Nhằm thúc đẩy tiến độ thực hiện Dự án Đầu tư xây dựng và phát triển Hệ thống cung ứng dịch vụ y tế tuyến cơ sở vay vốn Ngân hàng Thế giới tại tỉnh Hà Giang, trong 03 ngày từ 27-29/4/2022 đoàn của Ban quản lý dự án trung ương (CPMU), Bộ Y tế do PGS.TS Phan Lê Thu Hằng, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính, Giám đốc dự án làm trưởng đoàn đã tới Hà Giang để thực hiện công tác giám sát, hỗ trợ, thúc đẩy tiến độ thực hiện Dự án.
Đoàn công tác đã thăm thực địa tại một số TYT xã được thụ hưởng để đánh giá thực trạng, nhu cầu của trạm y tế xã và người dân tại cộng đồng, làm việc với Sở Y tế/Ban QLDA tỉnh Hà Giang kiểm tra và hỗ trợ công tác chuẩn bị đầu tư và kế hoạch triển khai các hoạt động trong năm 2022. Qua kết quả kiểm tra giám sát tại thực địa và Sở Y tế, đoàn đã có buổi làm việc UBND tỉnh Hà Giang do đồng chí Trần Đức Quý – Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì để kiến nghị những vấn đề nhằm hỗ trợ, thúc đẩy tiến độ Dự án tại tỉnh.
Nằm ở miền núi phía Bắc, Hà Giang có nhiều khó khăn về kinh tế xã hội, nên công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe người dân trên địa bàn gặp nhiều thách thức trên cả 2 bình diện là cung (năng lực hệ thống y tế) và cầu dịch vụ y tế (nhu cầu CSSK và tiếp cận dịch vụ y tế).
Xét về bình diện CẦU dịch vụ y tế, nhu cầu CSSK của người dân ngày càng cao trong khi việc tiếp cận dịch vụ y tế gặp những rào cản đáng kể trên cả 3 khía cạnh địa lý, tài chính và văn hóa. Về địa lý, đặc điểm địa hình phức tạp cộng với hệ thống giao thông chưa thật sự phát triển được xem là rào cản lớn đối với việc tiếp cận dịch vụ y tế của cộng đồng dân cư địa phương. Về tài chính, năng lực tài chính còn rất khiêm tốn ở cả cấp độ hộ gia đình cũng như ngân sách địa phương luôn cản trở việc đảm bảo đầu tư đầy đủ cho hoạt động CSSK. Yếu tố văn hóa cũng được xem là vấn đề có ảnh hưởng đáng kể tới việc tiếp cận dịch vụ y tế tại Hà Giang do đặc điểm có nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn tỉnh.
Trong khi đó, xét trên bình diện CUNG dịch vụ y tế, năng lực hệ thống y tế Hà Giang mới ở mức khá khiêm tốn (cả về nhân lực, hạ tầng kỹ thuật và năng lực quản trị) so với các tỉnh có điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi. Số liệu thống kê y tế cho thấy các chỉ số đầu vào của hệ thống y tế Hà Giang thấp hơn bình quân cả nước, đặc biệt là về nhân lực y tế chất lượng cao. Điều này cũng phần nào lý giải thực tế các chỉ số sức khỏe cơ bản của người dân trên địa bàn tỉnh kém hơn đáng kể so với mức bình quân cả nước.
Dự án được đánh giá có vai trò quan trọng (xét trên cả bình diện tài chính y tế và kỹ thuật) trong việc hỗ trợ Hệ thống Y tế tỉnh Hà Giang nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu CSSK ngày càng cao của người dân. Dự án đầu tư xây mới và cải tạo 48 TYT xã đã xuống cấp, cung cấp trang thiết bị cho cán bộ y tế xã có phương tiện hoạt động và đặc biệt, đào tạo chuyên môn và quản lý cho cán bộ y tế xã để nâng cao chất lượng và hiệu suất sử dụng dịch vụ y tế tuyến cơ sở.
