Hôm nay là ngày thứ 7 liên tiếp Hà Nam ghi nhận trên 200 ca bệnh mỗi ngày.
Trao đổi với PV Báo Sức khoẻ & Đời sống ngày 18/2, BS. Trương Mạnh Sức – Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Nam cho biết, sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần số ca F0 trên địa bàn tỉnh Hà Nam tăng mạnh (mỗi ngày ghi nhận trên 200 F0).
Luỹ kế từ khi xuất hiện ca bệnh BN687.470 ở thôn Lê Lợi, xã Phù vân, TP. Phủ Lý vào chiều 19/9/2021 đến thời điểm hiện tại, Hà Nam ghi nhận 9.036 ca mắc COVID-19 đã được Bộ Y tế cấp mã.
Trong số đó, có 2.098 trẻ em độ tuổi từ 0 đến 15 tuổi bị mắc COVID-19. Chỉ tính riêng từ 1/1/2022 đến nay có đến 1.663 trẻ nhiễm bệnh, nhất là từ khi các trường học mở cửa trở lại. Hiện tại, số trẻ em đang điều trị và theo dõi sức khỏe tại các cơ sở y tế, các khu thu dung bệnh nhân và tại nhà là 515 trẻ.
Riêng Bệnh viện dã chiến số 1 của tỉnh Hà Nam đang điều trị cho 46 trẻ em độ tuổi từ 0 đến 15 tuổi, trong số này có bệnh nhi 17 ngày tuổi.
Giai đoạn này, áp lực với nhân viên y tế tại các cơ sở điều trị COVID-19 ở Hà Nam không chỉ đối mặt với những ca bệnh nặng nhiều hơn mà còn có khá nhiều bệnh nhi.
Bác sĩ Trần Đức Lý – Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh, phụ trách hoạt động Bệnh viện dã chiến số 1 thông tin: Đa số bệnh nhi nhập viện trong tình trạng ho, sốt. Triệu chứng này chỉ kéo dài một đến hai ngày đầu, tạo cho trẻ sự khó chịu, quấy khóc. Cùng vào viện với trẻ là cha mẹ, ông bà để tiện chăm sóc, phục vụ các bé.
Có ngày chỉ riêng TP Phủ Lý cũng có tới gần 50 trẻ nhập viện. Nhiều cháu còn nhỏ nên cha mẹ tỏ ra hết sức lo lắng. Y, bác sĩ trong bệnh viện dã chiến vừa làm công tác điều trị, vừa làm công tác tâm lý, tư tưởng cho gia đình bệnh nhi.
Rất mừng là đến nay, Bệnh viện dã chiến số 1 Hà Nam chưa ghi nhận ca bệnh nào là trẻ em phải thở máy. Việc điều trị cho trẻ bị mắc COVID-19 được tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của Bộ Y tế. Đa số các cháu khi có triệu chứng sổ mũi, ho được chỉ định dùng thuốc nhỏ mũi và hạ sốt sau một ngày đã cơ bản giảm triệu chứng rõ rệt.
Theo Bác sĩ Trần Đức Lý, điều đáng lo nhất đối với trẻ em khi mắc COVID-19 là đối tượng béo phì hoặc đang điều trị các bệnh về máu. Khi trẻ chưa đủ điều kiện tiêm phòng vaccine phòng COVID-19, gia đình và nhà trường cần có biện pháp bảo vệ trẻ một cách tốt nhất để các cháu không bị nhiễm dịch.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn
Hôm nay là ngày thứ 7 liên tiếp Hà Nam ghi nhận trên 200 ca bệnh mỗi ngày.
Trao đổi với PV Báo Sức khoẻ & Đời sống ngày 18/2, BS. Trương Mạnh Sức – Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Nam cho biết, sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần số ca F0 trên địa bàn tỉnh Hà Nam tăng mạnh (mỗi ngày ghi nhận trên 200 F0).
Luỹ kế từ khi xuất hiện ca bệnh BN687.470 ở thôn Lê Lợi, xã Phù vân, TP. Phủ Lý vào chiều 19/9/2021 đến thời điểm hiện tại, Hà Nam ghi nhận 9.036 ca mắc COVID-19 đã được Bộ Y tế cấp mã.
Trong số đó, có 2.098 trẻ em độ tuổi từ 0 đến 15 tuổi bị mắc COVID-19. Chỉ tính riêng từ 1/1/2022 đến nay có đến 1.663 trẻ nhiễm bệnh, nhất là từ khi các trường học mở cửa trở lại. Hiện tại, số trẻ em đang điều trị và theo dõi sức khỏe tại các cơ sở y tế, các khu thu dung bệnh nhân và tại nhà là 515 trẻ.
Riêng Bệnh viện dã chiến số 1 của tỉnh Hà Nam đang điều trị cho 46 trẻ em độ tuổi từ 0 đến 15 tuổi, trong số này có bệnh nhi 17 ngày tuổi.
Giai đoạn này, áp lực với nhân viên y tế tại các cơ sở điều trị COVID-19 ở Hà Nam không chỉ đối mặt với những ca bệnh nặng nhiều hơn mà còn có khá nhiều bệnh nhi.
Bác sĩ Trần Đức Lý – Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh, phụ trách hoạt động Bệnh viện dã chiến số 1 thông tin: Đa số bệnh nhi nhập viện trong tình trạng ho, sốt. Triệu chứng này chỉ kéo dài một đến hai ngày đầu, tạo cho trẻ sự khó chịu, quấy khóc. Cùng vào viện với trẻ là cha mẹ, ông bà để tiện chăm sóc, phục vụ các bé.
Có ngày chỉ riêng TP Phủ Lý cũng có tới gần 50 trẻ nhập viện. Nhiều cháu còn nhỏ nên cha mẹ tỏ ra hết sức lo lắng. Y, bác sĩ trong bệnh viện dã chiến vừa làm công tác điều trị, vừa làm công tác tâm lý, tư tưởng cho gia đình bệnh nhi.
Rất mừng là đến nay, Bệnh viện dã chiến số 1 Hà Nam chưa ghi nhận ca bệnh nào là trẻ em phải thở máy. Việc điều trị cho trẻ bị mắc COVID-19 được tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của Bộ Y tế. Đa số các cháu khi có triệu chứng sổ mũi, ho được chỉ định dùng thuốc nhỏ mũi và hạ sốt sau một ngày đã cơ bản giảm triệu chứng rõ rệt.
Theo Bác sĩ Trần Đức Lý, điều đáng lo nhất đối với trẻ em khi mắc COVID-19 là đối tượng béo phì hoặc đang điều trị các bệnh về máu. Khi trẻ chưa đủ điều kiện tiêm phòng vaccine phòng COVID-19, gia đình và nhà trường cần có biện pháp bảo vệ trẻ một cách tốt nhất để các cháu không bị nhiễm dịch.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn