Bệnh viện Thanh Nhàn là tuyến cuối trong điều trị bệnh nhân COVID tại Hà Nội, những ngày này, bệnh viện đang quá tải do số lượng bệnh nhân nhập viện quá đông.
Bệnh viện hoạt động 150% công suất
ThS.BS Nguyễn Thu Hường – Trưởng Đơn nguyên chống dịch Bệnh viện Thanh Nhàn cho biết: Hiện khu vực của BV Thanh Nhàn đang bị quá tải. Theo sự phân công của Sở Y tế, tầng 2 trong phân tầng điều trị 3 tầng của Bộ Y tế, bệnh viện có 100 giường điều trị bệnh nhân COVID nhưng đang tiếp nhận 120 bệnh nhân. Như vậy bệnh viện đang hoạt động với 150% công suất so với chỉ tiêu của Sở Y tế Hà Nội giao.
Hiện tại, BV Thanh Nhàn có gần 20 bệnh nhân chuyển nặng, khu vực tầng 3 có 40 bệnh nhân từ thở oxy cho đến can thiệp bằng máy thở. Những bệnh nhân chuyển nặng phần lớn là người người cao tuổi, nhiều bệnh nền và những người chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ mũi vaccine COVID-19.
Bệnh nhân test nhanh phát hiện dương tính tại nhà tự di chuyển đến BV gây tình trạng quá tải
Ngoài việc tiếp nhận những bệnh nhân nặng từ các cơ sở thu dung tuyến dưới chuyển lên, hoặc người bệnh phát hiện qua khám sàng lọc, thì thời gian gần đây BV Thanh Nhàn còn tiếp nhận một lượng lớn người dân tự tại nhà phát hiện dương tính nhưng không khai báo cho y tế địa phương mà di chuyển thẳng đến viện.
BS. Hường cho biết thêm, việc bệnh nhân tự di chuyển đến BV sau khi test nhanh phát hiện dương tính tại nhà không chỉ gây nguy cơ lây lan dịch bệnh trong quá trình bệnh nhân di chuyển mà còn gây tình trạng quá tải cho bệnh viện. Có những ngày BV Thanh Nhàn tiếp nhận hơn 20 bệnh nhân tự làm test nhanh phát hiện dương tính đến BV Thanh Nhàn khám, buộc BV phải tiếp nhận.
Khu vực khám sàng lọc của BV mặc dù có sự phân luồng, nhưng bệnh nhân đến khám đông ảnh hưởng đến công tác phân luồng bệnh nhân, cũng như thời gian chờ đợi kết quả xét nghiệm PCR lâu, trong khi đó chỗ ngồi chờ có hạn, do vậy gây nguy cơ lây nhiễm chéo trong khu vực cách ly.
Những bệnh nhân test nhanh dương tính, 99% là kết quả PCR dương tính.
Có một số bệnh nhân khi đến thăm khám tại BV, qua test nhanh phát hiện dương tính, triệu chứng nhẹ sẽ chuyển về các cơ sở thu dung tuyến dưới. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân chỉ muốn được điều trị tại cơ sở y tế, do vậy gây quá tải cho bệnh viện.
Nếu để số giường cho bệnh nhân tầng 1 (triệu chứng nhẹ), sẽ phải giảm số giường cho bệnh nhân tầng 3 (bệnh nhân nặng nguy kịch), do vậy sẽ mất đi cơ hội điều trị cho bệnh nhân nặng tầng 3. Do vậy khi test nhanh dương tính tại nhà, người dân cần bình tĩnh, tự cách ly trong phòng, sau đó gọi điện thông báo với y tế phường, để y tế phường báo với CDC Hà Nội lấy mẫu.
Trong thời gian chờ đợi lấy mẫu xét nghiệm, người dân cần theo dõi sức khỏe của mình, đo nhiệt độ, theo dõi các dấu hiệu, thông báo ngay với y tế phường khi có các triệu chứng chuyển nặng để được can thiệp y tế kịp thời.
Nếu không triệu chứng bất thường mọi người cần bình tĩnh chờ đợi kết quả PCR, đồng thời y tế phường sẽ phân tầng, chuyển đến nơi thu dung điều trị thích hợp, để tránh sự quá tải với các cơ sở y tế.
