HARDI
  • vi Tiếng Việt
  • en English
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin tức
  • Đào tạo
  • Đọc Mỗi Ngày
  • Tài nguyên
  • Liên hệ
No Result
View All Result
SUBSCRIBE
HARDI
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin tức
  • Đào tạo
  • Đọc Mỗi Ngày
  • Tài nguyên
  • Liên hệ
No Result
View All Result
HARDI
No Result
View All Result
Home Tin tức

Hà Nội: F0 nào được và không được điều trị tại trạm y tế lưu động?

Admin by Admin
in Tin tức
0
Hà Nội: F0 nào được và không được điều trị tại trạm y tế lưu động?
74
SHARES
1.2k
VIEWS
Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter

Ngày 21/11, Sở Y tế Hà Nội có Công văn khẩn gửi UBND các quận, huyện, thị xã về hướng dẫn triển khai cơ sở thu dung, điều trị người bệnh COVID-19 tại các địa phương.

Trước đó, UBND Hà Nội quyết định từ 17/11 thí điểm thu dung điều trị bệnh nhân COVID-19 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ trên địa bàn xã phường, thị trấn.

Theo hướng dẫn mới ban hành của Sở Y tế Hà Nội, cơ quan này đề nghị UBND cấp quận phối hợp chỉ đạo các đơn vị chức năng trên địa bàn triển khai thành lập cơ sở thu dung, điều trị người bệnh COVID-19 (gọi là trạm y tế lưu động) không triệu chứng và triệu chứng nhẹ tại các địa bàn xã, phường, thị trấn.

Các trạm y tế lưu động này được thu dung, khám, điều trị cho F0 nhẹ, không triệu chứng tại quận, huyện, thị xã; đồng thời phát hiện sớm, xử trí cấp cứu, kịp thời chuyển viện khi người bệnh tiến triển ở mức độ vừa và nặng.

Sở Y tế nêu rõ: Các trạm y tế lưu động không tiếp nhận các F0 là phụ nữ mang thai, người mắc bệnh lý nền; chỉ tiếp nhận F0 không có triệu chứng lâm sàng hoặc mức độ nhẹ. Các triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu như: Sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, tê lưỡi… Bệnh nhân đồng thời không có các dấu hiệu của viêm phổi hoặc thiếu ôxy, nhịp thở dưới 20 lần/phút, SpO2 trên 96% khi thở khí trời.

Các trạm y tế lưu động phải có biển cảnh báo nền đỏ, chữ vàng “Trạm y tế lưu động – cơ sở thu dung, điều trị người bệnh COVID-19: Không nhiệm vụ miễn vào”. Ngoài ra, các trạm y tế lưu động phải bảo đảm kiểm soát và ngăn ngừa lây nhiễm SARS-CoV-2 ra cộng đồng.

Theo Sở Y tế Hà Nội, trạm y tế lưu động có 1 xe ô tô chuyên dụng, nhân viên y tế cho 1 kíp có 5 người (gồm: 1 bác sĩ phụ trách, 2 điều dưỡng, 1 kỹ thuật viên, điều dưỡng xét nghiệm và 1 dược sĩ). Căn cứ số lượng người bệnh có thể bố trí kíp nhân lực y tế phù hợp, bảo đảm điều kiện hoạt động của cơ sở.

Tại mỗi trạm y tế lưu động được chia làm 3 khu: Khu vực đón tiếp, phân loại bệnh nhân; khu hành chính, hậu cần; khu cách ly, điều trị. Riêng khu vực cách ly, điều trị được chia làm 2 loại đối tượng người bệnh, đó là phòng điều trị F0 khỏe mạnh, không triệu chứng và phòng điều trị F0 triệu chứng nhẹ: Hắt hơi, sổ mũi, ho khan… Ngoài ra, buồng bệnh bảo đảm thông thoáng, phòng bệnh của nam và nữ riêng biệt…

Dự kiến, Hà Nội sẽ thành lập 508 trạm y tế lưu động, trong đó có 20 trạm y tế xã được đặt tại khu công nghiệp, khu chế xuất./.

Nguồn: Suckhoedoisong.vn

Bạn cũng có thể thích

Hưởng ứng Ngày An toàn người bệnh Thế giới năm 2024 với thông điệp “CHẨN ĐOÁN CHÍNH XÁC-ĐIỀU TRỊ AN TOÀN”

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca

Sự cống hiến – năng lực và lòng nhân ái của người điều dưỡng

Ngày 21/11, Sở Y tế Hà Nội có Công văn khẩn gửi UBND các quận, huyện, thị xã về hướng dẫn triển khai cơ sở thu dung, điều trị người bệnh COVID-19 tại các địa phương.

Trước đó, UBND Hà Nội quyết định từ 17/11 thí điểm thu dung điều trị bệnh nhân COVID-19 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ trên địa bàn xã phường, thị trấn.

Theo hướng dẫn mới ban hành của Sở Y tế Hà Nội, cơ quan này đề nghị UBND cấp quận phối hợp chỉ đạo các đơn vị chức năng trên địa bàn triển khai thành lập cơ sở thu dung, điều trị người bệnh COVID-19 (gọi là trạm y tế lưu động) không triệu chứng và triệu chứng nhẹ tại các địa bàn xã, phường, thị trấn.

Các trạm y tế lưu động này được thu dung, khám, điều trị cho F0 nhẹ, không triệu chứng tại quận, huyện, thị xã; đồng thời phát hiện sớm, xử trí cấp cứu, kịp thời chuyển viện khi người bệnh tiến triển ở mức độ vừa và nặng.

