Hà Nội hiện có hơn 3.500 F0 đang điều trị tại nhà hoặc trạm y tế lưu động, chiếm 37% tổng số ca nhiễm COVID-19, tính tới hết ngày 14/12.
Tính tới hết ngày 14/12, Hà Nội có 9.627 trường hợp F0 đang được điều trị. Trong đó, các trạm y tế lưu động đang điều trị 2.832 ca và 727 F0 điều trị tại nhà, chiếm 37% tổng số bệnh nhân. Đây là những trường hợp mắc COVID-19 thể nhẹ hoặc không triệu chứng.
Ngoài ra, có 3.737 bệnh nhân đang điều trị tại 4 cơ sở thu dung, gồm: Cơ sở điều trị Đền Lừ III; cơ sở KTX Phenikaa; cơ sở điều trị Thượng Thanh và cơ sở điều trị Pháp Vân – Tứ Hiệp.
Tại các bệnh viện, có 2.331 bệnh nhân có địa chỉ ở Hà Nội đang điều trị, cụ thể: Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 có 82 ca, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cơ sở điều trị COVID-19 Hoàng Mai có 175 ca; 29 bệnh viện của Hà Nội có 2.074 ca.
Hà Nội đang có hơn 700 F0 điều trị tại nhà. Con số này trên cả nước là gần 254.000 người. Ảnh: Mạnh Cường
Như nhiều tỉnh/thành khác, Hà Nội phân tầng điều trị COVID-19 thành 3 tầng. Trong đó:
Tầng 1 là F0 tại trạm y tế lưu động và điều trị tại nhà;
Tầng 2 dành cho trường hợp không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, mức độ trung bình với nguy cơ cao điều trị tại cơ sở thu dung điều trị và hơn 20 bệnh viện;
Tầng 3 dành cho trường hợp nặng hoặc nguy kịch với nguy cơ rất cao, được điều trị tại 6 viện của Hà Nội gồm: Đức Giang, Thanh Nhàn, Hà Đông, Xanh Pôn, Sơn Tây, Phụ sản Hà Nội và các bệnh viện tuyến Trung ương (như Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội).
Theo thống kê của Bộ Y tế cập nhật tới hết ngày 14/12, hiện có gần 1.300 bệnh nhân COVID-19 điều trị ở Hà Nội (tại các cơ sở của Hà Nội và Trung ương) có mức độ trung bình; 132 ca mức độ nặng, nguy kịch. So với trung bình 7 ngày trước, tỷ lệ bệnh nhân trung bình và nặng/nguy kịch tăng lần lượt gần 30% và hơn 34%. Trong số này, có 113 ca phải thở oxy, 1 ca thở máy không xâm nhập, 5 ca thở máy xâm nhập (mức độ nguy kịch).
Trên cả nước, hiện có 21 tỉnh/thành phố có ca nhiễm COVID-19 điều trị tại nhà với tổng số gần 254.000 người. Riêng 3 địa phương gồm: TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai có hơn 180.000 người.
Hà Nội, Hà Giang và Phú Thọ là 3 tỉnh/thành phía Bắc đã cập nhật dữ liệu F0 điều trị tại nhà lên hệ thống quản lý, điều trị COVID-19 của Bộ Y tế với gần 1.600 người.
Liên quan đến quản lý, theo dõi điều trị F0 tại nhà, theo bà Trần Thị Nhị Hà – Giám đốc Sở Y tế Hà Nội – các ngành liên quan đã khảo sát được 2,1 triệu hộ gia đình ở Thủ đô và xác định có gần 900.000 hộ (gần 43%) có đủ điều kiện để có thể theo dõi F0 nhẹ, không triệu chứng tại nhà.
Hà Nội có 579 trạm y tế xã/phường/thị trấn, Hà Nội đang thiếu trầm trọng nhân lực y tế cơ sở. Theo bà Hà, tại nhiều khu chung cư, mật độ dân số cao trên 30.000 dân, có nơi thậm chí lên tới 50.000 dân nhưng một trạm y tế ở phường đó tối đa chỉ 10 người. Trong khi lượng cán bộ này (chủ yếu là nữ giới) chỉ thực hiện theo dõi, quản lý sức khoẻ cho tối đa 13.000 -15.000 dân (nghĩa là chỉ đáp ứng được 30%) trong điều kiện bình thường, chưa kể khi có dịch bệnh nguy hiểm.
Còn tại 30 Trung tâm Y tế cấp huyện hiện thiếu tới gần 1.400 cán bộ y tế so với chỉ tiêu được giao. Đặc biệt, chỉ có gần 14% nhân lực là bác sĩ tại 30 trung tâm này.
Sở Y tế Hà Nội kiến nghị đối với xã, phường, thị trấn có quy mô dân số hơn 25.000 dân thì cứ thêm 2.000-3.000 dân được bổ sung 1 nhân viên y tế và cứ hơn 10 cán bộ y tế, được tuyển dụng từ 2 bác sĩ trở lên./.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn
Hà Nội hiện có hơn 3.500 F0 đang điều trị tại nhà hoặc trạm y tế lưu động, chiếm 37% tổng số ca nhiễm COVID-19, tính tới hết ngày 14/12.
Tính tới hết ngày 14/12, Hà Nội có 9.627 trường hợp F0 đang được điều trị. Trong đó, các trạm y tế lưu động đang điều trị 2.832 ca và 727 F0 điều trị tại nhà, chiếm 37% tổng số bệnh nhân. Đây là những trường hợp mắc COVID-19 thể nhẹ hoặc không triệu chứng.
Ngoài ra, có 3.737 bệnh nhân đang điều trị tại 4 cơ sở thu dung, gồm: Cơ sở điều trị Đền Lừ III; cơ sở KTX Phenikaa; cơ sở điều trị Thượng Thanh và cơ sở điều trị Pháp Vân – Tứ Hiệp.
Tại các bệnh viện, có 2.331 bệnh nhân có địa chỉ ở Hà Nội đang điều trị, cụ thể: Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 có 82 ca, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cơ sở điều trị COVID-19 Hoàng Mai có 175 ca; 29 bệnh viện của Hà Nội có 2.074 ca.
Hà Nội đang có hơn 700 F0 điều trị tại nhà. Con số này trên cả nước là gần 254.000 người. Ảnh: Mạnh Cường
Như nhiều tỉnh/thành khác, Hà Nội phân tầng điều trị COVID-19 thành 3 tầng. Trong đó:
Tầng 1 là F0 tại trạm y tế lưu động và điều trị tại nhà;
Tầng 2 dành cho trường hợp không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, mức độ trung bình với nguy cơ cao điều trị tại cơ sở thu dung điều trị và hơn 20 bệnh viện;
Tầng 3 dành cho trường hợp nặng hoặc nguy kịch với nguy cơ rất cao, được điều trị tại 6 viện của Hà Nội gồm: Đức Giang, Thanh Nhàn, Hà Đông, Xanh Pôn, Sơn Tây, Phụ sản Hà Nội và các bệnh viện tuyến Trung ương (như Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội).
Theo thống kê của Bộ Y tế cập nhật tới hết ngày 14/12, hiện có gần 1.300 bệnh nhân COVID-19 điều trị ở Hà Nội (tại các cơ sở của Hà Nội và Trung ương) có mức độ trung bình; 132 ca mức độ nặng, nguy kịch. So với trung bình 7 ngày trước, tỷ lệ bệnh nhân trung bình và nặng/nguy kịch tăng lần lượt gần 30% và hơn 34%. Trong số này, có 113 ca phải thở oxy, 1 ca thở máy không xâm nhập, 5 ca thở máy xâm nhập (mức độ nguy kịch).
Trên cả nước, hiện có 21 tỉnh/thành phố có ca nhiễm COVID-19 điều trị tại nhà với tổng số gần 254.000 người. Riêng 3 địa phương gồm: TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai có hơn 180.000 người.
Hà Nội, Hà Giang và Phú Thọ là 3 tỉnh/thành phía Bắc đã cập nhật dữ liệu F0 điều trị tại nhà lên hệ thống quản lý, điều trị COVID-19 của Bộ Y tế với gần 1.600 người.
Liên quan đến quản lý, theo dõi điều trị F0 tại nhà, theo bà Trần Thị Nhị Hà – Giám đốc Sở Y tế Hà Nội – các ngành liên quan đã khảo sát được 2,1 triệu hộ gia đình ở Thủ đô và xác định có gần 900.000 hộ (gần 43%) có đủ điều kiện để có thể theo dõi F0 nhẹ, không triệu chứng tại nhà.
Hà Nội có 579 trạm y tế xã/phường/thị trấn, Hà Nội đang thiếu trầm trọng nhân lực y tế cơ sở. Theo bà Hà, tại nhiều khu chung cư, mật độ dân số cao trên 30.000 dân, có nơi thậm chí lên tới 50.000 dân nhưng một trạm y tế ở phường đó tối đa chỉ 10 người. Trong khi lượng cán bộ này (chủ yếu là nữ giới) chỉ thực hiện theo dõi, quản lý sức khoẻ cho tối đa 13.000 -15.000 dân (nghĩa là chỉ đáp ứng được 30%) trong điều kiện bình thường, chưa kể khi có dịch bệnh nguy hiểm.
Còn tại 30 Trung tâm Y tế cấp huyện hiện thiếu tới gần 1.400 cán bộ y tế so với chỉ tiêu được giao. Đặc biệt, chỉ có gần 14% nhân lực là bác sĩ tại 30 trung tâm này.
Sở Y tế Hà Nội kiến nghị đối với xã, phường, thị trấn có quy mô dân số hơn 25.000 dân thì cứ thêm 2.000-3.000 dân được bổ sung 1 nhân viên y tế và cứ hơn 10 cán bộ y tế, được tuyển dụng từ 2 bác sĩ trở lên./.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn