinh muỗi, lăng quăng gây bệnh.
Tham dự có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hòa Hiệp cùng 420 đại biểu là lãnh đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố, các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan và học sinh, sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Đồng Nai cùng các đoàn viên thanh niên Sở Y tế.
Theo Giám đốc Sở Y tế Huỳnh Minh Hoàn, bệnh sốt xuất huyết và bệnh do vi rút Zika là hai bệnh truyền nhiễm được lây truyền từ muỗi vằn, một loài muỗi lưu hành phổ biến tại Đồng Nai. Đồng Nai là một trong những tỉnh có số ca mắc sốt xuất huyết cao nhất cả nước. Trong 3 tháng đầu năm 2016, toàn tỉnh đã có trên 1,3 ngàn trường hợp mắc bệnh và 3 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết tại TP. Biên Hòa, huyện Nhơn Trạch và Định Quán. Bệnh do vi rút Zika tuy chưa ghi nhận trên địa bàn tỉnh nhưng nguy cơ xâm nhập của bệnh là rất lớn. Ngành Y tế đã triển khai nhiều biện pháp phòng chống đồng thời cả 2 bệnh trên. Tuy nhiên, bệnh sốt xuất huyết và bệnh do vi rút Zika đều chưa có vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu. Biện pháp phòng bệnh duy nhất nhất là diệt lăng quăng, phòng tránh muỗi đốt và diệt muỗi. Vì vậy, để chủ động phòng bệnh, mỗi người dân, gia đình hàng tuần hãy dành nửa giờ đồng hồ tự diệt muỗi, lăng quăng bằng các biện pháp đơn giản, như: thả cá bảy màu, vệ sinh các dụng cụ chứa nước, thu dọn các vật phế thải và các hốc tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng (chai, lọ, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp xe cũ,…). Để tránh muỗi đốt và diệt muỗi, hãy ngủ mùng ngay cả ban ngày; dùng mành, rèm che cửa sổ; mặc quần áo dài tay; đốt hương muỗi, sử dụng vợt diệt muỗi; sử dụng kem bôi, thoa để xua muỗi, bình xịt diệt muỗi…
Các đại biểu tham gia lễ phát động.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hòa Hiệp kêu gọi lãnh đạo các ngành, chính quyền các cấp, các tổ chức, đoàn thể và mỗi người dân cùng chung tay thực hiện các biện pháp diệt lăng quăng, diệt muỗi để phòng, chống bệnh do vi rút Zika và sốt xuất huyết. Phó chủ tịch cũng đề nghị: Sở Y tế tích cực phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan và các địa phương tiếp tục triển khai công tác truyền thông, vận động người dân nâng cao ý thức, vệ sinh môi trường, tự giác diệt muỗi, lăng quăng. Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các đơn vị cơ sở y tế, các phòng, ban, UBND các xã, phường, thị trấn trực tiếp giám sát, kiểm tra việc triển khai thực hiện các biện pháp diệt muỗi, diệt lăng quăng của các hộ gia đình trên địa bàn phụ trách, kiên quyết xử lý cá nhân, tổ chức cố tình không hợp tác, có hành vi cản trở, gây khó khăn, đề tồn tại các ổ lăng quăng trong nhà; đồng thời xem xét hỗ trợ trợ kinh phí bổ sung cho công tác phòng chống dịch bệnh tại địa phương. Chính quyền, tổ chức đoàn thể các cấp thông qua phong trào xây dựng nông thôn mới, toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, quan tâm, chỉ đạo sâu sát các cơ quan, các đơn vị, tổ chức, phối hợp với ngành Y tế thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh do vi rút Zika và sốt xuất huyết bằng các hoạt động cụ thể và thiết thực, nhằm chuyển biến về nhận thức của cộng đồng dân cư về các biện pháp phòng bệnh. Đồng thời huy động các đoàn thể, đoàn viên, hội viên tích cực tham gia các hoạt động làm sạch sẽ khu phố, khu dân cư, xóm, ấp, phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh góp phần hạn chế dịch bệnh.
Lãnh đạo UBND các địa phương ký cam kết với Sở Y tế tăng cường các biện pháp phòng, chống bệnh do vi rút Zika và sốt xuất huyết.
Tại lễ phát động, lãnh đạo UBND 11 huyện, thị xã, thành phố và Sở Y tế đã tiến hành ký cam kết tăng cường chỉ đạo, huy động cộng đồng thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh do vi rút Zika và sốt xuất huyết. Theo đó, Sở Y tế cam kết sẽ cung ứng đầy đủ trang thiết bị, vật tư, hóa chất, thuốc và dịch truyền phục vụ cho việc chẩn đoán, điều trị và phòng chống dịch tại các cơ sở y tế và cộng đồng. Lãnh đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố ký cam kết tạo điều kiện cho các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, đặc biệt tổ trưởng tổ dân phố, ấp, công an viên, cộng tác viên…và người dân tham gia các hoạt động diệt muỗi, diệt lăng quăng. Song song đó sẽ đẩy mạnh kiểm tra, giám sát và xử phạt hành chính theo Nghị định 176 đối với hành vi phát sinh muỗi, lăng quăng gây bệnh.