Hưởng ứng lời kêu gọi “Vệ sinh yêu nước” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 19/6/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 730/QĐ-TTg về việc lấy ngày 2/7 hàng năm là Ngày vệ sinh yêu nước. 5 năm thực hiện Chỉ thị 29 ngày 26/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân, các cấp, các ngành liên quan trong tỉnh Đồng Tháp đã có nhiều hoạt động vệ sinh phòng, chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, góp phần đẩy lùi dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Thời gian qua, ngành y tế đã vận dụng một cách sáng tạo, khoa học, phù hợp với thực tiễn để triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ được giao, đặc biệt là công tác vệ sinh phòng bệnh.
Theo Ông Trần Văn Lườm – Phó Giám đốc Sở Y tế Đồng Tháp cho biết: lễ phát động hưởng ứng Ngày vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân (2/7) năm 2017 nhằm tiếp tục tăng cường và làm tốt hơn nữa công tác vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, cụ thể là phấn đấu nâng tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, giải quyết các vấn đề vệ sinh liên quan đến dịch bệnh; tuyên truyền vận động để người dân thay đổi hành vi, những việc làm, những thói quen lạc hậu mất vệ sinh, hướng tới những việc làm, những thói quen có lợi cho sức khỏe, cùng tham gia tạo môi trường sống sạch sẽ, an toàn, khống chế sự phát sinh phát triển dịch bệnh.
Ông Trần Văn Lườm – Phó Giám đốc Sở Y tế Đồng Tháp cho hay: Hiện nay, một số dịch bệnh vẫn đang lưu hành và có xu hướng gia tăng như: sốt xuất huyết, tay chân miệng… (từ đầu năm đến 18/6, Đồng Tháp ghi nhận 1.277 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó có 2 trường hợp tử vong; 1.626 ca mắc tay chân miệng); nhiều người chưa có thói quen rửa tay với xà phòng, một số người còn thói quen ăn tiết canh, ăn rau sống, gỏi tôm, cá dễ dẫn đến mắc một số bệnh như tiêu chảy, cúm A(H5N1), cúm A(H7N9)…
Phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân năm 2017 có chủ đề “Sử dụng và bảo quản nhà tiêu hợp vệ sinh góp phần xây dựng nông thôn mới”, nhằm thể hiện sự chung tay của toàn xã hội, cộng đồng trong công tác vệ sinh yêu nước, phòng, chống dịch bệnh. Đây cũng là hoạt động để tăng cường sự tham gia, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của các cấp, ngành, các tầng lớp nhân dân và sự hợp tác, giúp đỡ của các quốc gia, các tổ chức quốc tế đối với công tác vệ sinh nâng cao sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng.
Theo đó, tại cộng đồng, triển khai chiến dịch truyền thông kêu gọi cộng đồng thường xuyên rửa tay với xà phòng, xây dựng và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh; tăng cường các biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh lây qua đường tiêu hóa, hô hấp…
Tại trường học, tiếp tục triển khai các hoạt động truyền thông về rửa tay với xà phòng để phòng, chống dịch bệnh, bảo quản và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh vào các hoạt động ngoại khóa, hoạt động Đoàn, Đội; tổ chức các đợt ra quân tổng vệ sinh trường học, nơi công cộng để giáo dục, nâng cao trách nhiệm của học sinh, giáo viên trong phòng, chống dịch bệnh.
Tại các bệnh viện, cơ sở y tế, tiếp tục thực hiện chiến dịch “Bàn tay sạch, bảo vệ người bệnh” để không ngừng nâng cao ý thức kiểm soát và ngăn ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện; triển khai các hoạt động truyền thông nâng cao ý thức của người thân và bệnh nhân giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường phòng, chống dịch bệnh;…
Phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân của tỉnh giai đoạn 2017-2021 hướng đến nâng cao nhận thức và đề cao trách nhiệm của các cấp chính quyền, các ngành và toàn xã hội về phong trào, chuyển biến thành các hành động cụ thể về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường liên quan đến sức khỏe; thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu liên quan đến vệ sinh và nâng cao sức khỏe của các chương trình mục tiêu y tế Quốc gia, chương trình xây dựng nông thôn mới và các chương trình, dự án khác đang triển khai trên địa bàn tỉnh.
Hưởng ứng lời kêu gọi “Vệ sinh yêu nước” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 19/6/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 730/QĐ-TTg về việc lấy ngày 2/7 hàng năm là Ngày vệ sinh yêu nước. 5 năm thực hiện Chỉ thị 29 ngày 26/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân, các cấp, các ngành liên quan trong tỉnh Đồng Tháp đã có nhiều hoạt động vệ sinh phòng, chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, góp phần đẩy lùi dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Thời gian qua, ngành y tế đã vận dụng một cách sáng tạo, khoa học, phù hợp với thực tiễn để triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ được giao, đặc biệt là công tác vệ sinh phòng bệnh.
Theo Ông Trần Văn Lườm – Phó Giám đốc Sở Y tế Đồng Tháp cho biết: lễ phát động hưởng ứng Ngày vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân (2/7) năm 2017 nhằm tiếp tục tăng cường và làm tốt hơn nữa công tác vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, cụ thể là phấn đấu nâng tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, giải quyết các vấn đề vệ sinh liên quan đến dịch bệnh; tuyên truyền vận động để người dân thay đổi hành vi, những việc làm, những thói quen lạc hậu mất vệ sinh, hướng tới những việc làm, những thói quen có lợi cho sức khỏe, cùng tham gia tạo môi trường sống sạch sẽ, an toàn, khống chế sự phát sinh phát triển dịch bệnh.
Ông Trần Văn Lườm – Phó Giám đốc Sở Y tế Đồng Tháp cho hay: Hiện nay, một số dịch bệnh vẫn đang lưu hành và có xu hướng gia tăng như: sốt xuất huyết, tay chân miệng… (từ đầu năm đến 18/6, Đồng Tháp ghi nhận 1.277 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó có 2 trường hợp tử vong; 1.626 ca mắc tay chân miệng); nhiều người chưa có thói quen rửa tay với xà phòng, một số người còn thói quen ăn tiết canh, ăn rau sống, gỏi tôm, cá dễ dẫn đến mắc một số bệnh như tiêu chảy, cúm A(H5N1), cúm A(H7N9)…
Phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân năm 2017 có chủ đề “Sử dụng và bảo quản nhà tiêu hợp vệ sinh góp phần xây dựng nông thôn mới”, nhằm thể hiện sự chung tay của toàn xã hội, cộng đồng trong công tác vệ sinh yêu nước, phòng, chống dịch bệnh. Đây cũng là hoạt động để tăng cường sự tham gia, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của các cấp, ngành, các tầng lớp nhân dân và sự hợp tác, giúp đỡ của các quốc gia, các tổ chức quốc tế đối với công tác vệ sinh nâng cao sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng.
Theo đó, tại cộng đồng, triển khai chiến dịch truyền thông kêu gọi cộng đồng thường xuyên rửa tay với xà phòng, xây dựng và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh; tăng cường các biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh lây qua đường tiêu hóa, hô hấp…
Tại trường học, tiếp tục triển khai các hoạt động truyền thông về rửa tay với xà phòng để phòng, chống dịch bệnh, bảo quản và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh vào các hoạt động ngoại khóa, hoạt động Đoàn, Đội; tổ chức các đợt ra quân tổng vệ sinh trường học, nơi công cộng để giáo dục, nâng cao trách nhiệm của học sinh, giáo viên trong phòng, chống dịch bệnh.
Tại các bệnh viện, cơ sở y tế, tiếp tục thực hiện chiến dịch “Bàn tay sạch, bảo vệ người bệnh” để không ngừng nâng cao ý thức kiểm soát và ngăn ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện; triển khai các hoạt động truyền thông nâng cao ý thức của người thân và bệnh nhân giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường phòng, chống dịch bệnh;…
Phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân của tỉnh giai đoạn 2017-2021 hướng đến nâng cao nhận thức và đề cao trách nhiệm của các cấp chính quyền, các ngành và toàn xã hội về phong trào, chuyển biến thành các hành động cụ thể về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường liên quan đến sức khỏe; thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu liên quan đến vệ sinh và nâng cao sức khỏe của các chương trình mục tiêu y tế Quốc gia, chương trình xây dựng nông thôn mới và các chương trình, dự án khác đang triển khai trên địa bàn tỉnh.