Bác sĩ luân phiên thực hiện nhiệm vụ kép
Theo BS Hường, với những bệnh nhân điều trị ở tầng 2 công việc của bác sĩ và điều dưỡng đơn giản hơn rất nhiều. Nhưng với những bệnh nhân ở tầng 3 thì cần phải có nhân sự rất lớn. Bởi chăm sóc một bệnh nhân thở máy phải đòi hỏi có ca kíp, phải được đào tạo hồi sức.
Để đảm bảo đủ nhân lực điều trị bệnh nhân COVID trước tình trạng dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp như hiện nay, tại BV Thanh Nhàn các bác sĩ phải tăng cường thời gian làm việc cũng như công năng làm việc. Tất cả các bác sĩ ở các chuyên ngành phải đào tạo lại, cập nhật thêm các kiến thức về dịch bệnh COVID-19.
Các bác sĩ sẽ thực hiện nhiệm vụ kép, luân phiên điều trị bệnh nhân thông thường và bệnh nhân COVID-19. Thời gian này lên khu vực dịch, hết thời gian cách ly sẽ trở về khám chữa bệnh thông thường.
Theo BS. Hường, các nhân viên y tế phường không tiếp xúc nhiều với bệnh nhân, nên rất khó phân định chuyển tầng cho người bệnh. Do vậy, mong muốn thời gian tới, ngành y tế sẽ tập huấn thêm cho các nhân viên y tế phường để họ có thêm kiến thức chuyên môn, khi phát hiện bệnh nhân họ sẽ có hướng xử lý đúng, tránh trường hợp phân tầng bệnh nhân không đúng, gây quá tải cho tuyến trên.
Đồng thời cũng tạo nên sự tin tưởng của người dân, họ sẽ yên tâm theo dõi tại nhà, tránh tình trạng tự ý di chuyển gây ra nhiều khó khăn và nguy cơ lây lan cao hơn.
Nguồn: SKĐS
Bệnh viện Thanh Nhàn là tuyến cuối trong điều trị bệnh nhân COVID tại Hà Nội, những ngày này, bệnh viện đang quá tải do số lượng bệnh nhân nhập viện quá đông.
Bệnh viện hoạt động 150% công suất
ThS.BS Nguyễn Thu Hường – Trưởng Đơn nguyên chống dịch Bệnh viện Thanh Nhàn cho biết: Hiện khu vực của BV Thanh Nhàn đang bị quá tải. Theo sự phân công của Sở Y tế, tầng 2 trong phân tầng điều trị 3 tầng của Bộ Y tế, bệnh viện có 100 giường điều trị bệnh nhân COVID nhưng đang tiếp nhận 120 bệnh nhân. Như vậy bệnh viện đang hoạt động với 150% công suất so với chỉ tiêu của Sở Y tế Hà Nội giao.
Hiện tại, BV Thanh Nhàn có gần 20 bệnh nhân chuyển nặng, khu vực tầng 3 có 40 bệnh nhân từ thở oxy cho đến can thiệp bằng máy thở. Những bệnh nhân chuyển nặng phần lớn là người người cao tuổi, nhiều bệnh nền và những người chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ mũi vaccine COVID-19.
Bệnh nhân test nhanh phát hiện dương tính tại nhà tự di chuyển đến BV gây tình trạng quá tải
Ngoài việc tiếp nhận những bệnh nhân nặng từ các cơ sở thu dung tuyến dưới chuyển lên, hoặc người bệnh phát hiện qua khám sàng lọc, thì thời gian gần đây BV Thanh Nhàn còn tiếp nhận một lượng lớn người dân tự tại nhà phát hiện dương tính nhưng không khai báo cho y tế địa phương mà di chuyển thẳng đến viện.
BS. Hường cho biết thêm, việc bệnh nhân tự di chuyển đến BV sau khi test nhanh phát hiện dương tính tại nhà không chỉ gây nguy cơ lây lan dịch bệnh trong quá trình bệnh nhân di chuyển mà còn gây tình trạng quá tải cho bệnh viện. Có những ngày BV Thanh Nhàn tiếp nhận hơn 20 bệnh nhân tự làm test nhanh phát hiện dương tính đến BV Thanh Nhàn khám, buộc BV phải tiếp nhận.
Khu vực khám sàng lọc của BV mặc dù có sự phân luồng, nhưng bệnh nhân đến khám đông ảnh hưởng đến công tác phân luồng bệnh nhân, cũng như thời gian chờ đợi kết quả xét nghiệm PCR lâu, trong khi đó chỗ ngồi chờ có hạn, do vậy gây nguy cơ lây nhiễm chéo trong khu vực cách ly.
Những bệnh nhân test nhanh dương tính, 99% là kết quả PCR dương tính.
Có một số bệnh nhân khi đến thăm khám tại BV, qua test nhanh phát hiện dương tính, triệu chứng nhẹ sẽ chuyển về các cơ sở thu dung tuyến dưới. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân chỉ muốn được điều trị tại cơ sở y tế, do vậy gây quá tải cho bệnh viện.
Nếu để số giường cho bệnh nhân tầng 1 (triệu chứng nhẹ), sẽ phải giảm số giường cho bệnh nhân tầng 3 (bệnh nhân nặng nguy kịch), do vậy sẽ mất đi cơ hội điều trị cho bệnh nhân nặng tầng 3. Do vậy khi test nhanh dương tính tại nhà, người dân cần bình tĩnh, tự cách ly trong phòng, sau đó gọi điện thông báo với y tế phường, để y tế phường báo với CDC Hà Nội lấy mẫu.
Trong thời gian chờ đợi lấy mẫu xét nghiệm, người dân cần theo dõi sức khỏe của mình, đo nhiệt độ, theo dõi các dấu hiệu, thông báo ngay với y tế phường khi có các triệu chứng chuyển nặng để được can thiệp y tế kịp thời.
Nếu không triệu chứng bất thường mọi người cần bình tĩnh chờ đợi kết quả PCR, đồng thời y tế phường sẽ phân tầng, chuyển đến nơi thu dung điều trị thích hợp, để tránh sự quá tải với các cơ sở y tế.
Bác sĩ luân phiên thực hiện nhiệm vụ kép
Theo BS Hường, với những bệnh nhân điều trị ở tầng 2 công việc của bác sĩ và điều dưỡng đơn giản hơn rất nhiều. Nhưng với những bệnh nhân ở tầng 3 thì cần phải có nhân sự rất lớn. Bởi chăm sóc một bệnh nhân thở máy phải đòi hỏi có ca kíp, phải được đào tạo hồi sức.
Để đảm bảo đủ nhân lực điều trị bệnh nhân COVID trước tình trạng dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp như hiện nay, tại BV Thanh Nhàn các bác sĩ phải tăng cường thời gian làm việc cũng như công năng làm việc. Tất cả các bác sĩ ở các chuyên ngành phải đào tạo lại, cập nhật thêm các kiến thức về dịch bệnh COVID-19.
Các bác sĩ sẽ thực hiện nhiệm vụ kép, luân phiên điều trị bệnh nhân thông thường và bệnh nhân COVID-19. Thời gian này lên khu vực dịch, hết thời gian cách ly sẽ trở về khám chữa bệnh thông thường.
Theo BS. Hường, các nhân viên y tế phường không tiếp xúc nhiều với bệnh nhân, nên rất khó phân định chuyển tầng cho người bệnh. Do vậy, mong muốn thời gian tới, ngành y tế sẽ tập huấn thêm cho các nhân viên y tế phường để họ có thêm kiến thức chuyên môn, khi phát hiện bệnh nhân họ sẽ có hướng xử lý đúng, tránh trường hợp phân tầng bệnh nhân không đúng, gây quá tải cho tuyến trên.
Đồng thời cũng tạo nên sự tin tưởng của người dân, họ sẽ yên tâm theo dõi tại nhà, tránh tình trạng tự ý di chuyển gây ra nhiều khó khăn và nguy cơ lây lan cao hơn.
Nguồn: SKĐS