Về tài chính, nguồn đầu tư của Dự án cho tỉnh là tương đối lớn, đặc biệt trong bối cảnh ngân sách nhà nước hiện còn rất hạn chế. Về mặt kỹ thuật, các can thiệp cốt lõi của Dự án được thiết kế đồng bộ với tính tương tác cao. Năm 2021, dịch COVID-9 tại Hà Giang đã ảnh hưởng làm chậm tiến độ triển khai các hoạt động Dự án tại tỉnh.
Đoàn công tác làm việc với đồng chí Trần Đức Quý , Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang (thứ hai phải sang)
Đoàn công tác làm việc với Lãnh đạo Sở y tế/PPMU tỉnh Hà Giang
Kết luận đợt giám sát, đoàn công tác nêu các kiến nghị để đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo chất lượng các hoạt động Dự án tại tỉnh, đồng thời đảm bảo các quy trình thủ tục của Chính phủ và nhà tài trợ. PGS.TS Phan Lê Thu Hằng nhấn mạnh việc nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các thiết chế quản trị Dự án tại địa phương, bao gồm Ban chỉ đạo Dự án (với chức năng định hướng chung, điều phối hoạt động của các bên liên quan như Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Sở Y tế…để hỗ trợ hiệu quả quá trình thực hiện Dự án), Ban QLDA tỉnh (với chức năng thực hiện các hoạt động quản lý mang tính thường ngày của Dự án).
Đoàn giám sát thực địa tại một số trạm y tế được đầu tư xây mới hoặc cải tạo
Đoàn kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo các sở ngành phối hợp hỗ trợ Sở Y tế trong công tác đầu tư xây dựng, bố trí vốn đủ và kịp thời. Sở Y tế và Ban QLDA tỉnh cũng cần nâng cao chất lượng các hoạt động cụ thể trong quản lý dự án như việc chuẩn bị hồ sơ tài liệu dự án, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của Chính phủ và nhà tài trợ về quản lý dự án, đầu tư xây dựng, an toàn xã hội và môi trường… Có các giải pháp hữu hiệu giải quyết các điểm nghẽn về quản lý và kỹ thuật nhằm đẩy nhanh tiến độ các hoạt động XDCB, đấu thầu mua sắm TTB y tế cũng như đào tạo nhân lực y tế trong năm 2022./.
Nhằm thúc đẩy tiến độ thực hiện Dự án Đầu tư xây dựng và phát triển Hệ thống cung ứng dịch vụ y tế tuyến cơ sở vay vốn Ngân hàng Thế giới tại tỉnh Hà Giang, trong 03 ngày từ 27-29/4/2022 đoàn của Ban quản lý dự án trung ương (CPMU), Bộ Y tế do PGS.TS Phan Lê Thu Hằng, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính, Giám đốc dự án làm trưởng đoàn đã tới Hà Giang để thực hiện công tác giám sát, hỗ trợ, thúc đẩy tiến độ thực hiện Dự án.
Đoàn công tác đã thăm thực địa tại một số TYT xã được thụ hưởng để đánh giá thực trạng, nhu cầu của trạm y tế xã và người dân tại cộng đồng, làm việc với Sở Y tế/Ban QLDA tỉnh Hà Giang kiểm tra và hỗ trợ công tác chuẩn bị đầu tư và kế hoạch triển khai các hoạt động trong năm 2022. Qua kết quả kiểm tra giám sát tại thực địa và Sở Y tế, đoàn đã có buổi làm việc UBND tỉnh Hà Giang do đồng chí Trần Đức Quý – Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì để kiến nghị những vấn đề nhằm hỗ trợ, thúc đẩy tiến độ Dự án tại tỉnh.
Nằm ở miền núi phía Bắc, Hà Giang có nhiều khó khăn về kinh tế xã hội, nên công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe người dân trên địa bàn gặp nhiều thách thức trên cả 2 bình diện là cung (năng lực hệ thống y tế) và cầu dịch vụ y tế (nhu cầu CSSK và tiếp cận dịch vụ y tế).
