Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Kỳ họp thứ 3 – HĐND TP. Hà Nội khóa XVI ngày 9/12, Phó Chủ tịch UBND Chử Xuân Dũng đã thông tin về công tác phòng, chống dịch trong suốt thời gian vừa qua.
Theo ông Chử Xuân Dũng, trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4 đến nay), Hà Nội ghi nhận tổng số 14.925 ca, trong đó, 5.443 ca ngoài cộng đồng. Trước tình hình đó, Thành phố đã ban hành Phương án số 182, số 263 về đáp ứng thu dung điều trị “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”. Thực hiện cải tạo, nâng cấp, đầu tư hệ thống khí y tế tại 32 bệnh viện trực thuộc Sở Y tế, với tổng số khoảng 3.200 giường bệnh có hệ thống ô xy y tế đầu giường. 30/30 quận, huyện, thị xã thành lập cơ sở thu dung điều trị F0 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ. Hiện nay, 23 quận, huyện đã tiếp nhận, điều trị bệnh nhân F0 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ, tổng số 999 người.
Đến nay, tổng số các khu cách ly tập trung đã kiểm tra, rà soát và tổ chức thành lập trên địa bàn thành phố là 582 cơ sở/119.389 chỗ. Hiện có 38 cơ sở/16.772 chỗ đã kích hoạt, đang quản lý cách ly đối với 3.448 công dân.
Toàn thành phố cũng đã rà soát 30/30 quận, huyện thị xã với 2.109.525 hộ dân, trong đó, 804.631 hộ đủ điều kiện cách ly (F1) tại nhà, đồng thời, phê duyệt 18 cơ sở lưu trú làm nơi cách ly (F1), hiện đã cách ly được 403 trường hợp.
- Từ ngày 11/10/2021 đến nay, thành phố đã 686.592 mẫu.
- Người từ 18 tuổi: Tiêm mũi 1 đạt 94,3%; Tiêm mũi 2 đạt 85%.
- Người trên 50 tuổi: Tiêm mũi 1 đạt 88,1%; Tiêm mũi 2 đạt 83,6%.
- Trẻ em từ 15-17 tuổi: tiêm mũi 1 đạt 94,9%.
- Trẻ em từ 12-14 tuổi: tiêm mũi 1 đạt 75,9% và Thành phố đang tiếp tục tiêm cho trẻ em theo tiến độ cấp vaccine của Bộ Y tế.
Ông Chữ Xuân Dũng thông tin, từ thực tế công tác phòng, chống dịch, đã có một số kinh nghiệm bước đầu được đúc kết. Đó là sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, đồng bộ, thống nhất, xuyên suốt và nhất quán từ thành phố đến cơ sở; lấy người dân là trung tâm, là chủ thể trong phòng, chống dịch.
Đáng chú ý, toàn thành phố đã thực hiện linh hoạt, hiệu quả trong việc xét nghiệm, điều trị, cách ly theo diễn biến dịch bệnh và điều kiện triển khai thực tế trên địa bàn. Chủ động các phương án thiết lập hệ thống hồi sức, chăm sóc, điều trị giảm tử vong, hình thành trạm y tế lưu động để cung cấp các dịch vụ y tế cho người dân từ sớm, từ xa, ngay tại cơ sở, tại nhà; chủ động vaccine, thuốc điều trị, oxy y tế.
Ngoài ra, để có được những kết quả phòng, chống dịch nêu trên, Hà Nội đã huy động, điều phối có hiệu quả với số lượng lớn các lực lượng y tế, quân đội, công an và các lực lượng tuyến đầu tham gia công tác phòng chống dịch.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Chử Xuân Dũng khẳng định, Hà Nội luôn chủ động, chuẩn bị phương án phòng, chống dịch ở cấp độ cao hơn để không bị động, bất ngờ khi có tình huống xấu xảy ra, song song với việc hồi phục các hoạt động kinh tế, xã hội, giao thương, đi lại người dân được đảm bảo.
Đồng thời, thành phố đã triển khai phân cấp cho các địa phương chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch đảm bảo an toàn, linh hoạt, hiệu quả, phát triển kinh tế xã hội. Thực hiện đánh giá cấp độ dịch định kỳ để làm cơ sở thực hiện áp dụng các biện pháp hành chính phù hợp, không gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, sự đi lại của người dân.
Nguồn; SKĐS
Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Kỳ họp thứ 3 – HĐND TP. Hà Nội khóa XVI ngày 9/12, Phó Chủ tịch UBND Chử Xuân Dũng đã thông tin về công tác phòng, chống dịch trong suốt thời gian vừa qua.
Theo ông Chử Xuân Dũng, trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4 đến nay), Hà Nội ghi nhận tổng số 14.925 ca, trong đó, 5.443 ca ngoài cộng đồng. Trước tình hình đó, Thành phố đã ban hành Phương án số 182, số 263 về đáp ứng thu dung điều trị “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”. Thực hiện cải tạo, nâng cấp, đầu tư hệ thống khí y tế tại 32 bệnh viện trực thuộc Sở Y tế, với tổng số khoảng 3.200 giường bệnh có hệ thống ô xy y tế đầu giường. 30/30 quận, huyện, thị xã thành lập cơ sở thu dung điều trị F0 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ. Hiện nay, 23 quận, huyện đã tiếp nhận, điều trị bệnh nhân F0 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ, tổng số 999 người.
Đến nay, tổng số các khu cách ly tập trung đã kiểm tra, rà soát và tổ chức thành lập trên địa bàn thành phố là 582 cơ sở/119.389 chỗ. Hiện có 38 cơ sở/16.772 chỗ đã kích hoạt, đang quản lý cách ly đối với 3.448 công dân.
Toàn thành phố cũng đã rà soát 30/30 quận, huyện thị xã với 2.109.525 hộ dân, trong đó, 804.631 hộ đủ điều kiện cách ly (F1) tại nhà, đồng thời, phê duyệt 18 cơ sở lưu trú làm nơi cách ly (F1), hiện đã cách ly được 403 trường hợp.
- Từ ngày 11/10/2021 đến nay, thành phố đã 686.592 mẫu.
- Người từ 18 tuổi: Tiêm mũi 1 đạt 94,3%; Tiêm mũi 2 đạt 85%.
- Người trên 50 tuổi: Tiêm mũi 1 đạt 88,1%; Tiêm mũi 2 đạt 83,6%.
- Trẻ em từ 15-17 tuổi: tiêm mũi 1 đạt 94,9%.
- Trẻ em từ 12-14 tuổi: tiêm mũi 1 đạt 75,9% và Thành phố đang tiếp tục tiêm cho trẻ em theo tiến độ cấp vaccine của Bộ Y tế.
Ông Chữ Xuân Dũng thông tin, từ thực tế công tác phòng, chống dịch, đã có một số kinh nghiệm bước đầu được đúc kết. Đó là sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, đồng bộ, thống nhất, xuyên suốt và nhất quán từ thành phố đến cơ sở; lấy người dân là trung tâm, là chủ thể trong phòng, chống dịch.
Đáng chú ý, toàn thành phố đã thực hiện linh hoạt, hiệu quả trong việc xét nghiệm, điều trị, cách ly theo diễn biến dịch bệnh và điều kiện triển khai thực tế trên địa bàn. Chủ động các phương án thiết lập hệ thống hồi sức, chăm sóc, điều trị giảm tử vong, hình thành trạm y tế lưu động để cung cấp các dịch vụ y tế cho người dân từ sớm, từ xa, ngay tại cơ sở, tại nhà; chủ động vaccine, thuốc điều trị, oxy y tế.
Ngoài ra, để có được những kết quả phòng, chống dịch nêu trên, Hà Nội đã huy động, điều phối có hiệu quả với số lượng lớn các lực lượng y tế, quân đội, công an và các lực lượng tuyến đầu tham gia công tác phòng chống dịch.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Chử Xuân Dũng khẳng định, Hà Nội luôn chủ động, chuẩn bị phương án phòng, chống dịch ở cấp độ cao hơn để không bị động, bất ngờ khi có tình huống xấu xảy ra, song song với việc hồi phục các hoạt động kinh tế, xã hội, giao thương, đi lại người dân được đảm bảo.
Đồng thời, thành phố đã triển khai phân cấp cho các địa phương chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch đảm bảo an toàn, linh hoạt, hiệu quả, phát triển kinh tế xã hội. Thực hiện đánh giá cấp độ dịch định kỳ để làm cơ sở thực hiện áp dụng các biện pháp hành chính phù hợp, không gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, sự đi lại của người dân.
Nguồn; SKĐS