Sở Y tế nêu rõ: Các trạm y tế lưu động không tiếp nhận các F0 là phụ nữ mang thai, người mắc bệnh lý nền; chỉ tiếp nhận F0 không có triệu chứng lâm sàng hoặc mức độ nhẹ. Các triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu như: Sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, tê lưỡi… Bệnh nhân đồng thời không có các dấu hiệu của viêm phổi hoặc thiếu ôxy, nhịp thở dưới 20 lần/phút, SpO2 trên 96% khi thở khí trời.

Các trạm y tế lưu động phải có biển cảnh báo nền đỏ, chữ vàng “Trạm y tế lưu động – cơ sở thu dung, điều trị người bệnh COVID-19: Không nhiệm vụ miễn vào”. Ngoài ra, các trạm y tế lưu động phải bảo đảm kiểm soát và ngăn ngừa lây nhiễm SARS-CoV-2 ra cộng đồng.

Theo Sở Y tế Hà Nội, trạm y tế lưu động có 1 xe ô tô chuyên dụng, nhân viên y tế cho 1 kíp có 5 người (gồm: 1 bác sĩ phụ trách, 2 điều dưỡng, 1 kỹ thuật viên, điều dưỡng xét nghiệm và 1 dược sĩ). Căn cứ số lượng người bệnh có thể bố trí kíp nhân lực y tế phù hợp, bảo đảm điều kiện hoạt động của cơ sở.

Tại mỗi trạm y tế lưu động được chia làm 3 khu: Khu vực đón tiếp, phân loại bệnh nhân; khu hành chính, hậu cần; khu cách ly, điều trị. Riêng khu vực cách ly, điều trị được chia làm 2 loại đối tượng người bệnh, đó là phòng điều trị F0 khỏe mạnh, không triệu chứng và phòng điều trị F0 triệu chứng nhẹ: Hắt hơi, sổ mũi, ho khan… Ngoài ra, buồng bệnh bảo đảm thông thoáng, phòng bệnh của nam và nữ riêng biệt…

Dự kiến, Hà Nội sẽ thành lập 508 trạm y tế lưu động, trong đó có 20 trạm y tế xã được đặt tại khu công nghiệp, khu chế xuất./.

Nguồn: Suckhoedoisong.vn

Share30Tweet19
Admin

Admin

Có thể bạn quan tâm

Hưởng ứng Ngày An toàn người bệnh Thế giới năm 2024 với thông điệp “CHẨN ĐOÁN CHÍNH XÁC-ĐIỀU TRỊ AN TOÀN”

by Admin
0
Hưởng ứng Ngày An toàn người bệnh Thế giới năm 2024 với thông điệp “CHẨN ĐOÁN CHÍNH XÁC-ĐIỀU TRỊ AN TOÀN”

Ngày An Toàn người bệnh Thế giới là một trong những Ngày sức khỏe cộng đồng quan trọng do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đề xuất,...

Read more

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca

by Tran Thanh Long
0

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây máu đông (Chinhphu.vn) – Trước thông tin AstraZeneca lần đầu tiên thừa nhận vaccine COVID-19...

Read more

Sự cống hiến – năng lực và lòng nhân ái của người điều dưỡng

by Tran Thanh Long
0
Sự cống hiến – năng lực và lòng nhân ái của người điều dưỡng

💐💐💐Hôm nay, trong những ngày đầu tháng 5 - tháng tôn vinh vai trò người điều dưỡng, hộ sinh, tôi xin giới thiệu giải thưởng❤️ DAISY Honoree❤️ dành...

Read more

Top 10 chuyên ngành bác sĩ có tỷ lệ trầm cảm cao nhất tại Hoa Kỳ

by Tran Thanh Long
0
Top 10 chuyên ngành bác sĩ có tỷ lệ trầm cảm cao nhất tại Hoa Kỳ

Top 10 chuyên ngành bác sĩ có tỷ lệ trầm cảm cao nhất tại Hoa Kỳ By Sara Berg, MS, News Editor AMA RECOVERY PLAN FOR PHYSICIAN Giờ...

Read more

Giải thưởng DAISY dành trái tim Điều dưỡng nhân hậu

by Tran Thanh Long
0
Giải thưởng DAISY dành trái tim Điều dưỡng nhân hậu

Món quà dành cho tháng 5 "tháng nhận thức về sức khỏe tinh thần" và trái tim nhân hậu. Tôi muốn giới thiệu về giải thưởng DAISY Honoree...

Read more
Next Post
Hà Nội thêm 218 ca mới, 100 ca cộng đồng tại 24 quận/huyện

Hà Nội thêm 218 ca mới, 100 ca cộng đồng tại 24 quận/huyện

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin liên quan

Ca mắc COVID-19 ở Đồng Nai đang tăng

600 người dân xã Kỳ Xuân được khám, cấp thuốc miễn phí

TP.HCM sẵn sàng các đội tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 – dưới 12 tuổi

Chuyên mục

  • Đọc Mỗi Ngày
  • Hoạt động
  • Tài nguyên
  • Tin tức
HARDI

Chuyên mục

  • Đọc Mỗi Ngày
  • Hoạt động
  • Tài nguyên
  • Tin tức

Chính sách

  • Chính sách bảo mật

© 2022 Hardi.vn - Viện Đánh giá Chất lượng và Phát triển nguồn nhân lực Y tế.

  • vi Tiếng Việt
  • en English
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin tức
  • Đào tạo
  • Đọc Mỗi Ngày
  • Tài nguyên
  • Liên hệ

© 2022 Hardi.vn - Viện Đánh giá Chất lượng và Phát triển nguồn nhân lực Y tế.

Are you sure want to unlock this post?
Unlock left : 0
Are you sure want to cancel subscription?