Nhân kỷ niệm Ngày Thế giới phòng, chống AIDS 2019, ông Eamonn Murphy, Giám đốc khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Chương trình phối hợp phòng, chống HIV/AIDS của Liên Hợp Quốc (UNAIDS) đã có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam. Gặp gỡ cung cấp thông tin cho phóng viên báo chí là một trong các hoạt động quan trọng trong lịch trình làm việc của ông tại đây. Cuộc họp diễn ra vào ngày 30/11 tại thành phố Bắc Giang.
Tham dự cuộc họp có PGS. TS. Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS; các đại biểu đến từ UNAIDS, Cục Phòng, chống HIV/AIDS cùng các cơ quan truyền hình thông tấn Trung ương, Hà Nội đã về dự đưa tin cho sự kiện
Tại cuộc họp, Ông Eamonn cho biết, UNAIDS vừa công bố một báo cáo toàn cầu trong đó nổi rõ lên sức mạnh của việc chung tay hành động, với cộng đồng ở trung tâm của đáp ứng với dịch HIV. Báo cáo cho thấy đóng góp của mỗi người trong cộng đồng đều có ý nghĩa tạo nên sự khác biệt, thúc đẩy tiến bộ trong phòng chống HIV. Chính nỗ lực tổng hòa của toàn xã hội, từ những nhà lãnh đạo cấp cao đến những nhóm cộng đồng và tất cả mọi người dân, mọi thành phần trong xã hội, đã tạo nên sức mạnh lớn lao của công cuộc phòng chống HIV/AIDS trong những năm qua, và sẽ tiếp tục đóng vai trò quyết định trong tương lai để có thể bảo đảm được rằng không một người dân nào bị bỏ lại phía sau.
Ông cũng nhận định, Việt Nam, nhờ có sự lãnh đạo, cam kết và hành động mạnh mẽ trong phòng chống HIV những năm qua, đã đạt được kết quả giảm 65% số ca nhiễm HIV mới trong giai đoạn 2010 – 2018, đây là bước tiến lớn nhất ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong việc khống chế sự lây lan của HIV. Năm 2019 cũng đánh dấu 20 năm chương trình điều trị kháng HIV ở Việt Nam, chương trình đã không ngừng mở rộng độ bao phủ trên toàn quốc, cứu sống được rất nhiều sinh mạng và liên tục có những bước phát triển vững chắc. Việt Nam cũng là một điểm sáng trong khu vực với việc nhanh chóng áp dụng các sáng kiến mới nhằm mang đến nhiều lựa chọn hơn trong sử dụng dịch vụ cũng như thúc đẩy việc tiếp cận dễ dàng hơn tới các dịch vụ phòng chống HIV thân thiện với khách hàng. Có thể kể đến các dịch vụ như xét nghiệm không chuyên do cộng đồng thực hiện, tự xét nghiệm, điều trị dự phòng trước phơi nhiễm, điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện gồm Methadone và Buprenorphin. Những dịch vụ này đều đang được nhanh chóng mở rộng độ bao phủ, không chỉ giúp cộng đồng ở Việt Nam khỏe mạnh hơn, sống tốt hơn, mà còn giúp đưa ra những bài học kinh nghiệm quí báu cho các quốc gia khác học hỏi. Việt Nam đã tiến một bước dài hướng tới duy trì bền vững chương trình điều trị HIV thông qua sử dụng nguồn tài chính từ chương trình bảo hiểm y tế quốc gia.
Nhìn về phía trước, ông cho rằng vẫn Việt Nam vẫn còn nhiều trở ngại, thách thức và biết rằng chúng ta không thể lơ là, chủ quan trong công tác phòng, chống dịch. Chúng ta biết vẫn còn khoảng trống trong cung cấp dịch vụ và sự không đồng đều giữa các vùng miền, đồng thời lây nhiễm HIV đang gia tăng hoặc vẫn còn ở mức cao trong một số nhóm chính dễ bị tổn thương. Kỳ thị và phân biệt đối xử vẫn còn là một thách thức lớn, và vẫn còn khoảng 40% người sống với HIV chưa được thụ hưởng lợi ích của việc điều trị kháng HIV. Nguồn lực đầu tư cho phòng chống HIV và dịch vụ phòng chống HIV vẫn còn chênh lệch đáng kể giữa các tỉnh, thành. Xuất hiện hành vi nguy cơ mới bao gồm việc sử dụng nhiều loại ma túy khác nhau khiến người sử dụng ma túy gặp cả nguy cơ lây nhiễm HIV và những vấn đề khác về sức khỏe. Chúng ta đã có bằng chứng cho thấy can thiệp theo cách tiếp cận về y tế công cộng và tôn trọng quyền mới mang lại hiệu quả trong điều trị nghiện ma túy, nhưng môi trường pháp lý cho người sử dụng ma túy vẫn chưa hoàn toàn thuận lợi và còn nhiều thách thức. Quá trinh chuyển đổi nguồn tài chính của chương trinh điều trị HIV sang bảo hiểm y tế đòi hỏi cả cán bộ y tế và người bệnh phải điều chỉnh theo hệ thống mới trong khi nguồn nhân lực và vật lực cho công tác phòng chống HIV đều suy giảm. Chúng ta phải bảo vệ những thành quả đã đạt được và tránh nguy cơ dịch bùng phát trở lại, như đã xảy ra ở một vài quốc gia khác.
Khó khăn, thách thức còn nhiều nhưng năm 2020 mang đến những cơ hội to lớn để Việt Nam định hình cho chặng đường tiếp theo trong công cuộc phòng chống HIV/AIDS. Ông cũng bày tỏ lời chúc mừng chân thành nhất tới Việt Nam vì tất cả những thành tựu to lớn mà Việt Nam đã đạt được trong công tác phòng chống HIV/AIDS trong những năm qua cũng như trong năm 2019 này. Ông tin tưởng rằng Việt Nam sẽ đạt được nhiều thành tựu quan trọng hơn nữa trong phòng chống AIDS nếu tất cả mọi người đều cùng hành động với cam kết mạnh mẽ. Hãy đoàn kết, chung tay hành động để Việt Nam thực hiện được cam kết đến năm 2020 đạt mục tiêu 90-90-90 và kết thúc dịch AIDS vào năm 2030.
Cuộc họp đã thu hút sự quan tâm của tất cả các phóng viên và đại biểu tham dự
Nhân kỷ niệm Ngày Thế giới phòng, chống AIDS 2019, ông Eamonn Murphy, Giám đốc khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Chương trình phối hợp phòng, chống HIV/AIDS của Liên Hợp Quốc (UNAIDS) đã có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam. Gặp gỡ cung cấp thông tin cho phóng viên báo chí là một trong các hoạt động quan trọng trong lịch trình làm việc của ông tại đây. Cuộc họp diễn ra vào ngày 30/11 tại thành phố Bắc Giang.
Tham dự cuộc họp có PGS. TS. Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS; các đại biểu đến từ UNAIDS, Cục Phòng, chống HIV/AIDS cùng các cơ quan truyền hình thông tấn Trung ương, Hà Nội đã về dự đưa tin cho sự kiện
Tại cuộc họp, Ông Eamonn cho biết, UNAIDS vừa công bố một báo cáo toàn cầu trong đó nổi rõ lên sức mạnh của việc chung tay hành động, với cộng đồng ở trung tâm của đáp ứng với dịch HIV. Báo cáo cho thấy đóng góp của mỗi người trong cộng đồng đều có ý nghĩa tạo nên sự khác biệt, thúc đẩy tiến bộ trong phòng chống HIV. Chính nỗ lực tổng hòa của toàn xã hội, từ những nhà lãnh đạo cấp cao đến những nhóm cộng đồng và tất cả mọi người dân, mọi thành phần trong xã hội, đã tạo nên sức mạnh lớn lao của công cuộc phòng chống HIV/AIDS trong những năm qua, và sẽ tiếp tục đóng vai trò quyết định trong tương lai để có thể bảo đảm được rằng không một người dân nào bị bỏ lại phía sau.
Ông cũng nhận định, Việt Nam, nhờ có sự lãnh đạo, cam kết và hành động mạnh mẽ trong phòng chống HIV những năm qua, đã đạt được kết quả giảm 65% số ca nhiễm HIV mới trong giai đoạn 2010 – 2018, đây là bước tiến lớn nhất ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong việc khống chế sự lây lan của HIV. Năm 2019 cũng đánh dấu 20 năm chương trình điều trị kháng HIV ở Việt Nam, chương trình đã không ngừng mở rộng độ bao phủ trên toàn quốc, cứu sống được rất nhiều sinh mạng và liên tục có những bước phát triển vững chắc. Việt Nam cũng là một điểm sáng trong khu vực với việc nhanh chóng áp dụng các sáng kiến mới nhằm mang đến nhiều lựa chọn hơn trong sử dụng dịch vụ cũng như thúc đẩy việc tiếp cận dễ dàng hơn tới các dịch vụ phòng chống HIV thân thiện với khách hàng. Có thể kể đến các dịch vụ như xét nghiệm không chuyên do cộng đồng thực hiện, tự xét nghiệm, điều trị dự phòng trước phơi nhiễm, điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện gồm Methadone và Buprenorphin. Những dịch vụ này đều đang được nhanh chóng mở rộng độ bao phủ, không chỉ giúp cộng đồng ở Việt Nam khỏe mạnh hơn, sống tốt hơn, mà còn giúp đưa ra những bài học kinh nghiệm quí báu cho các quốc gia khác học hỏi. Việt Nam đã tiến một bước dài hướng tới duy trì bền vững chương trình điều trị HIV thông qua sử dụng nguồn tài chính từ chương trình bảo hiểm y tế quốc gia.
Nhìn về phía trước, ông cho rằng vẫn Việt Nam vẫn còn nhiều trở ngại, thách thức và biết rằng chúng ta không thể lơ là, chủ quan trong công tác phòng, chống dịch. Chúng ta biết vẫn còn khoảng trống trong cung cấp dịch vụ và sự không đồng đều giữa các vùng miền, đồng thời lây nhiễm HIV đang gia tăng hoặc vẫn còn ở mức cao trong một số nhóm chính dễ bị tổn thương. Kỳ thị và phân biệt đối xử vẫn còn là một thách thức lớn, và vẫn còn khoảng 40% người sống với HIV chưa được thụ hưởng lợi ích của việc điều trị kháng HIV. Nguồn lực đầu tư cho phòng chống HIV và dịch vụ phòng chống HIV vẫn còn chênh lệch đáng kể giữa các tỉnh, thành. Xuất hiện hành vi nguy cơ mới bao gồm việc sử dụng nhiều loại ma túy khác nhau khiến người sử dụng ma túy gặp cả nguy cơ lây nhiễm HIV và những vấn đề khác về sức khỏe. Chúng ta đã có bằng chứng cho thấy can thiệp theo cách tiếp cận về y tế công cộng và tôn trọng quyền mới mang lại hiệu quả trong điều trị nghiện ma túy, nhưng môi trường pháp lý cho người sử dụng ma túy vẫn chưa hoàn toàn thuận lợi và còn nhiều thách thức. Quá trinh chuyển đổi nguồn tài chính của chương trinh điều trị HIV sang bảo hiểm y tế đòi hỏi cả cán bộ y tế và người bệnh phải điều chỉnh theo hệ thống mới trong khi nguồn nhân lực và vật lực cho công tác phòng chống HIV đều suy giảm. Chúng ta phải bảo vệ những thành quả đã đạt được và tránh nguy cơ dịch bùng phát trở lại, như đã xảy ra ở một vài quốc gia khác.
Khó khăn, thách thức còn nhiều nhưng năm 2020 mang đến những cơ hội to lớn để Việt Nam định hình cho chặng đường tiếp theo trong công cuộc phòng chống HIV/AIDS. Ông cũng bày tỏ lời chúc mừng chân thành nhất tới Việt Nam vì tất cả những thành tựu to lớn mà Việt Nam đã đạt được trong công tác phòng chống HIV/AIDS trong những năm qua cũng như trong năm 2019 này. Ông tin tưởng rằng Việt Nam sẽ đạt được nhiều thành tựu quan trọng hơn nữa trong phòng chống AIDS nếu tất cả mọi người đều cùng hành động với cam kết mạnh mẽ. Hãy đoàn kết, chung tay hành động để Việt Nam thực hiện được cam kết đến năm 2020 đạt mục tiêu 90-90-90 và kết thúc dịch AIDS vào năm 2030.
Cuộc họp đã thu hút sự quan tâm của tất cả các phóng viên và đại biểu tham dự