Xét về bình diện CẦU dịch vụ y tế, nhu cầu CSSK của người dân ngày càng cao trong khi việc tiếp cận dịch vụ y tế gặp những rào cản đáng kể trên cả 3 khía cạnh địa lý, tài chính và văn hóa. Về địa lý, đặc điểm địa hình phức tạp cộng với hệ thống giao thông chưa thật sự phát triển được xem là rào cản lớn đối với việc tiếp cận dịch vụ y tế của cộng đồng dân cư địa phương. Về tài chính, năng lực tài chính còn rất khiêm tốn ở cả cấp độ hộ gia đình cũng như ngân sách địa phương luôn cản trở việc đảm bảo đầu tư đầy đủ cho hoạt động CSSK. Yếu tố văn hóa cũng được xem là vấn đề có ảnh hưởng đáng kể tới việc tiếp cận dịch vụ y tế tại Hà Giang do đặc điểm có nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn tỉnh.
Trong khi đó, xét trên bình diện CUNG dịch vụ y tế, năng lực hệ thống y tế Hà Giang mới ở mức khá khiêm tốn (cả về nhân lực, hạ tầng kỹ thuật và năng lực quản trị) so với các tỉnh có điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi. Số liệu thống kê y tế cho thấy các chỉ số đầu vào của hệ thống y tế Hà Giang thấp hơn bình quân cả nước, đặc biệt là về nhân lực y tế chất lượng cao. Điều này cũng phần nào lý giải thực tế các chỉ số sức khỏe cơ bản của người dân trên địa bàn tỉnh kém hơn đáng kể so với mức bình quân cả nước.
Dự án được đánh giá có vai trò quan trọng (xét trên cả bình diện tài chính y tế và kỹ thuật) trong việc hỗ trợ Hệ thống Y tế tỉnh Hà Giang nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu CSSK ngày càng cao của người dân. Dự án đầu tư xây mới và cải tạo 48 TYT xã đã xuống cấp, cung cấp trang thiết bị cho cán bộ y tế xã có phương tiện hoạt động và đặc biệt, đào tạo chuyên môn và quản lý cho cán bộ y tế xã để nâng cao chất lượng và hiệu suất sử dụng dịch vụ y tế tuyến cơ sở.
Về tài chính, nguồn đầu tư của Dự án cho tỉnh là tương đối lớn, đặc biệt trong bối cảnh ngân sách nhà nước hiện còn rất hạn chế. Về mặt kỹ thuật, các can thiệp cốt lõi của Dự án được thiết kế đồng bộ với tính tương tác cao. Năm 2021, dịch COVID-9 tại Hà Giang đã ảnh hưởng làm chậm tiến độ triển khai các hoạt động Dự án tại tỉnh.
Đoàn công tác làm việc với đồng chí Trần Đức Quý , Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang (thứ hai phải sang)
Đoàn công tác làm việc với Lãnh đạo Sở y tế/PPMU tỉnh Hà Giang
Kết luận đợt giám sát, đoàn công tác nêu các kiến nghị để đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo chất lượng các hoạt động Dự án tại tỉnh, đồng thời đảm bảo các quy trình thủ tục của Chính phủ và nhà tài trợ. PGS.TS Phan Lê Thu Hằng nhấn mạnh việc nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các thiết chế quản trị Dự án tại địa phương, bao gồm Ban chỉ đạo Dự án (với chức năng định hướng chung, điều phối hoạt động của các bên liên quan như Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Sở Y tế…để hỗ trợ hiệu quả quá trình thực hiện Dự án), Ban QLDA tỉnh (với chức năng thực hiện các hoạt động quản lý mang tính thường ngày của Dự án).
Đoàn giám sát thực địa tại một số trạm y tế được đầu tư xây mới hoặc cải tạo
Đoàn kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo các sở ngành phối hợp hỗ trợ Sở Y tế trong công tác đầu tư xây dựng, bố trí vốn đủ và kịp thời. Sở Y tế và Ban QLDA tỉnh cũng cần nâng cao chất lượng các hoạt động cụ thể trong quản lý dự án như việc chuẩn bị hồ sơ tài liệu dự án, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của Chính phủ và nhà tài trợ về quản lý dự án, đầu tư xây dựng, an toàn xã hội và môi trường… Có các giải pháp hữu hiệu giải quyết các điểm nghẽn về quản lý và kỹ thuật nhằm đẩy nhanh tiến độ các hoạt động XDCB, đấu thầu mua sắm TTB y tế cũng như đào tạo nhân lực y tế trong năm 2022./.