Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Tăng Chí Thượng bày tỏ sự lo lắng trước số ca tử vong do sốt xuất huyết cao nhất trong 10 năm trở lại đây. Theo ông, công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết là ưu tiên hàng đầu hiện nay.
Ngày 3/10, TP.HCM có ca đậu mùa khỉ đầu tiên. Tuy nhiên, PGS.TS Tăng Chí Thượng – Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết đây không phải là mối lo lắng nhất hiện nay. Thay vào đó, sốt xuất huyết là ưu tiên hàng đầu bởi đã có 25 ca tử vong. TP.HCM cần phải tăng cường hoạt động phòng chống sốt xuất huyết để kéo giảm số trường hợp tử vong.
Giám đốc Sở Y tế TP.HCM nhận định, mặc dù dịch bệnh COVID-19 đã giảm nhưng tình hình dịch bệnh ở TP.HCM vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong quý 4. Điều đáng lo ngại nhất hiện tại là dịch sốt xuất huyết. Trong tuần qua đã thêm 2 ca tử vong, nâng tổng số ca tử vong do sốt xuất huyết ở TP.HCM lên đến 25 ca.
“Trong 10 năm liên tục, chưa có năm nào có 25 ca tử vong như thế này mặc dù dịch bệnh sốt xuất huyết chưa có dấu hiệu đi xuống, còn nguy cơ tăng nữa”, PGS.TS Tăng Chí Thượng thông tin tại buổi giao ban của Sở Y tế.
Một bệnh nhi bị sốt xuất huyết nặng được điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM.
Tối 4/10, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho biết, tính từ đầu năm đến nay, TP.HCM ghi nhận 62.085 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng hơn 7 lần với cùng kỳ năm 2021 với số ca sốt xuất huyết nặng là 1.360 ca. Tỷ lệ ca nặng trên tổng số ca mắc sốt xuất huyết đến tuần 40 (từ ngày 26/9 đến 2/10) là 2,2%, tăng hơn 3,6 lần so với cùng kỳ năm 2021. Tổng số ca tử vong do sốt xuất huyết từ đầu năm đến nay là 25 trường hợp, tăng 20 ca so với cùng kỳ năm 2021.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, có khoảng 75% số trường hợp tử vong do sốt xuất huyết là người lớn. Có những trường hợp đến bệnh viện trễ khiến gia tăng nguy cơ tử vong do không được can thiệp điều trị kịp thời.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM khuyến cáo khi người bệnh có dấu hiệu sốt cao 39-40 độ C, đột ngột, liên tục, cần đi khám bệnh để được chẩn đoán và hướng dẫn chăm sóc điều trị phù hợp. Trong quá trình điều trị bệnh sốt xuất huyết tại nhà, người chăm sóc, bệnh nhân cần lưu ý các dấu hiệu bệnh chuyển nặng để đưa bệnh nhân nhanh chóng đến bệnh viện. Đối với bệnh sốt xuất huyết khi hạ sốt thì càng cần phải theo dõi sát dấu hiệu chuyển nặng.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn
Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Tăng Chí Thượng bày tỏ sự lo lắng trước số ca tử vong do sốt xuất huyết cao nhất trong 10 năm trở lại đây. Theo ông, công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết là ưu tiên hàng đầu hiện nay.
Ngày 3/10, TP.HCM có ca đậu mùa khỉ đầu tiên. Tuy nhiên, PGS.TS Tăng Chí Thượng – Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết đây không phải là mối lo lắng nhất hiện nay. Thay vào đó, sốt xuất huyết là ưu tiên hàng đầu bởi đã có 25 ca tử vong. TP.HCM cần phải tăng cường hoạt động phòng chống sốt xuất huyết để kéo giảm số trường hợp tử vong.
Giám đốc Sở Y tế TP.HCM nhận định, mặc dù dịch bệnh COVID-19 đã giảm nhưng tình hình dịch bệnh ở TP.HCM vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong quý 4. Điều đáng lo ngại nhất hiện tại là dịch sốt xuất huyết. Trong tuần qua đã thêm 2 ca tử vong, nâng tổng số ca tử vong do sốt xuất huyết ở TP.HCM lên đến 25 ca.
“Trong 10 năm liên tục, chưa có năm nào có 25 ca tử vong như thế này mặc dù dịch bệnh sốt xuất huyết chưa có dấu hiệu đi xuống, còn nguy cơ tăng nữa”, PGS.TS Tăng Chí Thượng thông tin tại buổi giao ban của Sở Y tế.
Một bệnh nhi bị sốt xuất huyết nặng được điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM.
Tối 4/10, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho biết, tính từ đầu năm đến nay, TP.HCM ghi nhận 62.085 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng hơn 7 lần với cùng kỳ năm 2021 với số ca sốt xuất huyết nặng là 1.360 ca. Tỷ lệ ca nặng trên tổng số ca mắc sốt xuất huyết đến tuần 40 (từ ngày 26/9 đến 2/10) là 2,2%, tăng hơn 3,6 lần so với cùng kỳ năm 2021. Tổng số ca tử vong do sốt xuất huyết từ đầu năm đến nay là 25 trường hợp, tăng 20 ca so với cùng kỳ năm 2021.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, có khoảng 75% số trường hợp tử vong do sốt xuất huyết là người lớn. Có những trường hợp đến bệnh viện trễ khiến gia tăng nguy cơ tử vong do không được can thiệp điều trị kịp thời.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM khuyến cáo khi người bệnh có dấu hiệu sốt cao 39-40 độ C, đột ngột, liên tục, cần đi khám bệnh để được chẩn đoán và hướng dẫn chăm sóc điều trị phù hợp. Trong quá trình điều trị bệnh sốt xuất huyết tại nhà, người chăm sóc, bệnh nhân cần lưu ý các dấu hiệu bệnh chuyển nặng để đưa bệnh nhân nhanh chóng đến bệnh viện. Đối với bệnh sốt xuất huyết khi hạ sốt thì càng cần phải theo dõi sát dấu hiệu chuyển nặng.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn